Nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa
Theo một nghiên cứu gần đây, so với hai thập niên trước, độ tuổi bệnh nhân nhồi máu cơ tim giảm từ 64 xuống 60 tuổi.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, hút thuốc cũng xuất hiện nhiều hơn, làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người trẻ.
Theo Fox News, các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Cleverland (Mỹ) đã xem xét hồ sơ y tế của 3.900 tình nguyện viên mắc bệnh tim mạch từ năm 1995 đến 2014. Kết quả: độ tuổi trung bình của bệnh nhân nhồi máu cơ tim giảm từ 64 tuổi xuống 60 tuổi. Đặc biệt, trong số này, tỷ lệ béo phì tăng từ 31% lên 40%, tiểu đường tăng từ 24% lên 31%, cao huyết áp tăng từ 55% đến 77% và hút thuốc tăng từ 28% lên 46%.
Video đang HOT
Các yếu tố gây ra cơn đau tim hầu như đều liên quan đến lối sống và có thể phòng tránh bằng cách tập thể dục, bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, cần nhận thức rõ: người mắc huyết áp cao hay tiểu đường có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo vtv.vn
Bác sĩ TP HCM hội chẩn từ xa cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Bác sĩ Bệnh viện huyện Cần Giờ liên tục hội ý và gửi hình ảnh điện tâm đồ đến bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cách 60 km.
Chiều 31/3, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện huyện Cần Giờ (TP HCM) tiếp nhận nữ bệnh nhân 58 tuổi đau tức ngực, nôn ói và ngất. Bác sĩ trực chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và đang trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, nhịp tim chậm, điện tâm đồ có hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp thành dưới.
Các bác sĩ nhanh chóng liên lạc với đồng nghiệp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở quận 5, chụp lại hình ảnh điện tâm đồ gửi qua ứng dụng điện thoại. Sau khi được tư vấn chuyên môn, kíp cấp cứu ở Cần Giờ đã dùng thuốc kháng đông, kháng kết tập tiểu cầu, vận mạch và truyền dịch để nâng huyết áp bệnh nhân. Xe cứu thương được chuẩn bị sẵn thuốc men, máy sốc điện... sẵn sàng chuyển viện bệnh nhân khi tình trạng sức khỏe tương đối ổn định.
Trên đường chuyển viện, các bác sĩ cũng duy trì hội ý và cho ý kiến qua điện thoại. Khi xe cứu thương đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch và được đưa ngay đến đơn vị can thiệp tim mạch.
Bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, cho biết bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tim mạch và chụp động mạch vành. Kết quả phát hiện bệnh nhân bị tắc đoạn gần động mạch vành phải và hẹp nặng hai nhánh còn lại.
Bệnh nhân được lập tức can thiệp đặt một stent trên động mạch vành phải. Sau can thiệp bệnh nhân tỉnh táo, hết đau ngực, mạch, huyết áp trở về bình thường và ngưng sử dụng thuốc vận mạch.
Các chỉ số của bệnh nhân hồi phục tốt sau can thiệp. Ảnh: An Nguyễn.
Nhiều năm qua, ngành y tế huyện Cần Giờ gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, thiếu hụt nhân viên y tế, không tuyển được bác sĩ trong nhiều năm. Bệnh viện chỉ có 17 bác sĩ nên không thể vận hành hết các chuyên khoa khoa khi cơ sở mới của bệnh viện đi vào hoạt động ngày 26/2.
Sở Y tế TP HCM đã triển khai kế hoạch hỗ trợ bệnh viện huyện Cần Giờ bằng cách huy động 8 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành của thành phố luân phiên bác sĩ chuyên khoa đến trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân, trong thời gian chờ huyện có chính sách ưu đãi thu hút nhân lực tại chỗ.
Lê Phương
Theo VNE
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch nhờ... Viber Sáng 1-4, Sở Y tế TP.HCM cho biết bệnh viện (BV) huyện Cần Giờ (TP.HCM) vừa cứu sống trường hợp nguy kịch do nhồi máu cơ tim cấp thông qua .... tin nhắn Viber. Trước đó, BV huyện Cần Giờ tiếp nhận một bệnh nhân nữ 58 tuổi (ở TP.HCM) bị đau ngực, ói mửa và ngất. Chưa hết, bệnh nhân còn rơi...