Những cách đơn giản tránh bị dị ứng
Có nhiều cách đơn giản để giảm tác nhân gây dị ứng trong nhà bạn, từ việc lau dọn đến hút bụi thường xuyên, và làm giảm độ ẩm.
Dưới đây là 9 bước đơn giản nhất bạn có thể bắt đầu từ hôm nay.
Giữ cho nhà mát và khô
Nhà mát và khô sẽ tránh được hiện tượng mốc và bọ sinh sôi. Sau 18 tháng nghiên cứu, Larry Arlian, giáo sư sinh vật học tại Đại học Wright ở Dayton (Mỹ) phát hiện mật độ bọ ve và các tác nhân khác giảm đáng kể trong nhà khi độ ẩm dưới 50%.
Để duy trì độ ẩm này, bạn cần sử dụng máy điều hòa có tính năng làm khô.
Vứt bỏ các đồ vật ẩm ướt quá lâu
Nếu chiếc thảm trong nhà bạn bị ướt (chẳng hạn sau trận lụt hoặc tràn ống nước), nên giặt sạch và phơi khô trong vòng 24 tiếng. Nếu không làm được điều đó, hãy bỏ nó đi, vì mốc rất thích mọc trên vật liệu này.
Cũng nên vứt bỏ những chiếc rèm, ngói, đồ chơi ít sử dụng và đồ đạc có vỏ bọc nếu chúng ngấm nước và bạn không thể giặt, phơi khô ngay.
Nếu bắt buộc phải có thảm, hãy chọn cái nhỏ thôi. Hãy chọn các loại vật liệu lót sàn không có bề mặt mềm, hay dễ thấm nước.
Hút bụi thường xuyên
Video đang HOT
Nếu bạn có thảm treo tường, hãy hút bụi thường xuyên. Hút bụi các tấm thảm ít nhất mỗi lần một tuần, hoặc nhờ bạn bè, người thân không bị dị ứng làm việc này.
Luôn giữ cho nhà bạn thoáng mát và khô ráo
Đảm bảo trong nhà không có khói thuốc
Khói thuốc lá gây kích thích mạch. Người có cơ địa dị ứng khi ngửi phải khói thuốc có thể lên cơn hen hoặc các triệu chứng bộc phát toàn thân.
Thông gió nhà
Nếu độ ẩm không phải là vấn đề ở khu vực nơi bạn ở, hãy mở cửa sổ và cửa lớn để lưu thông gió và đuổi khí ô nhiễm, chất gây dị ứng. Nếu bạn dị ứng với phấn hoa có thể bay qua cửa sổ, hãy mua màn chắn phấn hoa che ở các cửa này.
Giảm tối đa các đồ dùng tạo mùi trong nhà
Hãy cẩn trọng với tất cả các món đồ có mùi, dù là mùi thơm như nến hay chất tạo mùi hương trong phòng, hãy tránh xa chúng hoàn toàn. Những chất này còn bao gồm sơn, nước hoa và nước tẩy rửa. Chúng có thể kích thích đường hô hấp và khiến cho tình trạng dị ứng, hen của bạn trầm trọng thêm.
Lau bụi thường xuyên
Tuần một lần bạn nên lau các bề mặt cứng và sàn nhà bằng giẻ ướt, sạch. Đừng dùng khăn khô hoặc khăn lông để lau, vì chúng sẽ tung bụi trở lại không khí.
Trang trí nhà đơn giản
Đồ gốm, thú nhồi bông, hoa khô… có thể giúp khẳng định cá tính của gia chủ, nhưng chúng cũng là các ổ bụi. Hãy sử dụng chúng càng ít càng tốt.
Làm sạch các bộ lọc
Thường xuyên làm sạch hoặc thay thế các bộ lọc của máy điều hòa, máy hút bụi và các vật tương tự. Đây là nơi tích trữ nhiều bụi, nấm nhất.
Theo Giadinh.net
Thuốc lá: Khổ người hút, vạ lây người xung quanh
Mặc dù chỉ thị cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Bộ Y tế bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010 song, tại các bến xe ở Hà Nội, người mua cũng lắm, kẻ bán cũng đông, vô tư xả khói vào mọi người xung quanh.
Mặc dù chỉ thị cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Bộ Y tế bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010 song tất cả những người chúng tôi hỏi chuyện đều không quan tâm, không hề biết đến. Những quán có bán thuốc lá vẫn mọc la liệt ven đường, bên hồ, trong các tiệm net, khu công viên giải trí,... Nhiều nhất phải kể đến ở các bến xe - nơi tập trung mật độ người dày đặc. Chỉ tính riêng trong và xung quanh bến xe Mỹ Đình đã có tới khoảng 50 cửa hàng, quán nước có bán thuốc. Trong đó, đối tượng vào mua thuốc lá nhiều nhất là những người ở độ tuổi 18-35. Bác Hiến, một chủ quán ngoài khu vực bến xe trung bình mỗi ngày bán hết gần một cây thuốc cho nhóm tuổi này.
Chỉ một số ít mua cả bao, còn thông thường là mua lẻ, hút tại chỗ. Ở những khu vực khác như cạnh trường học, nhà hát,... lượng quán bán và người mua thuốc lá nhỏ hơn. Tuy nhiên đa số những người hút vẫn là thanh niên đang đi làm hoặc đã bỏ học.
Một chị bán hàng cạnh cổng trường ĐH Thương mại cho hay một tuần chị bán được khoảng 4-5 bao thuốc. Trong số những người mua thuốc có cả sinh viên, phụ nữ nhưng những đối tượng này rất ít.
Tình hình có vẻ khả quan hơn nhưng người viết cũng không tránh khỏi lo ngại trước cảnh 4 thanh niên Đại học Thương mại vừa nói chuyện vừa châm thuốc trong quán. Cạnh đó, 3 thanh niên một trường đào tạo nghề gọi mua bao thuốc.
Cũng không khỏi ngạc nhiên khi loáng thoáng đôi lần chúng tôi bắt gặp một sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngang nhiên xả khói thuốc trên sân trường. Dường như với nhiều thanh niên, hút thuốc lá đã thành nhu cầu bình thường của đời sống, nên họ cứ "vô tư" thỏa mãn nhu cầu ấy như chuyện ăn, mặc, ngủ, nghỉ hàng ngày.
Vừa hút vừa... sợ bệnh
Một anh xe ôm "không nghiện thuốc lá, chỉ nghiện thuốc lào" giới thiệu tôi với anh đồng nghiệp Nguyễn Trần Bình, một người nghiền thuốc lá có hạng. Ngồi trong quán nước nồng nặc mùi khói thuốc lá, thuốc lào, anh Bình tâm sự: "Mỗi ngày anh hút hết khoảng 25 điếu, chủ yếu là thuốc lá nội. Thường thì cứ vào quán uống nước là mua thuốc. Khi nào buồn, ngồi rỗi, hay suy nghĩ là hút, nhất là lúc đánh tá lả lại càng hút "khỏe" theo phản xạ "cứ cháy hết điếu này lại rút tới điếu khác". Anh cười, vén áo, vỗ bịch bịch vào ngực hỏi tôi: "Em xem anh đã ung thư phổi chưa?".
Cứ nghĩ anh không sợ nhưng bất chợt anh lại hỏi: "Vẫn chưa sản xuất được thuốc cai phải không em? Dạo này anh cũng định bỏ, vì thường thấy ho khan".
Còn anh Quân, khoảng 26 tuổi, bán hàng ở vỉa hè đường Lê Đức Thọ, gần Sân vận động Mỹ Đình, cho hay một ngày anh hút hết khoảng một gói thuốc. Có khi hút lúc ngồi một mình, có lúc hút trước mặt vợ và hai đứa con một và ba tuổi. Anh Quân nói: "Cũng bỏ nhiều lần rồi ấy chứ, nhưng không dứt được".
Không hút nhưng phải hít khói
Mỗi ngày bác Hiến ngồi bán hàng từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối. Trong suốt 12 tiếng đó, không tiếng nào bác không phải hít khói thuốc của khách. Bác bảo: "Cũng sợ lắm, cùng lúc mình hít phải khói của nhiều người chứ đâu chỉ một, nhưng biết sao được, bán hàng thì đành chịu vậy".
Còn với vợ anh Quân, thấy chồng hút thuốc đôi khi chỉ cằn nhằn rồi lại thôi. Nghĩ thương cho hai đứa con anh, còn đang tuổi bú mớm mà vẫn hàng ngày bị luồng khói thuốc độc hại tràn vào lá phổi non nớt. Cũng chỉ vì người lớn vô tâm....
Theo Dân Trí
Tỷ lệ người chết vì thuốc lá nhiều hơn TNGT và đại dịch AIDS Tại Việt Nam khói thuốc "giết" khoảng 40.000 người mỗi năm. So với số ca tử vong do HIV/AIDS là 48.000 ca kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên (năm 1992), hay so với TNGT, mỗi năm 13-14.000 ca tử vong, thì số người chết do khói thuốc gây ra khủng khiếp hơn rất nhiều. Hút 7000 chất độc vào người Không chết...