Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm.
Theo công bố của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh trên toàn thành phố sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 8 ngày .
Cụ thể, hơn 2,3 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông Hà Nội sẽ nghỉ Tết Quý Mão từ ngày 19 – 26/1/2023 (28 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng Quý Mão), quay trở lại trường vào thứ sáu (mùng 6 tháng giêng), nghỉ 8 ngày.
Trên một số diễn đàn và trang thông tin cá nhân facebook, nhiều phụ huynh bày tỏ mong muốn cho học sinh nghỉ kéo dài đến hết chủ nhật (mùng 8 tháng giêng) để tiện cho việc di chuyển từ quê lên Hà Nội.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh Hà Nội được thiết kế theo quy định của Nhà nước về ngày nghỉ của công chức, viên chức (Ảnh: Toàn Vũ).
Chị Thu Hường, phụ huynh học sinh ở quận Hoàng Mai cho hay, tết năm nay gia đình chị sẽ về miền Trung ăn tết.
Nếu học sinh đi học trở lại vào mùng 6 tết, tức thứ 6, gia đình phải dắt díu đi hơn 500km ra Hà Nội từ mùng 4 Tết.
“Quê tôi ở huyện miền núi nên sẽ phải di chuyển bằng ô tô hoặc tàu hỏa, mất 10 tiếng đồng hồ. Do vậy, gia đình phải ra Hà Nội từ mùng 4 Tết để nghỉ ngơi và cho trẻ đi học.
Video đang HOT
Nếu như học sinh nghỉ luôn cả ngày thứ 6, tiếp đó là thứ 7, chủ nhật thì sẽ tiện hơn”, chị Hường cho hay.
Anh Ngọc Anh (ngõ Xã Đàn 2, quận Đống Đa) cũng chia sẻ, mình quê ở Thanh Hóa, vợ quê ở Nghệ An.
Tết năm nào hai vợ chồng cũng phải chia đôi lịch nghỉ để đảm bảo việc đối nội, đối ngoại.
Theo mong muốn của phụ huynh này, nếu học sinh được nghỉ ngày thứ 6 thì việc sắp xếp lịch di chuyển từ quê ra sẽ thuận lợi hơn.
Trong khi Hà Nội cho học sinh nghỉ Tết 8 ngày, nhiều tỉnh thành khác cho học sinh nghỉ Tết Nguyên đán hơn 10 ngày.
Cụ thể TPHCM dự kiến cho học sinh nghỉ 9 ngày (từ 18 – 26/1). Thế nhưng nhiều ý kiến phụ huynh phản ứng, cho rằng lịch nghỉ tết như vậy không hợp lý, ngày trở lại trường vào thứ sáu, sau đó lại nghỉ thứ bảy, chủ nhật, gây bất tiện cho các gia đình muốn về quê hoặc đi chơi xa.
Ngày 3/12, UBND TPHCM chấp thuận đề xuất của sở GD&ĐT về việc điều chỉnh lịch nghỉ tết của học sinh từ mầm non đến THPT lên 12 ngày từ 18 đến 29/1 (từ 27 tháng chạp đến 8 tháng giêng âm lịch).
Nhiều tỉnh thành cho học sinh nghỉ từ 10 – 12 ngày như: Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Thanh Hóa nghỉ 12 ngày; Bắc Ninh nghỉ 10 ngày; Cần Thơ, Bến Tre 11 ngày…
Nhiều phụ huynh mong muốn học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán liền mạch đến hết tuần (Ảnh: T.L).
Trao đổi với PV Dân trí ngay sau khi lịch nghỉ Tết Nguyên đán được công bố, một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, lịch nghỉ tết này được thiết kế theo khung mà Thủ tướng phê duyệt cho công chức, viên chức.
Việc xây dựng lịch nghỉ Tết Nguyên đán vừa theo quy định nhưng vừa xét trên tâm lý và hoàn cảnh của nhiều gia đình ngoại tỉnh đang công tác tại Hà Nội và không có người trông trẻ.
“Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, học sinh tiểu học đến trường từ thứ Hai đến thứ Sáu, cấp THCS và THPT học thêm thứ Bảy; nếu cho nghỉ thêm 3 ngày từ 27 đến 29/1, học sinh hai cấp THCS, THPT bị ảnh hưởng 2 buổi học.
Với lịch nghỉ của công chức, viên chức được quy định như hiện nay, nếu cho học sinh nghỉ thêm, hàng trăm nghìn trẻ mầm non, học sinh tiểu học có thể rơi vào tình trạng không có người trông do bố mẹ vẫn phải đi làm.
Học sinh nghỉ tết dài ngày sẽ quên kiến thức, vì vậy nếu có thêm một ngày để gặp gỡ đầu xuân, ôn tập lại kiến thức, học sinh sẽ ít bỡ ngỡ”, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội nói.
Gần 107.000 học sinh Hà Nội bắt đầu dự thi tuyển sinh vào lớp 10
Đây là kỳ rất căng thẳng của thí sinh do áp lực cao, khi chỉ tiêu vào các trường công lập chỉ đáp ứng được nhu cầu của khoảng trên 60% tổng số thí sinh.
Các thí sinh tập trung trước cửa phòng thi để chờ giám thị gọi tên. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Sáng nay, gần 107.000 học sinh lớp 9 của Hà Nội sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn, môn đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học học 2022-2023.
Đây là kỳ rất căng thẳng của thí sinh do áp lực cao, khi chỉ tiêu vào các trường công lập chỉ đáp ứng được nhu cầu của khoảng trên 60% tổng số thí sinh. Các em không đỗ vào các trường công lập sẽ phải lựa chọn học các trường ngoài công lập với học phí cao hơn, hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường nghề.
Để tổ chức kỳ thi, Hà Nội đã bố trí 203 điểm thi và huy động nhiều lực lượng để hỗ trợ cho kỳ thi. Bên cạnh đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi còn có lực lượng công an hỗ trợ công tác bảo mật đề thi, trông coi bài thi đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực thi; lực lượng thanh niên tình nguyện hỗ trợ công tác phân luồng, hướng dẫn thí sinh ở các điểm thi.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, Thủ đô cũng đặc biệt quan tâm công tác phòng chống dịch cho kỳ thi. Thí sinh khi đến điểm thi phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, theo dõi sức khỏe và kịp thời báo cáo nếu có dấu hiệu bất thường. Các thí sinh thuộc diện nghi ngờ sẽ được bố trí thi riêng. Các thí sinh thuộc diện F0 sẽ được miễn thi và được xét tuyển vào các trường công lập. Nếu có nguyện vọng, các F0 sẽ được bố trí thi ở phòng riêng. Các điểm thi đều bố trí phòng thi và giám thị dự phòng.
Trong điều kiện thời tiết của Thủ đô đang trong giai đoạn nắng nóng, Hà Nội cho phép các điểm thi được sử dụng điều hòa tại các phòng thi, tuy nhiên phải mở cửa ra vào phòng thi, mở cửa chớp cửa sổ, chỉ đóng cửa kính cửa sổ.
Trong sáng ngày hôm qua, 17/6, các thí sinh đã đến các điểm thi để làm thủ tục dự thi, nghe phổ biến quy chế thi và kiểm tra, đối chiếu các thông tin cá nhân để kịp thời báo cáo hội đồng thi để sửa chữa sai sót nếu có. Các cán bộ coi thi cũng được phổ biến thêm một lần nữa về quy chế thi, các yêu cầu, nhiệm vụ để chuẩn bịsẵn sàng cho buổi thi sáng nay.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố năm học 2022 đã trực tiếp dự buổi tổ chức cho cán bộ, giáo viên và thí sinh học quy chế và kiểm tra việc tổ chức chuẩn bị thi tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng (quận Ba Đình) và Trung học phổ thông Tây Hồ (quận Tây Hồ).
Ghi nhận tại các điểm thi đều cho thấy mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, cả về cơ sở vật chất và nhân lực, sẵn sàng cho kỳ thi.
Buổi chiều nay, các em sẽ thi môn thứ hai là Ngoại ngữ.
Học sinh Hà Nội thi lớp 10 dưới áp lực 'tỉ lệ chọi cao chưa từng thấy' Sáng nay (18/6), hơn 106 nghìn học sinh Hà Nội làm bài thi đầu tiên của kỳ thi vào lớp 10 - bài thi môn Ngữ văn. Đây là kỳ thi có số lượng thí sinh đông nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Từ 6h30, điểm Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) đã có rất đông phụ huynh đưa...