Ukraine vận động để được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20
Ukraine và các đối tác đang nỗ lực vận động để Kiev được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ vào tháng 9 tới.
Một cuộc họp cấp chuyên viên của G20 diễn ra hồi đầu năm nay tại Ấn Độ. Ảnh: G20.org
Tờ Pravda châu Âu của Ukraine (EuroPravda) dẫn lời Mykola Tochytskyi, Thứ trưởng Ngoại giao nước này ngày 16/8 cho biết, Kiev muốn tham gia hội nghị thượng đỉnh G20.
“Chúng tôi cho rằng việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc [ở Biển Đen] là một thách thức đáng kể không chỉ đối với các quốc gia ở châu Phi và châu Á, mà còn đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc cùng với các đối tác của mình – với Ấn Độ và các đối tác khác sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh – để được mời” ông Tochytskyi nêu rõ.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar xác nhận Ukraine không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi vào ngày 9-10/9 tới.
Video đang HOT
Ông Jaishankar thông báo rằng chỉ có 9 quốc gia bên ngoài nhóm G20 được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh ở New Delhi: Tây Ban Nha, Bangladesh, Nigeria, Mauritius, Ai Cập, Hà Lan, Oman, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Ukraine đã được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 trước đó tại Indonesia. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phát biểu trực tuyến trước những người tham gia hội nghị thượng đỉnh và lần đầu tiên vạch ra kế hoạch hòa bình của Kiev.
Đầu năm nay, cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 diễn ra tại Ấn Độ đã kết thúc mà không có thông cáo chung, vì phía Nga và Trung Quốc không đồng ý với cách diễn đạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ không có kế hoạch mời Ukraine dự Hội nghị thượng đỉnh G20
Ấn Độ không có kế hoạch mời Ukraine tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar mới đây cho biết.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ảnh: AP
"Theo quan điểm của chúng tôi, việc tham dự Hội nghị G20 là dành cho các thành viên và tổ chức mà chúng tôi đã mời", ông Jaishankar nói với các phóng viên, lưu ý rằng danh sách đó đã được Ấn Độ tuyên bố ngay khi đảm nhận chức Chủ tịch G20 vào tháng 12 năm ngoái.
Ông Jaishankar nêu rõ việc mời Ukraine tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 "không phải là điều mà Ấn Độ đã xem xét và cũng không phải là điều New Delhi đã thảo luận với bất kỳ ai".
Dự kiến cuộc xung đột ở Ukraine cũng như sự gián đoạn nguồn cung lương thực và nhiên liệu toàn cầu sẽ là những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở New Delhi sắp tới.
Trong khi Ukraine không phải là thành viên G20 nhưng Nga là một phần của nhóm này. Vào tháng 2/2022, xung đột Nga - Ukraine nổ ra và hai bên hiện vẫn trong tình trạng xung đột. Ấn Độ đã tìm cách hòa giải thông qua ngoại giao và đối thoại.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái tại Bali, Indonesia và ông Zelenskyy đã xuất hiện tại các hội nghị thượng đỉnh lớn khác, chẳng hạn như hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng trước tại Hiroshima, Nhật Bản.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã gặp ông Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay. Đây là cuộc gặp đầu tiên của họ kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Hồi tháng 4, Ukraine đã đề nghị Ấn Độ hỗ trợ thuố.c và thiết bị y tế, đồng thời giúp nước này xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị xung đột tàn phá. Yêu cầu trên được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Emine Dzhaparova và là quan chức cấp cao nhất của Ukraine, đưa ra nhân chuyến thăm Ấn Độ.
Trong chuyến thăm, bà Dzhaparova nhấn mạnh Ukraine mong muốn xây dựng mối quan hệ bền chặt và gần gũi hơn với Ấn Độ.
Đáp lại yêu cầu của Ukraine, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, ngoài việc cung cấp thuố.c và thiết bị y tế, Ấn Độ cũng sẽ cung cấp xe buýt trường học cho Ukraine.
Ấn Độ đã sơ tán gần 20.000 sinh viên nước này đang học tập tại Ukraine, chủ yếu là ở các trường cao đẳng y tế, sau khi xung đột bùng nổ.
Nga nêu điều kiện đạt giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine Ngày 10/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin tuyên bố giải pháp hòa bình tại Ukraine chỉ có thể đạt được khi các nước phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin. Ảnh: AFP/TTXVN Trao đổi với hãng tin TASS, Thứ trưởng Galuzin nêu rõ Nga tiếp tục duy trì lập trường...