Những chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh
Pickleball hiện đang trở thành một trong những môn thể thao phổ biến, không chỉ mang lại niềm vui mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu không được tập luyện đúng cách, người chơi có thể đối mặt với nguy cơ chấn thương, làm gián đoạn niềm vui và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh minh họa
Pickleball là bộ môn phù hợp cho mọi lứa tuổ.i, từ thanh niên cho đến người lớn tuổ.i, bởi tính chất nhẹ nhàng và không quá đòi hỏi về mặt thể lực. Chơi Pickleball đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và khả năng phối hợp, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, như bất kỳ môn thể thao nào, Pickleball cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương nếu người chơi không cẩn thận. Những chấn thương phổ biến bao gồm bong gân, căng cơ, rách cơ, viêm gân hoặc chấn thương do ngã.
Một trường hợp điển hình là bệnh nhân Nguyễn Thành Tr (45 tuổ.i), được điều trị tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân bị đứt gân cơ trên gai vai trái do chơi Pickleball. Sau phẫu thuật và quá trình phục hồi với các phương pháp điều trị vật lý trị liệu hiện đại như điện xung, siêu âm, sóng ngắn kết hợp các bài tập làm mạnh cơ vùng vai, bệnh nhân đã cải thiện đáng kể chức năng vận động chỉ sau 4 tuần.
Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp khác bị chấn thương mắt cá chân, đầu gối, vai, khuỷu tay hoặc lưng. Đặc biệt, các chấn thương do ngã có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng như gãy xương hoặc chấn thương đầu, cần được xử lý kịp thời.
Để phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball, việc khởi động kỹ càng và tuân thủ nguyên tắc tập luyện điều độ là rất quan trọng. Người chơi nên tập trung vào việc cải thiện sức bền và độ dẻo dai của cơ bắp thông qua các bài tập hỗ trợ. Ví dụ, nâng gót chân giúp tăng cường sức mạnh mắt cá chân, nâng chân nằm nghiêng bảo vệ khớp gối, hay tập giữ thăng bằng một chân giúp giảm nguy cơ ngã.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi giữa các buổi chơi, sử dụng giày thể thao phù hợp, và luôn giữ cơ thể đủ nước cũng là những yếu tố không thể thiếu. Người chơi cần lắng nghe cơ thể, dừng ngay khi có dấu hiệu đau và tìm đến bác sĩ nếu cần thiết. Đặc biệt, người cao tuổ.i, người bị loãng xương hoặc có tiề.n sử thoát vị đĩa đệm nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tham gia.
Video đang HOT
8 lỗi tập yoga phổ biến cần tránh để không bỏ cuộc
Hầu hết mọi người đều biết lợi ích của tập yoga với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng duy trì được lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn tránh xa một số lỗi yoga phổ biến sẽ giúp bạn tập luyện an toàn.
1. Không tập trung vào hơi thở khi tập yoga
Khi tập yoga, điểm trọng tâm hít vào, thở ra một cách nhịp nhàng. Do đó, nếu không đồng bộ hơi thở với chuyển động có thể làm giảm sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể cũng như tác dụng của từng tư thế.
Hơn nữa, không chú trọng vào hơi thở còn có thể gây đau đầu, khó tập trung khi làm việc hoặc không tập được những động tác yoga độ khó cao và dễ nản lòng do cảm thấy bản thân không tiến bộ.
Không kết hợp nhịp nhàng hơi thở với các tư thế là lỗi thường gặp khi tập yoga.
2. Đẩy giới hạn quá mức
Mọi hình thức tập luyện đều hướng đến mục đích nâng cao giới hạn của bản thân nhưng nếu ép cơ thể vào các tư thế yoga khó quá sớm có thể dẫn đến chấn thương ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối...
Bên cạnh đó, yoga là dạng các bài tập cần thực hiện chậm rãi và đều đặn nên bạn không cần phải vội vàng đẩy cao giới hạn của bản thân mà nên tập luyện trong khả năng có thể để thấy được lợi ích của hoạt động thể chất này.
3. Bỏ qua phần khởi động
Giống như bất kỳ hoạt động thể chất nào khác cần phải khởi động trước khi tập để làm ấm cơ bắp, giảm nguy cơ căng cơ quá mức và chấn thương. Khi tập yoga cũng vậy, nếu bạn bỏ qua phần này có thể gây căng cơ dẫn đến đau mỏi.
Do đó, tốt nhất bạn nên khởi động bằng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng hoặc các chuyển động nhẹ nhàng để làm ấm cơ, chuẩn bị cho cơ thể thực hiện các tư thế yoga tiếp theo.
4. Căn chỉnh không đúng
Với mỗi động tác yoga nếu không căn chỉnh đúng khoảng cách, vị trí của chân hoặc tay hay thắt lưng... sẽ gây sai tư thế, thậm chí đau nhức và chấn thương lâu dài.
Chính điều này dễ khiến bạn 'sợ' và bỏ dở giữa chừng ngay khi mới tập. Do đó, để có thể căn chỉnh đúng khi tập yoga, bạn nên sử dụng hỗ trợ từ các dụng cụ như gạch tập hay dây tập, vòng tập... hoặc từ người hướng dẫn.
5. Vội vã thực hiện các tư thế
Yoga đòi hỏi sự kiên nhẫn nên nếu di chuyển quá nhanh giữa các tư thế, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để các cơ và khớp được hoạt động, kích hoạt hoàn toàn.
Chính vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích từ các bài tập yoga với tâm trí, cơ thể và duy trì đều đặn thì người tập không nên vội vã thay đổi mà cần dành thời gian để cảm nhận từng tư thế.
6. Bỏ qua các cơn đau nhức
Khi thực hiện bất kỳ tư thế yoga nào mà có biểu hiện đau nhói, căng cơ quá mức... thì nên dừng lại và không nên bỏ qua biểu hiện này vì đó có thể là dấu hiệu bạn thực hiện không đúng cách hay vượt quá khả năng của cơ thể.
Nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và dễ khiến bạn bỏ cuộc do đau và chán nản.
Không nên bỏ qua các biểu hiện đau nhức khi tập yoga.
7. Hay so sánh
Mỗi cơ thể có đặc điểm và khả năng khác nhau. Vì vậy, bạn không nên so sánh tiến trình của mình với những người khác trong lớp yoga. Vì khi so sánh sẽ khiến bạn tự hỏi "Tại sao mình không thể làm được nếu anh ấy/cô ấy có thể?" và gây cảm giác thất vọng.
Đây là một lỗi khi tập yoga phổ biến mà mọi người mắc phải và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tập bỏ cuộc. Do đó, khi tập yoga, bạn chỉ cần tập trung vào khả năng và sự tiến bộ của bản thân, tuyệt đối không so sánh mình với người khác.
8. Không nhất quán
Tính nhất quán khi tập yoga đồng nghĩa với kỷ luật và sự đều đặn. Nếu không thực hiện thường xuyên, hàng ngày dễ khiến các cơ căng cứng do không được kéo giãn thường xuyên, gượng gạo, đau khi vào tư thế, nhất là các tư thế có đòi hỏi kéo giãn cao như xoạc ngang, xoạc dọc...
Hơn nữa, tập yoga ngắt quãng, không thường xuyên còn khiến bạn nản chí do không cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân và lợi ích với sức khỏe.
Vì vậy, để nhận được lợi ích tối đa từ các bài tập yoga, bạn nên thực hiện một cách nhất quán, đều đặn hàng ngày.
Âm thanh ở khớp báo hiệu điều gì? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khớp lại phát ra âm thanh không? Mức độ nghiêm trọng của âm thanh nơi khớp vai phụ thuộc vào độ tuổ.i. (Ảnh: ITN) Theo báo cáo từ Daily Mail, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Anh Peter Blossom cho biết: "Những tiếng động phát ra từ khớp không đau thì không có gì...