Những địa chỉ ẩm thực Việt đắt khách tại nhiều quốc gia
Không chỉ ghi điểm với thực khách trong nước, loạt địa chỉ ẩm thực của Việt Nam trên khắp thế giới còn được bạn bè quốc tế yêu thích.
Thường xuyên xuất hiện trên những thước phim truyền hình nổi tiếng, Emời là quán phở Việt nằm tại trung tâm quận Mapo, Seoul (Hàn Quốc). Quán ăn gây ấn tượng bởi đồ dùng đựng thức ăn mang đậm phong cách truyền thống Việt. Đến đây, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn Việt như bánh xèo, bún nem chả, phở bò… Đồ ăn được biến tấu để hợp với khẩu vị người Hàn nên rất được ưa chuộng. Năm 2018, Emời vào danh sách Michelin Guide, hạng mục Bib Gourmand dành cho những nhà hàng ngon và có mức giá hợp lý. Ảnh: Dahae, haru.
Sau gần 40 năm chinh phục thực khách Việt, Phở Thìn tiếp tục khẳng định vị thế ở Melbourne (Australia). Quán không chỉ thu hút người Việt xa quê mà còn được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Địa chỉ ẩm thực này luôn đông khách đến thưởng thức tô phở đậm chất Hà thành. Ảnh: Goodfoodau, foodiejacie.
Video đang HOT
Mở bán vào hồi tháng 5/2019, bánh mì Phượng Hội An được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân Hàn Quốc. Đến đây, thực khách không chỉ thưởng thức những chiếc bánh mì thơm ngon mà còn tranh thủ ghi lại tấm hình check-in đậm chất Hội An giữa lòng Seoul. Ảnh: Ga_eun_emo, inner_peace.
Từng chia sẻ với Zing, chủ quán bánh mì Phượng cho biết thực đơn quán tại Hàn Quốc được giữ nguyên giống ở Hội An. Men bánh mì được nhập khẩu từ Việt Nam nên món ăn đạt chuẩn khoảng 70-80% hương vị gốc. Ảnh: Jinidot, dunigttbjorn.
Với không gian bình dân đậm chất đường phố Việt Nam, quán Hiếu Tử đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng ngay khi xuất hiện tại Yongsan (Hàn Quốc) vào đầu tháng 8 vừa qua. Từ bộ bàn ghế nhựa xanh đỏ đến biển hiệu, không gian quán ấn tượng với giới trẻ Hàn Quốc. Ảnh: Hieutu_seoul, eudiny_insta.
Quán phục vụ những món ăn quen thuộc của người Việt như phở gà, nem rán, bún giò heo… với mức giá dao dộng từ 1.000-11.000 won (tương đương 20.000- 215.000 đồng). Ảnh: Eudiny_insta, hyunwoo.j.
Nằm ngay giữa lòng thủ đô Seoul, Hoi An Roastery là quán cà phê thu hút thực khách bởi phong cách thiết kế ấn tượng mang dấu ấn Việt Nam. Quán được ví như Hội An thu nhỏ trên đất Hàn. Bước vào đây, bạn sẽ ngỡ ngàng bởi nét dịu nhẹ, quen thuộc của tường xanh, bàn ghế mộc mạc, nón lá và những vật dụng trang trí mang nét cổ xưa của Việt Nam. Không chỉ là địa chỉ thu hút thực khách xứ kim chi, đây còn là nơi người Việt xa quê tìm về những nét thân thuộc. Thực đơn của quán đa dạng, món cà phê phin được giới trẻ Hàn tỏ ra thích thú. Ảnh: Hannalatte, no.seultress.
Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa tháp không có món này
Sống ở TP.HCM, tôi rất thích lê la quán xá cùng các bạn người Việt vì món ăn Việt rất ngon. Có lúc, các bạn thấy tôi nhớ nhà nên rủ đi ăn món Thái. Và nhiều chuyện bất ngờ pha lẫn khôi hài đến từ đây.
Món Som Tum (gỏi đu đủ) chua chua cay cay rất dễ "gây nghiện". Ảnh: MANANYA.
Ở Thái không có lẩu Thái
Nhiều món ăn nổi tiếng Sài Gòn có tên gắn với chữ "Thái" khiến tôi vô cùng tò mò khi nghe đến, đặc biệt là lẩu Thái và chè Thái. Tôi rất ngạc nhiên khi biết nhiều hàng quán bán hai món này, thậm chí có cả một con đường sầm uất bán chè Thái. Nhưng... ở Thái Lan, không hề có món lẩu Thái và chè Thái giống vậy!
Cứ nói đến đồ ăn Thái là mặc định vị cay nồng và chua, nên nồi lẩu Thái ở Sài Gòn cũng theo đó có màu cam đỏ như màu ớt và rau ăn kèm là các loại hợp vị chua, còn thịt hay hải sản thì tùy ý người gọi. Ăn đến lần thứ 3 thì tôi ngẫm ra, có lẽ lẩu Thái ở Sài Gòn lai giữa 2 món ăn Geang Som và Tomyum phổ biến ở Thái Lan.
Geang Som là món canh rau thập cẩm, thường gặp nhất là rau muống. Khi nấu, người Thái giã ớt đỏ khô, ớt hiểm khô, hành tím, rễ của cây lưỡi cọp, mắm ruốc trong cối đá rồi hòa vào nước, nấu sôi lên, cho rau và thêm gia vị gồm nước me, đường được làm từ dừa, nước mắm và chanh. Món ăn này có vị chua, cay, mặn, ngọt và ít béo.
Tod Man (chả cá cay), một trong những món Thái được người nước ngoài ưa thích. Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Khao Moo Daeng (cơm xá xíu). Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Trong khi đó, Tomyum là món súp nấu từ các loại cây gia vị và không có rau. Khi nấu nước dùng, bắt buộc phải có củ riềng, sả, hành tím và lá chanh Thái, nêm bằng nước mắm, ớt, chanh và ngò gai. Một số vùng còn cho thêm sữa vào món Tomyum. Cả Geang Som và Tomyum đều dùng chung với cơm.
Còn món chè Thái thì đến bây giờ tôi vẫn chưa nghĩ ra là sự kết hợp của những món tráng miệng nào ở Thái Lan.
Khao Soi (hủ tiếu cà ri), một trong những đặc sản của miền Bắc Thái Lan. Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Những bữa cơm Việt giản dị trên đất Mỹ Để đỡ nhớ hương vị quê hương ở nơi xa xứ, ngày nào trên mâm cơm gia đình chị Hiền cũng có món ăn Việt. Ông xã và 2 con nhỏ của chị đều yêu thích các món Việt. 5 năm kết hôn theo chồng sang Mỹ, hiện nay chị Hiền (35 tuổi) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc bên ông xã...