Những bệnh trẻ có thể mắc do nắng nóng và lời khuyên của chuyên gia nhi khoa
Trong những ngày hè, trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, hô hấp, ngộ độc thực phẩm,… Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh cho trẻ
Hiện đang là mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 32-37 độ C, có thời điểm lên đến 39-40 độ C. Thời tiết nóng cùng với độ ẩm thất thường, môi trường bụi bặm… tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus phát triển và đây cũng nguyên nhân làm gia tăng và phát triển nhiều bệnh tật. Trong khi đó, trẻ nhỏ do chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch nên là đối tượng dễ mắc bệnh trong thời tiết nắng nóng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vào mùa hè, trẻ em dễ mắc nhiều bệnh do sự thay đổi thời tiết. Đặc biệt, nhiều gia đình thường mở điều hòa, trong khi trẻ hiếu động chạy từ phòng điều hòa sang phòng thường; hoặc trẻ em chơi ngoài trời thì sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tai mũi họng hoặc nặng hơn sẽ là viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Bên cạnh đó là các bệnh lý về tiêu hóa do người lớn bảo quản thức ăn không tốt, có thể gây tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Hay các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh về chân tay miệng, sốt xuất huyết cũng rất hay gặp ở trẻ em trong giai đoạn này.
Bác sĩ Dũng cho biết, để giúp trẻ phòng tránh các bệnh mùa hè, phụ huynh cần chú ý vệ sinh cho trẻ thật sạch; chú ý chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong mùa COVID-19 thì phải rửa tay thường xuyên, và đeo khẩu trang. Những trẻ khi có các biểu hiện bệnh lý như sốt, chảy nước mũi hoặc các bệnh lý về truyền nhiễm thì không nên cho đi học, hoặc tập trung ở những nơi đông người, hay chơi với các bạn khác vì dễ lây nhiễm.
Ngoài ra, phụ huynh cũng hạn chế thay đổi đột ngột nhiệt độ điều hòa chênh lệch so với môi trường. Nên để nhiệt độ điều hòa từ 26 độ C đến 28 độ C, không nên để quá thấp. Trước khi ra ngoài nên tắt điều hòa từ 10 đến 15 phút, sau đó mới cho trẻ ra ngoài, bởi vì những sự thay đổi này làm tăng nguy cơ các bệnh cho đường hô hấp.
Trời nắng nóng gay gắt, hướng dẫn phân biệt kiệt sức và sốc nhiệt để xử lý đúng cách
Nhiệt độ đang ngày một tăng cao, ngay cả người khoẻ mạnh cũng không tránh khỏi nguy cơ bị say nắng, kiệt sức hay sốc nhiệt.
Vào mùa hè cơ thể của bạn được ví như một hệ thống điều khiển nhiệt giúp giữ cho thân nhiệt của bạn không bị quá cao hay quá thấp. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết quá nóng gay gắt hay quá lạnh thì hệ thống điều khiển này có thể gặp trục trặc.
Theo chuyên gia, bác sĩ Dan Gingold tại Medical Center Mercy tại Baltimore cho biết, vào những ngày nắng nóng, những người có cường độ làm việc ngoài trời cao, người đang sử dụng thuốc hay người cao tuổi là những nhóm có khả năng bị sốc nhiệt hay kiệt sức cao do sự nhạy cảm với nhiệt độ, đồng thời cơ thể lại không kịp điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ này.
Tuy nhiên, những người khoẻ mạnh cũng không nên chủ quan vì thực tế sốc nhiệt hay kiệt sức đề có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hơn nữa, kiệt sức và sốc nhiệt tưởng giống nhau nhưng lại là 2 trạng thái sức khoẻ khác nhau và cần có cách xử lý khác nhau.
1. Kiệt sức là gì?
Theo Peter Shearer, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Mount Sinai Brooklyn cho biết, hiện tượng cơ thể bị kiệt sức do nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng dưới 40 độ C, lúc này huyết áp của nạn nhân bị giảm; chức năng bơm máu từ tim tới các cơ quan khác của cơ thể bị ức chế dẫm tới kiệt sức.
Trời nóng có thể khiến bạn bị kiệt sức (Ảnh: Internet)
Người bị kiệt sức sẽ có những biểu hiện sau:
- Đổ mồ hôi nhiều, liên tục
- Sờ da có cảm giác lạnh
- Mạch đập gấp nhưng lại yếu
- Buồn nôn và nôn
- Chuột rút
- Hoa mắt chóng mặt
- Người mệt mỏi, đau nhức đầu
- Ngất xỉu.
Theo bác sĩ Shearer cho biết, đây là một dạng phản ứng thông thường của cơ thể trước một tác động bất thường nào đó.
Xử trí như thế nào khi bị kiệt sức?
Khi bị kiệt sức, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Di chuyển tới nơi mát mẻ, giữ cơ thể được thoải mái và thông thoáng, nếu mặc nhiều đồ, hãy cởi bỏ bớt càng nhiều càng tốt
- Đắp khăn ướt, tắm bằng nước mát
- Bổ sung nước.
Bị kiệt sức có cần tới bệnh viện không?
Bác sĩ Shearer cho biết, thông thường thì người bị kiệt sức sẽ không cần phải tới bệnh viên, tuy nhiên nếu như có các biểu hiện nghiêm trọng khác như nôn mửa hay các dấu hiệu trên không có dấu hiệu biến mất trong vòng 1 giờ thì cần thực hiện can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
Kiệt sức vì nóng không phải lúc nào cũng dẫn đến đến say nắng hoặc sốc nhiệt. Dù vậy, nếu không giải quyết kịp thời, người mắc hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy hiểm và thậm chí tử vong.
2. Sốc nhiệt là gì?
Debby Herbenick, nhà dược sĩ học và tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 40 độ C dẫn tới hệ thần kinh trung ương không kiểm soát được nhiệt của cơ thể.
Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 40 độ C (Ảnh: Internet)
Các dấu hiệu của người bị sốc nhiệt:
- Sờ da nạn nhân có cảm giác khô nóng
- Mạch đập gấp và mạnh
- Chóng mặt
- Buồn nôn và nôn
- Nhức đầu
- Mất ý thức.
Xử trí thế nào khi bị sốc nhiệt?
Khác với người bị kiệt sức, người bị sốc nhiệt cần được đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu như không được can thiệp sớm có thể khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao dẫn tới cơ thể bị chết tế bào và tổn thương nội tạng vĩnh viễn.
Trong khi chờ đợi đơn vị y tế tới thì bạn có thể giúp người bị sốc nhiệt như sau:
- Di chuyển người bệnh tới khu vực mát mẻ
- Cởi bớt quần áo trên người, giúp cơ thể thông thoáng
- Đắp khăn lạnh.
3. Phòng tránh kiệt sức và sốc nhiệt trong mùa nắng nóng
Để đối phó với nhiệt độ nắng nóng vào mùa hè bạn nên uống nhiều nước khi có các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong thời gian dài. Khi cơ thể phản ứng bằng cách bị chuột rút hay nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm thì bạn cần bổ sung nước cho cơ thể ngay vì đây là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước.
Nên lựa chọn các loại quần áo làm từ chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Ngoài ra bạn cũng cần bôi kem chống nắng để hỗ trợ bảo vệ cơ thể.
Nếu như bạn đang uống thuốc có tác dụng phụ khiến cơ thể tăng nhạy cảm với nhiệt độ cao thì cần cân nhắc tới việc thay đổi loại thuốc với thành phần tương tự nhờ sự tư vấn của bác sĩ và người có chuyên môn.
Cuối cùng, bạn cần duy trì thói quen tập luyện thể dục vào sáng sớm hoặc khi trời mát.
Chủ động khám, chữa bệnh mùa nắng nóng Hà Nội vừa trải qua đợt nắng nóng gay gắt đỉnh điểm nhất từ đầu mùa hè năm 2020 đến nay. Nắng nóng khiến người già, trẻ nhỏ nhập viện gia tăng. Trước dự báo, thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn so với mọi năm, hiện các bệnh viện đã sẵn sàng phương án tiếp nhận, bảo đảm vừa phòng, chống dịch...