Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Canada
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 20/8, Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Canada lần thứ 12 đã diễn ra tại thành phố Semarang, Indonesia, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Zulkifli Hasan và Bộ trưởng Xúc tiến xuất khẩu, Thương mại quốc tế và Phát triển kinh tế Canada Mary Ng.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Canada lần thứ 12.
Hội nghị ghi nhận quỹ đạo tích cực trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Canada trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm sau đại dịch COVID-19.
Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đạt 31,2 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Canada vào ASEAN đạt 30,73 tỷ USD, tăng 13,4%.
Hội nghị khẳng định cam kết tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm giảm thiểu tác động kinh tế của các căng thẳng địa chính trị đối với khu vực cũng như quan hệ kinh tế – thương mại song phương, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực và năng lượng.
Video đang HOT
Hội nghị đánh giá cao sự hỗ trợ của Canada đối với nỗ lực phục hồi của khu vực hậu đại dịch COVID-19 thông qua việc đóng góp cho Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19 và quyên góp các thiết bị bảo hộ cá nhân cho ASEAN, cũng như như sự hỗ trợ của Canada đối với Khung phục hồi toàn diện ASEAN (ACRF) trong các lĩnh vực giám sát sức khỏe cộng đồng và kỹ thuật số.
Hai bên hoan nghênh tiến độ đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Canada (ACAFTA) và giao nhiệm vụ cho các quan chức tiếp tục thảo luận chuyên sâu để thúc đẩy đàm phán hướng tới một ACAFTA có ý nghĩa thương mại cho tất cả các bên liên quan và mang lại lợi ích kinh tế cho ASEAN và Canada, đồng thời tăng cường cam kết đối với hệ thống thương mại dựa trên luật lệ và thị trường công bằng, cởi mở, tự do, tăng trưởng và phát triển bền vững.
Hội nghị cũng ghi nhận Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) và Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Canada đều chia sẻ các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy một cấu trúc khu vực mở, bao trùm, minh bạch và dựa trên luật lệ, trong đó ASEAN giữ vai trò trung tâm. Hội nghị hoan nghênh Canada hỗ trợ kỹ thuật cho ASEAN theo Cơ chế triển khai chuyên gia thương mại và phát triển (EDM).
Năm 2023, một loạt đối thoại chuyên gia liên quan đến lao động, môi trường, thương mại bao trùm và phụ nữ dự kiến sẽ được tổ chức, qua đó hỗ trợ nâng cao kiến thức cho các Nhóm chuyên gia ASEAN trong các lĩnh vực liên quan, phục vụ cho đàm phán ACAFTA.
Hội nghị hoan nghênh tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch công tác 2021 – 2025 nhằm thực hiện Tuyên bố chung ASEAN – Canada về thương mại và đầu tư (JDTI), đồng thời ghi nhận các kết quả tham vấn, đối thoại và chương trình xây dựng năng lực nhằm tăng cường quản trị kinh tế và kích thích tăng trưởng kinh tế bền vững trong ASEAN.
Ngoài ra, hội nghị cũng hoan nghênh việc đưa vào hoạt động Kế hoạch hành động của Quỹ ủy thác ASEAN – Canada trong năm nay, cho rằng quỹ này đóng vai trò không thể thiếu nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN – Canada trên 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN, cũng như hỗ trợ đàm phán ACAFTA.
ASEAN - EU cam kết thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 20/8, tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) - Liên minh châu Âu (EU) lần thứ 19 diễn ra ở thành phố Semarang, Indonesia, hai bên đã cam kết tận dụng động lực tích cực để tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư song phương.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tham vấn AEM - EU lần thứ 19.
Hội nghị ghi nhận cả Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và EU đang trên đà phục hồi hoàn toàn sau tác động của đại dịch COVID-19. Theo thống kê của ASEAN, tổng giá trị thương mại hàng hóa hai chiều giữa ASEAN và EU đạt 295,2 tỷ USD vào năm 2022, tăng 9,6% so với năm 2021, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU cũng đạt 24 tỷ USD, đưa EU trở thành nguồn FDI lớn thứ 3 của ASEAN.
Hội nghị nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác ASEAN - EU không chỉ dừng lại ở thương mại và đầu tư. Hội nghị nhắc lại những đóng góp của EU cho Khung phục hồi toàn diện ASEAN (ACRF) trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, kinh tế tuần hoàn, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo trợ xã hội ứng phó với thiên tai, thành phố xanh và bình đẳng giới, qua đó giúp ASEAN nhanh chóng ứng phó và thoát khỏi đại dịch.
Hội nghị hoan nghênh tiến độ triển khai Chương trình công tác thương mại và đầu tư ASEAN - EU (TIWP) 2022-2023; khuyến khích tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ TIWP và thông qua TIWP ASEAN - EU 2024-2025 nhằm định hướng cho quan hệ hợp tác kinh tế song phương trong thời gian tới.
Hội nghị đánh giá cao các chương trình ARISE (tạo thuận lợi thương mại) và E-READI (đối thoại chính sách EU - ASEAN) do EU tài trợ, đồng thời ghi nhận những đóng góp quan trọng của 2 chương trình này nhằm thúc đẩy các nỗ lực hội nhập kinh tế ASEAN cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế giữa ASEAN và EU.
Bên cạnh đó, hội nghị mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ hơn nữa thông qua Sáng kiến Xanh EU - ASEAN trị giá 30 triệu euro (32,67 triệu USD) mới được triển khai và Gói Kết nối Bền vững EU - ASEAN trị giá 60 triệu euro (65,35 triệu USD) góp phần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược EU - ASEAN và triển khai chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu của EU ở Đông Nam Á.
Hội nghị hoan nghênh báo cáo của Cuộc họp Nhóm công tác chung ASEAN - EU về thương mại và đầu tư (JWG) và các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN - EU về kinh tế số, công nghệ xanh và dịch vụ xanh, cũng như phục hồi chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, hội nghị ghi nhận các nguyên tắc cơ bản được chia sẻ giữa Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy một cấu trúc khu vực mở, bao trùm, minh bạch và dựa trên luật lệ, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm. Hội nghị nhất trí thăm dò khả năng hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của AOIP và Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Quốc hội Campuchia thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN Ngày 30/5, Quốc hội Campuchia đã thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ. Ngày 23/4/2019, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức ký Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) và Nghị định thư thứ 4 sửa đổi Hiệp định Đầu tư Toàn diện...