Lý do Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc không trực tiếp dự Thượng đỉnh SCO 2023
Cả Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc đều không dự hội nghị thượng đỉnh SCO được tổ chức tại Ấn Độ lần này vì những lý do “tế nhị” sau:
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp của SCO ở Samarkand, Uzbekistan ngày 16/9/2022. Ảnh: Sputnik/Reuters
Theo báo Nezavisimaya Gazeta, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 23 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ diễn ra tại New Delhi (Ấn Độ) vào ngày 4/7. SCO, được thành lập vào năm 2001, gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, và đến năm 2017 có sự tham gia của Ấn Độ và Pakistan. Iran dự kiến sẽ là thành viên mới nhất khi đang hoàn tất thủ tục gia nhập. Các quốc gia có ảnh hưởng khác ở Nam bán cầu cũng bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của SCO.
Tầm quan trọng của SCO ngày càng tăng lên, nhưng các nhà bình luận đang đặt câu hỏi: Tại sao Ấn Độ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế, lại quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh mà không có sự hiện diện trực tiếp của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của các thành viên?
Tờ Hindu của Ấn Độ đưa tin rằng chỉ một tháng trước hội nghị thượng đỉnh, Bộ Ngoại giao nước này đã thông báo rằng hội nghị thượng đỉnh SCO sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến chứ không phải với sự hiện diện trực tiếp của các lãnh đạo nước thành viên như kế hoạch.
Thông cáo báo chí của Bộ trên cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì cuộc họp. Tất cả các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên đã được mời tham dự. Turkmenistan là khách mời thường trực và tổng thống các nước Belarus, Mông Cổ, Iran đã nhận được lời mời tham gia với tư cách quan sát viên.
Nhưng điều thay đổi về hình thức tổ chức lại không được đề cập trong tuyên bố mới nhất. Mặc dù trước đó lời mời tham dự trực tiếp đã được gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Pakistan Shahbaz Sharif và lãnh đạo các quốc gia thành viên Trung Á. Ngoài ra, tại cuộc gặp ở Goa (Ấn Độ) trước đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Subramanyam Jaishankar và Tổng thư ký SCO Zhang Ming đã tuyên bố sẽ hợp tác để tổ chức hội nghị thượng đỉnh thành công.
Năm 2020, hội nghị thượng đỉnh SCO dưới sự chủ trì của Nga được tổ chức trực tuyến do đại dịch COVID-19, nhưng năm ngoái tất cả các nhà lãnh đạo đều có mặt tại cuộc họp ở Samarkand (Uzbekistan). Các nguồn tin nói với tờ Hindu rằng “những khó khăn về lịch trình” là lý do chính dẫn đến việc Ấn Độ thay đổi kế hoạch. New Delhi vẫn chưa nhận được xác nhận từ một số nhà lãnh đạo, trong đó có Trung Quốc và Pakistan.
Ngoài ra, cuộc xung đột ở Ukraine có thể phủ bóng đen lên sự tham gia của Tổng thống Nga Putin. Về phần mình, ông Modi đang rất bận rộn với các chuyến công du nước ngoài.
Video đang HOT
Thủ tướng Ấn Độ đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ (19 – 24/6) và dự định đến tham Pháp, nơi dự kiến sẽ diễn ra một cuộc duyệt binh vào ngày 14/7 tới tại Paris.
Một khó khăn tiếp theo là việc xây dựng tòa nhà để tổ chức hội nghị thượng đỉnh trên quảng trường Pragati Maidan chưa hoàn thành. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao nước này nhấn mạnh, Ấn Độ vẫn cam kết đảm bảo thành công của hội nghị thượng đỉnh.
Một lời giải thích khác về quyết định của New Delhi được đưa ra bởi cựu Đại sứ Ấn Độ tại Kazakhstan, Thụy Điển và Latvia, Ashok Sajjanhar. Theo ông Sajjanhar, Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa bao giờ tuyên bố rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức theo “hình thức trực tiếp”. Và quyết định về hình thức trực tuyến được đưa ra liên quan đến một số yếu tố. Thứ nhất, do cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra ở châu Âu, thứ hai là căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Cuộc xung đột ở Ukraine dường như là một lý do khiến Tổng thống Putin khó công du nước ngoài vào thời điểm này. Trong khi đó, một cuộc thảo luận trực tuyến giữa ông Putin và Thủ tướng Modi có thể làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng mà không cần gặp mặt trực tiếp. Trước hội nghị, cả hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm vào ngày 30/6. Như thông cáo báo chí của Điện Kremlin nêu rõ: “Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quan điểm chung nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt ưu tiên giữa Nga và Ấn Độ và nhất trí tăng cường các cuộc tiếp xúc sâu rộng hơn”.
Đối với Trung Quốc, Ấn Độ không nhận được phản hồi nào về sự tham gia của ông Tập Cận Bình. Do đó, New Delhi đã lựa chọn phương án “không chờ đợi”. Hơn nữa, sau cuộc đụng độ giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc ở biên giới vào tháng 4/2020, không có trao đổi thông tin liên lạc nào giữa Thủ tướng Modi và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Hướng phát triển mới của cấu trúc khu vực Trung Đông sau khi Saudi Arabia gia nhập SCO
Quyết định gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) của Saudi Arabia có thể là thời điểm thuận lợi để SCO hình thành và sắp xếp các kịch bản trong tương lai nhằm định hình các khối khu vực và quốc tế mới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong chuyến thăm Saudi Arabia tháng 12/2022. Ảnh: Reuters
Ngày 29/3, Saudi Arabia đã đồng ý trở thành đối tác đối thoại trong SCO, một khối Á-Âu với trọng tâm thúc đẩy hợp tác đa phương trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và chính trị. SCO hiện nay có 8 thành viên đầy đủ tư cách, gồm: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Iran mới gia nhập. Tổ chức này cũng đã trao tư cách quan sát viên cho Afghanistan, Mông Cổ và Belarus; trao tư cách đối tác đối thoại cho Azerbaijan, Armenia, Campuchia, Nepal, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Sri Lanka.
Là giai đoạn đầu tiên khi gia nhập SCO, quan hệ đối tác đối thoại thể hiện cấp độ hợp tác thấp nhất trong tổ chức. Do đó, một số nhà quan sát cho rằng không nên cường điệu hóa tác động của việc Saudi Arabia trở thành một đối tác như vậy.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Abas Aslani, nhà nghiên cứu người Iran tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông ở Tehran, động thái này có ý nghĩa lớn hơn khi được đặt trong bối cảnh của các sự kiện và diễn biến gần đây ở Trung Đông.
Tiến sĩ Aslani cho rằng, với tư cách là đối tác đối thoại trong SCO và để gia nhập tổ chức này, Saudi Arabia cần cam kết không thù địch với các thành viên hiện có và duy trì mối quan hệ tích cực với họ. Do đó, trong những cuộc thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia, các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Tehran và Riyadh, như các vấn đề về giao thông vận tải, liên lạc và địa chính trị, có thể đã được bàn thảo tại Bắc Kinh.
Lợi ích với sáng kiến Vành đai và Con đường
Sau thông báo về quyết định của Saudi Arabia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ và tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ duy trì hòa bình và ổn định khu vực, cũng như thúc đẩy phát triển chung thông qua tăng cường hợp tác với Saudi Arabia trong khuôn khổ SCO.
Mặc dù SCO trao quyền phủ quyết cho tất cả các quốc gia thành viên trong nhiều vấn đề mang tính quyết định, nhưng theo một số nhà quan sát, ảnh hưởng của Trung Quốc trong tổ chức khiến nước này trở thành động lực đưa ra các quyết định.
Ngoài ra, Trung Quốc đã nỗ lực điều chỉnh các cơ chế kinh tế của SCO cho phù hợp với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh. Tháng 3/2015, Tổng thư ký SCO Dmitry Mezentsev tuyên bố rằng tổ chức này sẽ tích hợp các chiến lược phát triển của mình với Sáng kiến Con đường Tơ lụa đầy tham vọng của Trung Quốc, mở rộng lời mời tới tất cả các thành viên tham gia vào sáng kiến trên.
Sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí thực hiện các biện pháp hợp nhất Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa với Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU), sử dụng SCO làm cơ cấu điều phối. Ngoài ra, việc phân bổ các khoản đầu tư và khoản vay trong SCO cũng ưu tiên các quốc gia tham gia BRI.
Trung Quốc đã tăng cường đầu tư trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Trung Đông theo BRI. Ảnh: THX
Do đó, tư cách thành viên của Saudi Arabia có thể được coi là một lợi ích đáng kể cho Trung Quốc khi việc mở rộng không gian địa lý của SCO tạo điều kiện cho hợp tác với một quốc gia tham gia BRI. Đáng chú ý, vào tháng 12/2022, Trung Quốc và Saudi Arabia đã ký kết các thỏa thuận song phương và biên bản ghi nhớ được thiết kế để điều chỉnh tầm nhìn phát triển năm 2030 của Saudi Arabia với BRI của Trung Quốc.
Đặc biệt khi xem xét rằng tư cách thành viên đồng thời của Iran và Saudi Arabia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một mạng lưới kinh tế chiến lược trên toàn khu vực vì cả Iran và Saudi Arabia đều có tiềm năng hợp tác lớn về cơ sở hạ tầng và thúc đẩy quan hệ, kết nối giữa Trung Á và Trung Đông.
Lợi ích địa chính trị
Mặc dù SCO tự mô tả họ là một công cụ để hội tụ kinh tế, nhưng sự mở rộng của tổ chức mang lại những tác động chính trị và an ninh rộng lớn hơn. Quá trình mở rộng thành thành viên với Ấn Độ, Pakistan và Iran trong thập kỷ qua cho thấy kết quả của sự kết hợp giữa các động cơ kinh tế và địa chính trị. Đây cũng có thể là trường hợp của Saudi Arabia.
Cụ thể, khi Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến việc phát triển cấu trúc khu vực mới ở Trung Đông, tư cách thành viên SCO của Saudi Arabia thúc đẩy ba mục tiêu địa chính trị chủ yếu. Đầu tiên và quan trọng nhất: mở rộng SCO đến tận Trung Đông và do đó tăng cường sự hiện diện hiện của tổ chức này ở Trung Á, Nam Á và khu vực Á-Âu. Thứ hai, sự phát triển này giúp SCO có thể thực hiện sứ mệnh an ninh khu vực trong bối cảnh Saudi Arabia là một bên tham gia chính trong cuộc cạnh tranh địa chính trị và kinh tế trong khu vực.
Ngoài ra, việc bổ sung Saudi Arabia vào tổ chức là thời điểm thuận lợi để SCO hình thành và sắp xếp các kịch bản trong tương lai nhằm định hình các khối khu vực và quốc tế mới. Cụ thể, việc gia nhập của Saudi Arabia sẽ cho phép SCO thúc đẩy chiến lược hợp tác và thiết lập liên minh giữa các thành viên mới trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải và hệ thống tài chính, đồng thời củng cố sự gắn kết và hiệu quả của tổ chức như một lực lượng khu vực và quốc tế đáng gờm.
Tóm lại, Tiến sĩ Aslani kết luận trong thời gian tới, việc Saudi Arabia đang trên con đường gia nhập SCO có thể góp phần tiếp thêm sinh lực và tăng cường hoạt động phối hợp của tổ chức này. Hiện tại, một trong những mục tiêu cấp bách nhất là thiết lập một hệ thống tài chính độc lập với các hệ thống tài chính của phương Tây vốn bị USD hóa.
Bên cạnh đó, việc tham gia của Saudi Arabia cũng giúp các thành viên SCO tăng cường khả năng tiếp cận nguồn cung năng lượng dồi dào, trong đó có Trung Quốc. Mặc dù sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên SCO trong các vấn đề năng lượng không phụ thuộc vào việc họ có gia nhập tổ chức hay không, nhưng tư cách thành viên của Saudi Arabia - cùng với các thành viên Nga và Iran - có thể củng cố vị thế của câu lạc bộ năng lượng trong SCO.
Được thành lập năm 2013 do Nga đề xướng, câu lạc bộ năng lượng trong SCO có mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu năng lượng của các thành viên, phát triển cơ sở hạ tầng phân phối năng lượng trên khắp các quốc gia thành viên và đảm bảo an ninh năng lượng của họ thông qua việc cung cấp nhiên liệu thay thế, bao gồm cả năng lượng hạt nhân. Câu lạc bộ năng lượng này cũng có thể thúc đẩy hợp tác với các nhà sản xuất năng lượng khác.
Tổng thống Putin: Mục tiêu kim ngạch thương mại Nga - Trung 200 tỷ USD có thể sớm đạt được Theo hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Nga và Trung Quốc có thể đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 200 tỷ USD sớm hơn kế hoạch. Người đứng đầu nước Nga đưa ra tuyên bố này trong buổi tiếp Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,...