Nhớ mùa xôi đủ sắc
Không nơi nào có xôi sau sau (lá cây phong) như quê tôi. Vào tháng ba, lá sau sau mới thích hợp làm xôi. Trong số các loại xôi đủ sắc màu, xôi sau sau làm khó hơn cả.
Cơn mưa rào tiễn mùa xuân đi, đón mùa hè về. Những sắc hoa dần tàn cũng là lúc cây rừng phủ bạt ngàn màu xanh của lá. Hàng cây phong nhuộm lá vàng đỏ trong tiết trời thu chỉ còn lưu trong đáy mắt của mỗi con người chân quê.
Vài tháng mùa đông, rừng chỉ còn những cành cây khẳng khiu trụi lá, từ xa tưởng như cây chết khô vì cái lạnh khắc nghiệt. Ấy vậy mà những cơn mưa xuân lất phất làm rừng cây hồi sinh, muôn loài khoe sắc thắm. Chồi non hé nở đầu cành qua vài tuần lá đã trổ màu xanh tràn đầy sức sống.
Lá cẩm cho ra màu xôi cẩm.
Làng tôi đi đâu cũng gặp phong – cây mà người dân nơi đây gọi bằng cái tên mộc mạc – sau sau. Những cây có tán lá xanh đậm, chồi non màu đỏ sẽ được người làng hái lá về băm nhỏ, cho vào cối giã để làm xôi màu đen cúng thành hoàng, thổ công, lễ tảo mộ ngày ba tháng ba âm lịch hàng năm.
Video đang HOT
Những năm trước, nhiều người mua phẩm màu ở chợ về nhuộm, xôi ăn có vị đắng, khét trong họng. Bây giờ chẳng còn ai mua phẩm màu về làm xôi cúng ông bà tổ tiên nữa. Xôi được nhuộm bởi những loại lá cây thiên nhiên không độc hại, những loại lá cây làm nên đủ sắc màu.
Cây lá cẩm cho ra màu nâu đỏ, cây bióc phón cho ra xôi màu vàng, vỏ măng vầu, giã với rơm bông lúa nếp cao cho ra màu xôi đầu vịt cỏ đực.
Bao nhiêu màu xôi khác nữa cũng làm từ những lá cây gần gũi với con người. Tôi đã được ăn nhiều loại xôi ở những con phố, những chợ quê. Mỗi nơi một vị dẻo thơm, tùy tay nghề của mỗi người.
Nhưng không có nơi nào có xôi sau sau như quê tôi (Đoài Dương, Trùng Khánh, Cao Bằng). Tháng ba, lá sau sau mới thích hợp làm xôi. Trong số các loại xôi đủ sắc màu, xôi sau sau nấu khó hơn tất cả. Không phải lá cây sau sau nào cũng cho ra màu đen thơm phức mùi lá.
Món xôi được phụ nữ Cao Bằng chế biến. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
Từ khi lấy lá về đến khi xôi chín thơm dẻo trải qua rất nhiều công đoạn, chỉ có những người có kinh nghiệm làm mới cho ra màu xôi đen, nhìn hạt xôi bóng, se lại thật thích mắt.
Không biết ai là người đầu tiên đã làm ra thứ xôi đen thơm phức mỗi khi thổi? Chẳng ai biết rõ người già dạy cách làm cho người trẻ, cứ thế truyền kinh nghiệm cho nhau, đời này sang đời khác.
Lá cây phong làm xôi cúng thần, gia tiên, khi thu về rừng phong lá đỏ làm tô đẹp làng quê yêu dấu. Những quả sau sau đen đem về rửa sạch đun nước uống.
Cây phong đầu làng đã không biết bao nhiêu tuổi, cây cao sừng sững giữa trời xanh, tán lá xanh che không cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống mặt đất. Ngọn non màu đỏ đã cho ra những chõ xôi thơm lừng dâng cúng thần đất, tổ tiên.
Vào những ngày hè oi ả, tán lá cây che mát cho những con người, dẫu đi xa đến chân trời góc bể vẫn nhớ về nguồn cội. Nhớ về những nắm xôi đủ sắc màu, nhớ về xôi sau sau mà không nơi nào có được.
Đến bản Pò Tập dùng xôi "đăm đeng" với vịt quay than
Trong lần theo bạn về bản Pò Tập (thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, Cao Bằng) ngoài ấn tượng khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, tôi còn nghiện luôn món xôi "đăm đeng" và vịt quay than.
Xôi ngũ sắc
Pò Tập là vùng đất nằm ở sát biên giới của Việt Nam, có phong cảnh thiên nhiên hung vĩ và chỉ cách phía Trung Quốc một con sông. Ở Pò Tập, món xôi "đăm đeng" theo tiếng Tày-Nùng nghĩa là "đen đỏ", nhưng lại có tới 5 màu sắc của ngũ hành (trắng, đen, đỏ, tím, vàng) trông rất bắt mắt.
Xôi "đăm đeng" được bà con người Tày, Nùng dùng trong các dịp lễ trọng. Đó là loại xôi ngâm nhuộm bằng ba thứ lá rừng và một thứ hoa núi nhỏ li ti màu vàng. Những thứ lá nhuộm xôi này hiện nay được bà con địa phương hái lượm, đem ra chợ bán nên khi cần là mua dễ dàng, thay vì phải vào rừng kiếm như trước đây. Ngày nay, xôi "đăm đeng" cũng được dùng khá phổ biến ở các tỉnh đồng bằng, thành phố, nhất là trong dịp ngày Rằm tháng 7, lễ cũng cô hồn.
Các phần gạo nhuộm màu được gói lá chuối riêng, rồi đổ chung trong một cái "kháo" (loại chõ đồ xôi đặc biệt làm bằng ống nứa to hoặc đoạn thân gỗ khoét ruột) rồi đun lửa liu riu. Muốn xôi thơm hơn có thể cho "lá cơm nếp" ướp vào. Xôi chín có mùi thơm đặc trưng, lại khỏi phải băn khoăn lo ngại vì sợ các loại phẩm hóa học. Hạt xôi bóng mượt, khi nguội, hạt se lại nhưng vẫn mềm dẻo và thơm dai.
Với món vịt quay than - vịt béo: Vịt sau khi làm sạch, ngoài nguyên liệu nhồi thông thường như hành, tỏi, mọc nhĩ, nấm hương... còn phải băm giã nhỏ quả "mác mật" trộn vào. Quả mác mật màu vàng tựa quả quất húng bì có mùi thơm đặc trưng, vị hơi chua. Sau khi ướp vịt, nhồi nguyên liệu, ta dùng một que tre tươi xuyên suốt từ miệng vịt xuống cạnh phao câu. Phết ngoài da vịt một ít húng lìu, mạch nha rồi quay đều trên lò than củi. Vịt đổi màu vàng ruộm, hung hung đỏ, bốc ra một mùi thơm ngậy hết sức thèm thuồng khiến tôi phải quay đi, nuốt nước miếng.
Hai món ăn này phải mất một ngày mới làm xong; dù kỳ công nhưng không lãng phí. Tất cả đều ngon và đậm đà hương vị vùng cao Đông Bắc. Giữa không khí lạnh của núi rừng, được ăn xôi "đăm đeng" với vịt quay than, nhâm nhi chút rượu quả dâu rắc men lá (đựng trong quả bầu) khiến tôi say theo khung cảnh hữu tình nơi đây.
Theo Danviet.vn
Ruốc tôm Mỗi vùng quê lại có một đặc sản riêng để lại những dư vị đậm đà cho những người đã từng được thưởng thức. Ruốc tôm là món ăn cũng khá phổ biến tại nhiều vùng miền với những cách chế biến mỗi vùng mỗi khác. Thế nhưng món ruốc tôm của đồng bào Tây Bắc thì lại mang một vị đậm đà,...