Nhiều thủ đoạn tinh vi liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát
Trong vụ án Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ 10 phương thức, thủ đoạn phạm tội.
Đáng lưu ý, trong đó có nhiều thủ đoạn khá tinh vi, mang tính hệ thống, cấu kết chặt chẽ trong quá trình gây án.
Đầu tiên, phải kể đến thủ đoạn thâu tóm cổ phần Ngân hàng SCB. Lợi dụng cương vị Chủ tịch của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bao gồm một tập hợp các công ty con, công ty liên kết. Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống công ty trên, cũng như việc liên tục đầu tư các dự án bất động sản, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, trong đó có hoạt động cho vay. Do đó, từ trước thời điểm hợp nhất, bị can Mỹ Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng.
Bà Trương Mỹ Lan thời điểm chưa bị bắt giữ.
Sau khi hợp nhất, bị can Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên đến 91,545% vào ngày 1/1/2018. Đến tháng 10/2022, bị can Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối gần 1,4 tỷ cổ phần Ngân hàng SCB, chiếm 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân trong và ngoài nước, cá nhân đứng tên giúp. Trong đó, bị can Mỹ Lan trực tiếp đứng tên sở hữu 75.888.800 cổ phần, chiếm 4,982% vốn điều lệ.
Tiếp đó, bị can Mỹ Lan tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín tạo sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình chi phối, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo sự chỉ đạo của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh lớn, trưởng ban kiểm soát), trả mức lương hậu hĩnh từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng/tháng và tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB. Để thông qua các cá nhân này, Mỹ Lan điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, trong đó có hoạt động cho vay như: Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Tạ Chiêu Trung, Trần Thị Mỹ Dung…
Cơ quan CSĐT Bộ Công an phân tích, bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng qua các đối tượng chủ chốt, Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB như một công cụ tài chính, huy động tiền gửi và vốn từ các nguồn khác. Sau đó, Mỹ Lan chỉ đạo rút tiền bằng cách tạo lập các khoản vay khống, phục vụ cho mục đích cá nhân. Để rút được tiền từ Ngân hàng SCB, Mỹ Lan đã điều hành, chỉ đạo các cá nhân thân tín giữ vai trò chủ chốt tại ngân hàng và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gồm: Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Phương Anh…) để chỉ đạo các đối tượng khác tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tổ chức thành lập nhiều bộ phận, đơn vị, công ty, thuê và sử dụng hàng nghìn cá nhân, cấu kết chặt chẽ với nhau, thông đồng với các công ty thẩm định giá, triển khai rút tiền.
Một thủ đoạn tinh vi khác là thành lập các đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Mỹ Lan. Cụ thể, do nắm được hoạt động của các chi nhánh chịu sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh nên từ năm 2020, Mỹ Lan đã chỉ đạo Đinh Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng SCB và Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB thành lập 3 đơn vị cho vay chỉ để phục vụ cho các khoản vay của Lan, gồm: Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối doanh nghiệp (có đơn vị trực thuộc là Hub kinh doanh trực tiếp khách hàng doanh nghiệp), kênh kinh doanh trực tiếp khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân (có đơn vị trực thuộc là Hub cho vay bất động sản Hồ Chí Minh 2).
Cả ba đơn vị này có chức năng cho vay như các chi nhánh nhưng trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở Ngân hàng SCB, không có bộ phận kho quỹ và con dấu riêng, mà sử dụng con dấu của đơn vị khác khi hoạt động và chỉ lập hồ sơ cho vay đối với các khoản vay của Mỹ Lan. Từ ngày 3/6/2020 đến 24/6/2020, các đơn vị cho vay trên đã lập hồ sơ, giải ngân cho gần 400 khoản vay, tổng dư nợ là 212.725 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc 185.183 tỷ đồng, nợ lãi/phí 27.542 tỷ đồng (chiếm 38,27% dư nợ gốc các khoản vay của Mỹ Lan).
Đặc biệt, thủ đoạn chỉ đạo thành lập các công ty “ma”, thuê, nhờ các cá nhân khác đứng tên hồ sơ, cổ phần, tài sản đảm bảo, ký hợp thức chứng từ rút, nộp tiền để tạo hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, việc thành lập các công ty “ma” được Mỹ Lan giao cho Hà Thục Kim, Đặng Phương Hoài Tâm, Trưởng văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phụ trách và phối hợp cùng Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh (Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Peninsula) thực hiện, gồm: Đặt tên, tìm địa chỉ trụ sở công ty, tìm thuê người đứng tên người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên công ty, chọn ngành nghề kinh doanh… cho phù hợp với yêu cầu của Mỹ Lan cùng đồng phạm.
Nguyễn Ngọc Dương chỉ đạo Trần Thị Kim Chi, Bùi Đức Khoa… tìm người đứng tên theo yêu cầu và cung cấp thông tin của họ cho Phan Chí Luân quản lý, cập nhật danh sách. Các công ty “ma” và các cá nhân được thuê, nhờ ngày càng nhiều thêm để phục vụ cho mục đích rút tiền từ Ngân hàng SCB của Mỹ Lan. Kết quả điều tra, xác minh, có 875 khách hàng, gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân đứng tên 1.284 khoản vay, được Mỹ Lan chỉ đạo nhóm đối tượng tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.
Bí thư TP.HCM: Sớm đưa ra xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu sớm đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Ngày 4.1, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM (gọi tắt Ban chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ sáu dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo.
Sau khi nghe báo cáo do Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) trình bày và ý kiến của các thành viên dự họp, Bí thư Nguyễn Văn Nên hoan nghênh tinh thần chủ động, tích cực của Cơ quan thường trực và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp chuẩn bị tốt nội dung cuộc họp.
Các thành viên Ban chỉ đạo đã có nhiều ý kiến chuyên sâu, góp ý cho nội dung báo cáo, đặc biệt, là tinh thần dám nghĩ, dám nói của Cơ quan thường trực.
Đánh giá những việc Ban chỉ đạo đã làm được trong năm 2023, ông Nguyễn Văn Nên cho biết nhiều nội dung quan trọng trong chương trình công tác năm và kết luận tại các phiên họp, cuộc họp Ban chỉ đạo được triển khai thực hiện nghiêm túc.
Bí thư Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp thứ 6 của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM ngày 4.1. Ảnh NGUYÊN VŨ
Bên cạnh công việc chuyên môn tại cơ quan công tác, các thành viên đã chủ động triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.
Trong đó, đã kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đối với 52 cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách và hoàn thành các đoàn kiểm tra, giám sát chuyên đề theo chương trình kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo.
Đặc biệt, các thành viên là lãnh đạo cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện theo dõi, chỉ đạo.
Toàn cảnh bản án ông Diệp Dũng và đồng phạm lãnh án tù
Gần đây nhất đã đưa ra xét xử vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op); và vụ án "Tham ô tài sản", "Rửa tiền" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện TP.Thủ Đức, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Cơ quan thường trực đã tích cực, đeo bám trong thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thành đề án "Một số giải pháp phòng ngừa vi phạm tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp nhà nước", đồng thời tham mưu triển khai có hiệu quả quy định mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu sớm đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB
NGUYÊN VŨ
Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024 và nhất là trong tháng 1.2024, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị từng thành viên Ban chỉ đạo và Cơ quan thường trực rà soát, đối chiếu lại các công việc đã làm được, chưa làm được theo chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của Trung ương, để đưa vào chương trình công tác năm 2024.
Trong đó, cần quan tâm chuyển đổi số và xây dựng các quy định, quy chế, quy trình để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo; ban hành kết luận kiểm tra đối với các đoàn kiểm tra, giám sát chuyên đề.
Trong năm 2024, TP.HCM cũng sẽ tổ chức thực hiện trong thực tiễn đề án "Một số giải pháp phòng ngừa vi phạm tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp nhà nước".
Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng yêu cầu sớm đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan. Ông lưu ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc nhằm tạo dư luận tích cực trong nhân dân.
Current Time0:00
/
Duration4:06
HD
Auto
Âm lượng: 43%
'Bị can Trương Mỹ Lan thu gom bất động sản toàn quốc để rửa tiền'
Tại phiên họp, Ban chỉ đạo thống nhất với đề xuất hoạt động đối ngoại năm 2024 của Cơ quan thường trực. Đồng thời, thống nhất chủ trương thành lập Phòng Nghiệp vụ chuyên trách về theo dõi vụ án, vụ việc và bổ sung biên chế, biệt phái, trưng tập có thời hạn cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM.
Nhân vật bí ẩn quản lý tài sản cho bà Trương Mỹ Lan vụ Vạn Thịnh Phát Sở hữu hàng ngàn bất động sản, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trợ thủ quản lý, theo dõi để khi cần sẽ thế chấp vào Ngân hàng SCB rút tiền. Liên quan vụ Vạn Thịnh Phát, ông Đặng Phương Hoài Tâm, cựu Phó văn phòng Vạn Thịnh Phát, người được bà Lan giao quản lý theo dõi...