Nhiều trẻ xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ khuyến cáo đề phòng biến chứng
Thời gian vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.
Bác sĩ khuyên cáo nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi nam 14 tuổi, có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị khoảng vài tháng nay, đau chủ yếu khi đói, kèm theo ợ hơi. Trước vào viện 5 ngày, trẻ đi ngoài phân đen kèm theo triệu chứng chóng mặt tăng dần. Khi nhập viện, trẻ có triệu chứng thiếu máu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt… Trẻ được chỉ định truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày tá tràng phát hiện ổ loét hành tá tràng kích thước 5mm. Sau 7 ngày điều trị, trẻ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.
Trường hợp thứ là bệnh nhi nam là 12 tuổi, không có tiền sử bất thường, vào viện vì nôn máu đỏ tươi khoảng 300ml và chóng mặt nhiều. Trẻ có triệu chứng thiếu máu rõ, da xanh, niêm mạc nhợt. Bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu cho kết quả ổ loét mặt trước hành tá tràng kích thước 5mm. Sau 8 ngày điều trị, trẻ ổn định, không có biểu hiện tái xuất huyết và được xuất viện.
Video đang HOT
Trường hợp thứ ba là bệnh nhi nữ 9 tuổi, không có tiền sử bất thường, vào viện vì nôn ra dịch nâu và chóng mặt. Sau đó bệnh nhi được truyền khối hồng cầu và nội soi dạ dày cấp cứu thấy hành tá tràng có ổ loét kích thước khoảng 1cm, bờ phù nề, đáy có cục máu đông. Bác sĩ nội soi tiến hành phá cục máu đông, sau 8 ngày điều trị, trẻ được ra viện và dùng thuốc theo đơn ngoại trú.
Theo bác sĩ Phạm Văn Dương – Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày – tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách. Tuy nhiên vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Nếu viêm loét dạ dày tá tràng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có xuất huyết tiêu hóa. Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân lưu ý một số thói quen trong chế độ sinh hoạt như: Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia; Hạn chế thức ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ; Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh; Không cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử trong khi ăn; Không gây áp lực cho trẻ về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, nên tạo tâm lý thoải mái qua đó giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.
Đồng thời cần chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính, nên ăn đúng giờ. Chia nhỏ bữa trong ngày, không để quá đói hoặc ăn quá no. Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kĩ.
Nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh, nôn máu, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, chậm tăng cân…, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Thức khuya học bài, hay bỏ bữa, một thiếu niên nhập viện vì nôn ra máu
Một thiếu niên 16 tuổi tại Bình Dương thường xuyên học khuya, ăn uống không điều độ. Mới đây, em nôn ra máu lượng nhiều và phải phẫu thuật khẩn cấp vì loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
Sáng 12/11, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa cấp cứu cho một bệnh nhân 16 tuổi, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu tươi lượng nhiều.
Bệnh nhân là em N.B.M (ngụ tại Bình Dương), được mẹ đưa đến một bệnh viện gần nhà nội soi với chẩn đoán loét hang vị gây biến chứng chảy máu. Do điều trị không đỡ, gia đình xin chuyển em lên Bệnh viện TP Thủ Đức.
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện TP Thủ Đức, nhận định M. bị sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, loét dạ dày. Em được nội soi dạ dày can thiệp cầm máu. Tuy nhiên, do ổ loét sâu và ăn vào mạch máu gây chảy máu ồ ạt nên bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ quan sát thấy ổ loét 1,5cm nằm ở mặt sau hang vị dạ dày, xâm lấn động mạch vị tá tràng và mặt trước tụy gây chảy máu. Đánh giá tình trạng bệnh nhân nguy kịch, ê-kíp quyết định cắt bán phần dưới dạ dày nhằm mục đích kiểm soát ổ chảy máu.
Hiện M. có thể ăn uống đường miệng, vết mổ lành tốt. Dự kiến, bệnh nhân sẽ được ra viện khoảng 9 ngày sau mổ.
Bệnh nhân M. sau khi được phẫu thuật khẩn cấp. Ảnh: BVCC.
Mẹ của M. cho biết ở nhà em thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài. Thỉnh thoảng, em kêu đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình không chú ý. Khoảng 1 tháng gần đây, các cơn đau trở nên nặng hơn và kéo dài nên gia đình đưa M. đi thăm khám.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện TP Thủ Đức, phẫu thuật viên chính, cho biết loét dạ dày - hành tá tràng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng như chảy máu tiêu hóa, thủng gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc.
"Hiện nay, loét hành tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay... gây nên các ổ viêm loét dạ dày - tá tràng", bác sĩ nói.
Bác sĩ lưu ý khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua... người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện sớm bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, sớm được điều trị và tránh biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp, chiếm 10% dân cư đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu cường giáp không được phát hiện,...