Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến ở Ukraine đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nga và Ukraine, thường được coi là “vựa lúa mỳ” của thế giới, nằm trong số những nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốchạt có dầu quan trọng nhất.

Là nạn nhân trực tiếp của sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu nông sản từ Nga và Ukraine đang phải đối mặt với những khó khăn thực sự về nguồn cung thực phẩm.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 1
Với “Lục địa Đen”, cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực.

Quyết định của Moscow về việc không gia hạn thỏa thuận cho phép dỡ bỏ phong tỏa ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ( thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen) cho thấy tính chất chiến lược rõ ràng của nông nghiệp trong cuộc xung đột này. Giống như năng lượng, nông nghiệp đã trở thành vũ khí địa chính trị có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay.

Gần một năm trước, ngày 22/7/2022, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được ký kết giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, cho phép xuất khẩu khoảng 25 triệu tấn lúa mỳ của Ukraine vốn bị mắc kẹt tại các cảng ở Biển Đen kể từ khi chiến tranh nổ ra. Josep Borrell, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) khi đó, đã ngợi ca đây là “bước tiến quan trọng trong nỗ lực khắc phục tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu”.

Ngoài ngũ cốc và các loại thực phẩm khác, thỏa thuận đảm bảo việc xuất khẩu phân bón, bao gồm cả amoniac, thông qua hành lang nhân đạo hàng hải an toàn từ 3 cảng của Ukraine: Chornomorsk, Odessa và Yuzhne-Pivdenn, đến phần còn lại của thế giới. Ban đầu có hiệu lực trong thời hạn 120 ngày, thỏa thuận đã được đàm phán lại nhiều lần giữa Ukraine và Nga cho đến ngày 17/7/2023, khi Nga tuyên bố chấm dứt thỏa thuận vì cho rằng cả phương Tây và Ukraine đều không tuân thủ, vi phạm lợi ích của Nga.

Vai trò đặc biệt quan trọng

Nga và Ukraine có vị trí thống lĩnh trong thị trường phân bón và nhiên liệu hóa thạch toàn cầu, điều này lý giải những lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Cả Nga và Ukraine đều thuộc nhóm những cường quốc nông nghiệp quan trọng nhất. Năm 2021, cả 2 đều nằm trong số 3 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mỳ, lúa mạch, ngô, hạt cải và dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương. 2 nước có vị trí thống lĩnh trên thị trường phân bón và nhiên liệu hóa thạch của thế giới, điều này cho thấy vì sao cuộc chiến ở Ukraine làm dấy lên những lo ngại ngày càng tăng bởi tính dai dẳng của nó.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 2
Nhiều quốc gia ở châu Phi bắt đầu có sự chuyển dịch tiêu dùng từ lúa mỳ sang gạo.

Đối với nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực của Nga và Ukraine, cuộc chiến đang làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại nông nghiệp nghiêm trọng. Diễn biến của các cuộc giao tranh đã tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của Ukraine: năm 2022, sản lượng lúa mỳ của nước này giảm 20% so với năm trước, trong khi hướng dương và ngô giảm 40%. Tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2023 ở Ukraine với những dự báo ban đầu về việc giảm 50% sản lượng lúa mỳ thu hoạch được.

Video đang HOT

Các hạn chế thương mại áp đặt lên Nga như các biện pháp trừng phạt chiến tranh, cũng đã góp phần khiến giá cả các mặt hàng này tăng vọt do nguồn cung đang sẵn có bỗng trở nên khan hiếm. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn và những lo ngại thiếu hụt đã khiến một số nước sản xuất ngũ cốc lớn như Ấn Độ và Trung Quốc giảm xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới để tăng dự trữ một cách quá mức.

Hậu quả là từ năm 2019 đến tháng 3/2022, chỉ số giá của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đạt kỷ lục mới: giá ngũ cốc ở cấp độ toàn cầu tăng 48%, giá dầu diesel tăng 85% và giá nguyên liệu đầu vào (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) tăng 35%, vượt đáng kể so với các mốc của các năm 1970 (năm xảy ra cú sốc dầu mỏ); năm 2008 (xảy ra các vụ bạo loạn do nạn đói) và năm 2011 (Mùa xuân Arab). Nếu các mặt hàng nông sản tăng giá trên quy mô toàn cầu, thì một số quốc gia (như Pháp hoặc Tây Ban Nha) – tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc nhập khẩu, năng lực sản xuất địa phương và các phương thức tiêu dùng – có thể có sức chống đỡ tốt hơn các quốc gia khác.

Chẳng hạn như Pháp, tuy ít bị ảnh hưởng về nguồn cung lương thực do năng lực trong nước dồi dào, nhưng lại là nước chịu sự phụ thuộc vào phân bón và nhiên liệu hóa thạch rất sâu. Lỗ hổng nghiêm trọng này, cùng với sức ép từ cuộc chiến và lạm phát, đã làm suy yếu các nhà sản xuất: chi phí sản xuất tăng 30% vào tháng 1/2023 so với năm 2022. Và sự gia tăng chi phí (nhiên liệu hóa thạch và phân bón) đối với các nhà sản xuất đã tác động đến giá tiêu dùng. Mức lạm phát lương thực sẽ đạt 25% vào mùa Hè năm 2023, mức cao đáng kể buộc nhiều hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực.

Đe dọa an ninh lương thực

Ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là lục địa châu Phi, cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp an ninh lương thực. Đây chủ yếu là trường hợp đối với các quốc gia phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu từ Nga và Ukraine và không có các giải pháp thay thế về nguồn cung hoặc sản lượng. Chẳng hạn như Somalia và Sudan nhập khẩu 100% và 75% lúa mỳ từ Nga và Ukraine. Về lâu dài, lạm phát lương thực gây ra rủi ro thực sự đối với sự ổn định chính trị của các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các cuộc bạo loạn lương thực năm 2007 – 2008 và các sự kiện của Mùa xuân Arab năm 2011 đã minh họa cho mối tương quan trực tiếp giữa giá của các mặt hàng nông sản và sự ổn định thể chế.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 3
Việc gia tăng chi phí đầu vào đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp.

Giá năng lượng và nguyên liệu nông nghiệp tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp. Giá nguyên liệu nông nghiệp tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Sự lạm phát về giá đặc biệt rõ rệt đối với các sản phẩm xuất khẩu của Nga và Ukraine, nơi khoảng cách cung – cầu ngày càng lớn. Đó là trường hợp của lúa mỳ, mặt hàng mà 2 nước chiếm 30% thương mại thế giới trước chiến tranh. Tháng 9/2021, một tấn lúa mỳ được chào bán với giá khoảng 240 euro trên sàn giao dịch chứng khoán Chicago. Một năm sau, giá tăng lên 330 euro/tấn, tăng khoảng 70%. Lạm phát cũng đáng kể đối với các loại hạt có dầu như hạt cải dầu: Một tấn hạt cải dầu tăng từ 470 euro/tấn lên 615 euro/tấn, tăng 30% trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Đỉnh lạm phát đến nay dường như đã qua, tuy nhiên, mặt bằng giá của chúng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2021.

Bên cạnh nguyên liệu nông nghiệp, giá năng lượng tăng cũng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các ngành nông nghiệp. Từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022, giá một thùng dầu đã tăng từ 65 USD lên 80 USD. Giá khí đốt tăng kéo theo giá phân đạm tăng, loại phân bón cần khí đốt để sản xuất. Ví dụ, giá amoni nitrat 33,5% (một trong những loại phân bón chính) đã tăng từ 400 euro/tấn vào tháng 9/2021 lên gần 1.000 euro/tấn chỉ một năm sau đó. Một lần nữa, đối với các sản phẩm nông nghiệp, xu hướng lạm phát này đang giảm dần: kể từ cuối năm 2022, giá xăng giảm và kéo theo giá phân bón giảm, tuy nhiên, vẫn chưa thể trở lại mức như trước năm 2021.

Nhìn chung, việc gia tăng chi phí đầu vào gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho dù một số ngành nhất định được hưởng lợi từ hiệu ứng thu nhập mạnh mẽ. Theo Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), giá sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã tăng mạnh từ 3 năm qua. Trong 10 tháng đầu năm 2022 ở Pháp, mức tăng giá đạt 45,5% đối với năng lượng, 24,6% đối với thức ăn chăn nuôi và 87,5% đối với phân bón. Do vậy, các nhà khai thác nông nghiệp có 2 lựa chọn: tăng giá bán hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận.

Lạm phát sản xuất ảnh hưởng đến giá lương thực, một xu hướng tăng trong toàn bộ các nước châu Âu. Mặt bằng giá lương thực ở Pháp đạt mức kỷ lục. Tháng 3/2023, INSEE ghi nhận giá thực phẩm tăng 15,9% so với năm trước, một mức cao đáng kể. Sự tăng giá này cũng tiếp tục trong mùa hè 2023. Các cuộc đàm phán thương mại hồi tháng 2/2023 giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ lớn đã tác động đến việc tăng giá đầu vào trong giá bán của họ và cho thấy lạm phát cao nhất là 25% vào mùa hè năm nay. Tình trạng lạm phát này đang buộc các hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực.

Châu Phi chịu thiệt hại nặng

Bất chấp việc thiết lập hành lang hàng hải sau Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và tổ chức các tuyến đường bộ mới qua Đông Âu, xuất khẩu của Ukraine đang giảm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine, trong năm 2022 – 2023, nước Cộng hòa Ukraine đã giao 41,9 triệu tấn ngũ cốc và đậu, so với 45 triệu tấn vào năm trước. Nguyên nhân chính là do số chuyến tàu chở hàng xuất bến giảm xuống dưới 3 chuyến/ngày. Tương tự đối với hạt hướng dương, từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, Ukraine chỉ xuất khẩu được 69% tiềm năng xuất khẩu của họ, và ngừng cung cấp cho nhiều quốc gia. Năm 2022, người trồng trọt Ukraine chứng kiến diện tích đất canh tác của họ giảm 22%, tức 2,8 triệu ha. Cuộc chiến càng kéo dài thì tiềm năng sản xuất của Ukraine càng giảm. Việc đập Kakhovka bị phá hủy gần đây sẽ làm giảm tiềm năng nông nghiệp của khu vực trong nhiều năm tới. Một tuyên bố gần đây của Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết 10.000 ha đất trực tiếp bị ngập lụt ở hạ lưu đập và hàng nghìn ha khác ở thượng nguồn đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng.

Từ năm 2018 đến năm 2020, lục địa Phi đã nhập khẩu 44% tổng lượng lúa mỳ nhập khẩu từ Liên bang Nga (32%) và Ukraine (12%). Không dưới 25 quốc gia châu Phi nhập khẩu hơn 1/3 lượng lúa mỳ của họ từ 2 quốc gia này và 15 quốc gia trong số đó nhập khẩu hơn một nửa. Chẳng hạn, Somalia và Benin nhập khẩu 100% lúa mỳ từ Nga và Ukraine, trong khi Sudan nhập khẩu 75%. Đối với các quốc gia này, có rất ít lựa chọn thay thế: nguồn cung lúa mỳ trong khu vực tương đối thấp (và không ngừng giảm do biến đổi khí hậu), thương mại nội bộ châu Phi bị hạn chế và nhiều khu vực của lục địa không có cơ sở hạ tầng giao thông.

Việc hạn chế nguồn cung này lại một lần nữa đi kèm với sự gia tăng lạm phát lương thực. Từ tháng 3 đến tháng 12/2022, lạm phát lương thực trung bình hàng năm ở mức 29% ở Bắc Phi. Tỷ lệ này – cao hơn 10 điểm so với mức trung bình của thế giới trong cùng thời kỳ (17%) – được giải thích là do chế độ thực phẩm của các nước nghèo tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có tỷ lệ lạm phát cao (đặc biệt là lúa mỳ và hạt có dầu). Ở những khu vực bị đe dọa nhiều nhất như châu Phi cận Sahara và Bắc Phi, các hộ gia đình đã dành trung bình hơn 50% ngân sách hàng tháng của họ cho thực phẩm.

Nguồn cơn của bất ổn chính trị

Có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa tình trạng giá lương thực tăng cao với bất ổn chính trị. Chẳng phải ngẫu nhiên mà có sự liên hệ giữa giá nông sản tăng đột biến với các sự kiện chính trị lớn, chẳng hạn như cuộc bạo loạn lương thực năm 2007 – 2008 và Mùa xuân Arab năm 2011. Năm 2019, một báo cáo chung của FAO và Chương trình Lương thực thế giới (WFP) xác nhận rằng tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã làm gia tăng tỉ lệ di cư và xung đột vũ trang.

Ngoại trừ Sudan – nơi đang diễn ra cuộc nội chiến dai dẳng trong bối cảnh giá bánh mỳ tăng 50% – nhiều quốc gia có sự chuyển dịch tiêu dùng từ lúa mỳ sang gạo. Trên thực tế, gạo là một trong những loại ngũ cốc hiếm hoi mà giá chỉ tăng hạn chế: 8% từ tháng 2 đến tháng 7/2022. Do vậy, một số quốc gia châu Phi đã thay thế một phần lượng tiêu thụ lúa mỳ của họ bằng gạo, điều này giải thích cho hiện tượng giá gạo tăng gần đây và giá lúa mỳ giảm, mặc dù nguồn công ngày càng trở nên khan hiếm hơn

Nga lên tiếng về mối quan hệ giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ

Điện Kremlin hy vọng quan hệ Kiev-Ankara sẽ không nhằm chống lại Moskva.

Nga lên tiếng về mối quan hệ giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ - Hình 1
người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Sputnik/AP

Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 10/7 cho biết "Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có quyền phát triển quan hệ với Ukraine, nhưng Moskva hy vọng họ sẽ không nhằm vào Moskva".

Phát biểu với giới phóng viên khi được hỏi về các động thái của Ankara cho phép các chỉ huy của tiểu đoàn Azov (bị coi là một tổ chức khủng bố ở Nga) tới Kiev và khởi động việc sản xuất máy bay không người lái Bayraktar ở Ukraine, ông Peskov nói: "Chắc chắn, là một quốc gia hiện đại, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có quyền phát triển quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Ukraine. Nhưng, là đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi hy vọng rằng mối quan hệ đó sẽ không nhằm chống lại chúng tôi".

Người phát ngôn của Tổng thống Nga mô tả quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là "khá gần gũi, đã phát triển, nhiều mặt và cùng có lợi". Tuy nhiên, "có một số lĩnh vực mà chúng tôi có sự khác biệt", ông Peskov nói thêm.

Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 8/7 cho biết ông đã trở lại Kiev cùng với 5 chỉ huy của tiểu đoàn Azov, bất chấp sự phản đối từ Moskva. Trước đó, ông Zelensky đã gặp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Vấn đề này cũng nằm trong số các chủ đề mà Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã thảo luận qua điện thoại ngày 9/7. Theo Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov và ông Fidan đã nhắc lại tầm quan trọng của việc củng cố lòng tin trong quan hệ giữa hai nước.

Hai nhà ngoại giao cũng đã thảo luận về tình hình mới nhất xung quanh Ukraine và triển vọng nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, Bộ Ngoại giao Nga đưa tin.

Bình luận về các sự kiện trên, tờ Vedomosti (Nga) dẫn lời Ikbal Durre, Phó Giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Moskva cho biết ông Erdogan dường như đã có một cử chỉ thiện chí đối với phương Tây bằng cách trao trả tù binh Ukraine cho Kiev, những người đã bị Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ theo thỏa thuận với Nga sau khi lực lượng kháng cự Ukraine ở Mariupol thất thủ vào năm ngoái.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Durre hy vọng rằng động thái này không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong quan hệ của Ankara với Moskva bởi ông Erdogan có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách cân bằng giữa các cường quốc. Theo chuyên gia này, Ankara sẽ giữ vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine, lưu ý nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đánh mất vai trò này vì nó củng cố vị thế đàm phán của ông.

Về thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, Viktor Nadein-Rayevsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhấn mạnh, bất kể ông Erdogan có thể đưa ra quyết định gì trong cuộc gặp với Tổng thống Zelensky, phía Nga có đủ cơ sở để từ chối gia hạn thêm thỏa thuận này.

"Phương Tây vẫn từ chối đáp ứng ít nhất một số điều kiện của Nga. Ngân hàng Nông nghiệp Nga vẫn đang bị trừng phạt và không thể phục vụ hàng xuất khẩu của Nga. Vẫn còn vấn đề về bảo hiểm cho các tàu thương mại vận chuyển lúa mì của Nga. Việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc là vô nghĩa trừ khi các hạn chế đối với thương mại của Nga được dỡ bỏ", chuyên gia chỉ ra, đồng thời kết luận rằng cho đến gần đây, Nga vẫn sẵn sàng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ về một số vấn đề kinh tế và chính trị.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo TASS/Vedomosti)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái LanVụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái Lan
18:31:28 10/12/2024
Cái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụCái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụ
12:43:15 10/12/2024
Nvidia bị điều tra ở Trung QuốcNvidia bị điều tra ở Trung Quốc
07:13:38 11/12/2024
4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt
22:07:30 11/12/2024
Nghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vongNghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vong
10:08:53 10/12/2024
Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyềnVị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
09:47:06 10/12/2024
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống YoonQuốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
09:14:08 11/12/2024
Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại MỹThách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ
05:59:08 12/12/2024

Tin đang nóng

Mỗi tháng chồng cho 30 triệu tùy ý tiêu xài nhưng tôi vẫn muốn ly hônMỗi tháng chồng cho 30 triệu tùy ý tiêu xài nhưng tôi vẫn muốn ly hôn
04:54:52 12/12/2024
Loại rau này là "thuốc" trừ ho đờm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch: Nấu 2 món ăn vào mùa đông rất ngon và bổ dưỡngLoại rau này là "thuốc" trừ ho đờm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch: Nấu 2 món ăn vào mùa đông rất ngon và bổ dưỡng
06:19:02 12/12/2024
Sao Vbiz hội bạn Cường Đô La "đánh úp" xác nhận đã sinh con sau thời gian ở ẩnSao Vbiz hội bạn Cường Đô La "đánh úp" xác nhận đã sinh con sau thời gian ở ẩn
06:53:18 12/12/2024
Duy Phương tiết lộ bị một căn bệnh, phải uống thuốc cả đờiDuy Phương tiết lộ bị một căn bệnh, phải uống thuốc cả đời
06:26:48 12/12/2024
Sao nữ hạng A kéo người đánh hội đồng 1 cô gái, vì sao nạn nhân kêu cứu 6 năm mới được chú ý?Sao nữ hạng A kéo người đánh hội đồng 1 cô gái, vì sao nạn nhân kêu cứu 6 năm mới được chú ý?
06:58:50 12/12/2024
Cuộc đời bi thương của nghệ sĩ Việt nổi tiếng: 2 lần đò, bị chồng đánh sưng tím mắt trước giờ diễnCuộc đời bi thương của nghệ sĩ Việt nổi tiếng: 2 lần đò, bị chồng đánh sưng tím mắt trước giờ diễn
06:43:41 12/12/2024
Hủy hôn sau tệp ảnh dưới đệm ghế: Sự thật gây sốc tại nhà mẹ chồng tương laiHủy hôn sau tệp ảnh dưới đệm ghế: Sự thật gây sốc tại nhà mẹ chồng tương lai
05:23:17 12/12/2024
Bỏ rơi vợ con để đến với nhân tình, chỉ vài tháng sau tôi ôm hận khi biết mình mất hết tất cảBỏ rơi vợ con để đến với nhân tình, chỉ vài tháng sau tôi ôm hận khi biết mình mất hết tất cả
05:19:27 12/12/2024

Tin mới nhất

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ưu tiên giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ưu tiên giải quyết khủng hoảng tại Ukraine

08:24:40 12/12/2024
Về vấn đề Syria, ông Trump nhắc lại lời kêu gọi của Chính phủ Mỹ không can thiệp vào quốc gia Trung Đông này, sau khi phe đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Thủ tướng Italy được vinh danh 'người quyền lực nhất' châu Âu

Thủ tướng Italy được vinh danh 'người quyền lực nhất' châu Âu

08:20:35 12/12/2024
Vị trí cao nhất dành cho Thủ tướng Meloni trên bảng xếp hạng của Politico Europe cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về uy tín của nhà lãnh đạo Italy bất chấp nhiều dự đoán trước đó về "tương lai xám xịt" đối với bà ở trong châu...
Cảnh sát bắt giữ 3 người trong vụ sập tòa nhà ở Hà Lan

Cảnh sát bắt giữ 3 người trong vụ sập tòa nhà ở Hà Lan

08:18:12 12/12/2024
Các nhân viên cứu hộ với chó nghiệp vụ đã tìm thấy 6 thi thể từ đống đổ nát của tòa nhà bị sập. Hiện có 4 người vẫn điều trị tại bệnh viện, trong đó 2 người bị thương nặng.
Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau tấn công xe chở chuyên gia IAEA

Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau tấn công xe chở chuyên gia IAEA

08:17:00 12/12/2024
Nga đang kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngay sau khi tiến vào Ukraine vào tháng 2/2022. Kể từ đó, hai bên thường xuyên cáo buộc nhau tiến hành pháo kích vào nhà máy và đe dọa đến vấn đề an toàn hạt nhân.
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam

Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam

08:14:08 12/12/2024
Về đối ngoại, Giáo sư Ấn Độ nhấn mạnh Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không chỉ với Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mà còn với nhiều quốc gia khác.
Triệt phá đường dây buôn lậu cocaine quy mô lớn từ Nam Mỹ sang châu Âu

Triệt phá đường dây buôn lậu cocaine quy mô lớn từ Nam Mỹ sang châu Âu

08:12:13 12/12/2024
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, đường dây buôn lậu trên là sự hợp tác giữa Primeiro Comando da Capital (PCC) - một trong những băng đảng tội phạm lớn nhất Brazil, và tổ chức mafia khét tiếng nhất Italy Ndrangheta.
Điểm yếu khiến Ukraine khó cản đà tiến kỷ lục của Nga ở Donbass

Điểm yếu khiến Ukraine khó cản đà tiến kỷ lục của Nga ở Donbass

08:01:08 12/12/2024
Giới quan sát chỉ ra những kẽ hở trong phòng tuyến của Ukraine mà Nga có thể tận dụng để duy trì đà tiến kỷ lục trong thời gian qua.
Sự sụp đổ chóng vánh của chế độ Assad và nguy cơ Syria chìm trong hỗn loạn

Sự sụp đổ chóng vánh của chế độ Assad và nguy cơ Syria chìm trong hỗn loạn

07:58:09 12/12/2024
Sự sụp đổ chóng vánh của chính quyền Assad ở Syria chỉ sau 11 ngày tiến công của lực lượng đối lập là cơn địa chấn tại một khu vực vốn luôn bất ổn, với những hệ quả rất lớn với nước này và Trung Đông.
Nhiều tỷ phú gia nhập đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Nhiều tỷ phú gia nhập đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

07:55:48 12/12/2024
Khi chính thức bước vào Nhà Trắng vào ngày 20/1/2025, ở độ tuổi 78, ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ lớn tuổi nhất và giàu nhất trong lịch sử tuyên thệ nhậm chức.
Israel dội hỏa lực, hạm đội Syria bị xóa sổ sau một đêm

Israel dội hỏa lực, hạm đội Syria bị xóa sổ sau một đêm

06:56:28 12/12/2024
Hai ngày qua, Israel dồn dập tấn công các mục tiêu quân sự ở Syria, trong đó có hạm đội của hải quân Syria, do lo ngại những tài sản này rơi vào tay các nhóm cực đoan.
LHQ cảnh báo nạn buôn người gia tăng do xung đột và biến đổi khí hậu

LHQ cảnh báo nạn buôn người gia tăng do xung đột và biến đổi khí hậu

06:06:00 12/12/2024
Làn sóng di cư lớn, đặc biệt từ châu Phi cận Sahara, đã dẫn đến gia tăng các tuyến đường buôn người. Khu vực này hiện chiếm 26% tổng số nạn nhân.
Israel phát hiện quần thể tâm linh 35.000 năm tuổi

Israel phát hiện quần thể tâm linh 35.000 năm tuổi

06:03:41 12/12/2024
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy gần đó nhiều công cụ bằng đá lửa và vỏ sò biểu thị nền văn hóa Aurignacian, cùng một chiếc gạc hươu có thể liên quan các nghi lễ trong hang động.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hà Nội: Người dân sẽ được giảm giá, hỗ trợ đổi xe máy cũ

Chủ tịch Hà Nội: Người dân sẽ được giảm giá, hỗ trợ đổi xe máy cũ

Tin nổi bật

08:20:37 12/12/2024
Thành phố sẽ nghiên cứu phương án như giảm giá, đổi xe, hỗ trợ đổi xe, hỗ trợ vốn vay... để người dân chuyển đổi xe máy cũ gây ô nhiễm sang xe điện, theo Chủ tịch Hà Nội.
1 điểm đến chỉ cách Hà Nội hơn 100km là "top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông", tạp chí Quốc tế ca ngợi "trải nghiệm cuốn hút nhất thế giới"

1 điểm đến chỉ cách Hà Nội hơn 100km là "top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông", tạp chí Quốc tế ca ngợi "trải nghiệm cuốn hút nhất thế giới"

Du lịch

08:03:35 12/12/2024
Cách Hà Nội khoảng gần 100km về phía Nam, Ninh Bình nổi tiếng là điểm đến du lịch tuyệt mỹ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng đầy trữ tình cùng những di sản văn hoá đặc sắc.
Tài xế xe ôm công nghệ bị phạt sau khi dùng chân đẩy ô tô ở TPHCM

Tài xế xe ôm công nghệ bị phạt sau khi dùng chân đẩy ô tô ở TPHCM

Pháp luật

07:50:32 12/12/2024
Ngày 11/12, Phòng CSGT (PC08) Công an TPHCM cho biết, Trạm CSGT Tân Túc vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh P.M.T. (quê Tiền Giang), tài xế xe ôm công nghệ dùng chân đẩy ô tô trên đường.
20 phút cứu người bị tai nạn của các cán bộ pháp y Kiên Giang

20 phút cứu người bị tai nạn của các cán bộ pháp y Kiên Giang

Sức khỏe

07:48:02 12/12/2024
Ngày 11/12, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Kiên Giang xác nhận, vừa qua trên đường đi công tác, đơn vị đã kịp thời sơ cứu nạn nhân nguy kịch trong một vụ tai nạn giao thông.
Sao Việt 12/12: Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh tình tứ, Minh Hằng bình yên bên con trai

Sao Việt 12/12: Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh tình tứ, Minh Hằng bình yên bên con trai

Sao việt

07:39:20 12/12/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng ông xã doanh nhân nắm chặt tay trong chuyến du lịch Hong Kong, Minh Hằng ngập tràn hạnh phúc khi có thời gian bên quý tử bụ bẫm.
Thấy chồng ngoại tình, vợ đu bám trên xe đang lao trên đường để đánh ghen

Thấy chồng ngoại tình, vợ đu bám trên xe đang lao trên đường để đánh ghen

Netizen

07:36:55 12/12/2024
Bắt quả tang chồng qua lại với một cô gái khác, người phụ nữ Brazil tức giận đu bám trên cửa xe bất chấp chiếc xe đang lao nhanh trên đường để đánh ghen.
Không thời gian - Tập 9: Đại thẳng thừng từ chối cô gái do bố mai mối

Không thời gian - Tập 9: Đại thẳng thừng từ chối cô gái do bố mai mối

Phim việt

07:32:03 12/12/2024
Tranh thủ những ngày nghỉ phép, ông Nậm sắp xếp cho con trai gặp Hà, cô gái cùng làng. Nhưng Đại thẳng thừng từ chối vì chưa sẵn sàng sau rất nhiều chuyện đã xảy ra.
Lọt đề cử cuối của The Game Awards 2024, thế nhưng Black Myth: Wukong lại rơi vào tình cảnh éo le

Lọt đề cử cuối của The Game Awards 2024, thế nhưng Black Myth: Wukong lại rơi vào tình cảnh éo le

Mọt game

07:03:16 12/12/2024
Mới đây, hệ thống giải thưởng The Game Awards 2024 đã công bố danh sách 5 ứng viên lọt vào vòng đề cử cuối cùng của hạng mục Player s Voice. Đó chính là: Wuthering Waves, Zenless Zone Zero, Genshin Impact
Món canh siêu ngon từ loại "rau" giúp ngừa ung thư, chống oxy hóa: Nấu xong, nước dùng thơm phức, ngon vừa vặn với tiết trời mùa đông

Món canh siêu ngon từ loại "rau" giúp ngừa ung thư, chống oxy hóa: Nấu xong, nước dùng thơm phức, ngon vừa vặn với tiết trời mùa đông

Ẩm thực

06:07:46 12/12/2024
Hôm nay chúng sẽ chia sẻ một cách nấu món ăn mà bạn chưa từng thấy trước đây. Bằng việc kết hợp các nguyên liệu khéo léo, bạn sẽ có một nồi canh canh tươi ngon đến mức ăn không thể ngừng.
Cặp chị em lệch nhau 27 tuổi vẫn quá xứng đôi, nữ chính là tuyệt sắc mỹ nhân U55 trẻ đẹp khó tin

Cặp chị em lệch nhau 27 tuổi vẫn quá xứng đôi, nữ chính là tuyệt sắc mỹ nhân U55 trẻ đẹp khó tin

Phim châu á

06:06:36 12/12/2024
Sự hợp tác giữa một diễn viên kỳ cựu đáng tin cậy và ngôi sao trẻ đang lên rất hot hiện nay khiến khán giả không khỏi tò mò.
4 sao Hoa ngữ flop nhất 2024: Triệu Lộ Tư xếp thứ 3, hạng 1 cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều chạm đáy

4 sao Hoa ngữ flop nhất 2024: Triệu Lộ Tư xếp thứ 3, hạng 1 cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều chạm đáy

Hậu trường phim

06:06:07 12/12/2024
Danh sách những sao Hoa ngữ flop nhất 2024 gây bất ngờ vì quy tụ nhiều gương mặt đình đám như Dương Mịch, Cung Tuấn, Triệu Lộ Tư và Đàn Kiện Thứ.