Nỗi lo an ninh lương thực khi vựa lúa Trung Quốc chìm trong nước lũ
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu của Trung Quốc ở phía Đông Bắc, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực.
Những cánh đồng và con đường ở thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc bị nước lũ nhấn chìm vào ngày 4/8. Ảnh: AP
Theo kênh CNN ngày 7/8, mưa xối xả do hậu quả của cơn bão Doksuri đã tàn phá miền Bắc Trung Quốc từ cuối tháng 7, khiến hơn một triệu người phải sơ tán và ít nhất 30 người thiệt mạng ở ngoại ô Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc gần đó.
Xa hơn về phía Bắc ở tỉnh Hắc Long Giang lân cận, các con sông cung cấp nước tưới cho các cánh đồng màu mỡ của tỉnh này đã tràn bờ, nhấn chìm các cánh đồng lúa, phá hủy các nhà kính trồng rau và làm hư hỏng các nhà máy.
Trên toàn tỉnh Hắc Long Giang, chính quyền cho biết 25 con sông đã vượt quá mức cảnh báo và có nguy cơ vỡ bờ.
Ngày 6/8, Bộ Thủy lợi của Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt lên Cấp 3 đối với các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang. Đây là mức khẩn cấp thứ ba trong hệ thống ứng phó khẩn cấp bốn cấp.
Một cánh đồng ngô bị nước lũ nhấn chìm tại một ngôi làng ở thành phố Hạc Bích, tỉnh Hà Nam vào ngày 5/8. Ảnh: Getty Images
Tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, trên 162.000 người đã phải sơ tán, trong khi hơn 90.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng do nước lũ.
Video đang HOT
Tại thành phố Thượng Chí, hơn 42.575 ha cây trồng đã bị phá hủy trong trận mưa bão tồi tệ nhất mà thành phố này phải đối mặt trong hơn 6 thập kỷ.
Nhiều ngôi làng và diện tích đất nông nghiệp rộng lớn cũng bị ngập lụt ở thành phố Vũ Xương, một thành phố sản xuất lúa gạo lớn khác ở Hắc Long Giang. Chính quyền địa phương vẫn đang thống kê thiệt hại.
Tình trạng ngập lụt đất nông nghiệp đã làm tăng thêm mối lo ngại về những tác động tiềm tàng đối với an ninh lương thực ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhất là khi các sự kiện thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu đặt ra các mối đe dọa ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp lương thực và nông nghiệp của Trung Quốc.
Vốn là vựa lúa của Trung Quốc, ba tỉnh cực Đông Bắc là Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh sản xuất hơn 1/5 sản lượng ngũ cốc của cả nước này nhờ có vùng đất đen màu mỡ. Các loại cây trồng chính ở đó gồm đậu tương, ngô và lúa.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cảnh báo rằng những trận mưa lớn do bão Khanun và bão Doksuri sẽ gây ra tác động nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.
Các cánh đồng lúa ở Đông Bắc Trung Quốc bị tàn phá sau khi những trận mưa lớn vào cuối tháng 5 đã làm ngập lụt tỉnh Hà Nam. Đây là một vùng trồng ngũ cốc lớn khác của Trung Quốc và sản xuất khoảng 1/3 sản lượng lúa mì của cả nước.
Chính quyền tỉnh Hà Nam cho biết đây là trận mưa tàn phá nặng nề nhất đối với ngành sản xuất lúa mì trong thập kỷ qua.
Một trang trại bị ngập lụt ở thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam vào ngày 5/8. Ảnh: Getty Images
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, những trận mưa lớn xảy ra ngay trước vụ thu hoạch đã khiến sản lượng lúa mì vụ hè của Trung Quốc năm nay giảm 0,9% – mức giảm đầu tiên trong 7 năm qua.
Các quan chức của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo vào tháng trước, các đợt nắng nóng sau đó đã thiêu đốt phần lớn miền Bắc Trung Quốc và phá vỡ kỷ lục nhiệt độ vào tháng 6, gây ra hạn hán cản trở sự phát triển của các loại cây trồng non như ngô và đậu tương.
Trong ngắn hạn, những tác động tiêu cực này đối với ngành nông nghiệp của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá lương thực. Giá lương thực Trung Quốc vốn vẫn tương đối ổn định trong những tháng gần đây do rủi ro giảm phát đang gia tăng trong nền kinh tế, trái ngược hẳn tình hình lạm phát đang diễn ra với lạm phát ở nhiều nước.
Tuần trước, Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với lúa mạch nhập khẩu của Australia, vốn được áp dụng vào năm 2020 khi căng thẳng ngoại giao giữa hai nước lên đến đỉnh điểm.
Trung Quốc đã trải qua đợt nắng nóng và hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vào mùa hè năm 2022, gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm và công nghiệp.
Từ đó, Trung Quốc đã tăng cường tập trung vào an ninh lương thực. Vào tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nông nghiệp là nền tảng của an ninh quốc gia. Ông nói trong một bài báo: “Một khi nông nghiệp gặp trục trặc, bát cơm của chúng ta sẽ nằm trong tay người khác và chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào người khác để có thức ăn. Làm sao mà chúng ta có thể đạt được hiện đại hóa trong trường hợp đó?”
Hợp tác ASEAN+3 đóng vai trò điểm tựa cho sự ổn định, tự cường và bền vững của khu vực
Ngày 13/7, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 56 và các hội nghị liên quan tại Indonesia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và 3 nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (ASEAN 3).
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (thứ 4, trái) cùng các Bộ trưởng Ngoại giao đối tác chụp ảnh chung tại Hội nghị ASEAN 3. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia - nước Chủ tịch ASEAN, ông Retno Marsudi cho biết hợp tác ASEAN 3 luôn đứng vững trước mọi nguy cơ bất ổn, những cú sốc và khủng hoảng. Ông nhấn mạnh ASEAN 3 luôn giữ vai trò điểm tựa hơn 25 năm qua trong giải quyết những thách thức trong khu vực. Do đó, ông cho rằng ASEAN 3 cần tiếp tục hợp tác nhằm đảm bảo cơ chế này trở nên mạnh mẽ hơn trong giải quyết những thách thức toàn cầu đầy bất ổn, vì ổn định, tự cường và bền vững của khu vực.
Về sự ổn định của khu vực, Ngoại trưởng Retno nhấn mạnh, sự ổn định cần phải theo đuổi và nuôi dưỡng bởi tất cả các bên, những người có quyền lợi nhất khi sống và phát triển trong khu vực này. ASEAN 3 cần phát huy vai trò duy trì hòa bình và an ninh bằng cách tôn trọng luật pháp quốc tế và theo đuổi tinh thần của chủ nghĩa đa phương.
Chủ tịch ASEAN kêu gọi ASEAN 3 nên hỗ trợ cách ASEAN xây dựng một cấu trúc khu vực bao trùm và thực hiện Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua các hành động cụ thể.
Về năng lực tự cường, ASEAN 3 cần củng cố cơ chế để tăng cường khả năng phục hồi. Sáng kiến Chiang Mai cần được triển khai hiệu quả hơn trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, và ASEAN 3 phải là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo khả năng ứng phó của khu vực trước các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Về tính bền vững, Ngoại trưởng Retno khẳng định bền vững không còn là một lựa chọn. Ông cho rằng ASEAN 3 cần đảm bảo trở thành điểm neo vững chắc cho sự phát triển bền vững của khu vực, cũng như cần sáng tạo hơn trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, trong đó, có thể bắt đầu hợp tác phát triển một hệ sinh thái xe điện mạnh mẽ trong thị trường ASEAN 3.
Tại cuộc họp, các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết hợp tác của ASEAN 3 trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực và giải quyết các thách thức trong tương lai. Do đó, cần một cam kết được đưa ra nhằm tăng cường cơ chế Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN 3 (APTERR) vì an ninh lương thực và Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM).
Các bên tham dự hội nghị cũng thúc đẩy tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSMEs), chuỗi cung ứng và kết nối. ASEAN cũng khuyến khích thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với từng nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, các nước cũng khuyến khích thiết lập một hệ sinh thái xe điện trong khu vực.
Bên cạnh đó, các nước cũng đã nêu bật tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong duy trì ổn định và hòa bình khu vực.
Cuộc họp cũng thảo luận về các vấn đề an ninh khác như phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, chống tội phạm xuyên quốc gia và giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Bắc Kinh trải qua chuỗi ngày nắng nóng dài kỷ lục Tình hình lũ lụt nghiêm trọng đã khiến hàng chục nghìn người phải di dời tại Trung Quốc, trong khi đó nhiệt độ ở thủ đô Bắc Kinh tạm thời dịu hơn đôi chút sau chuỗi ngày kỷ lục nắng nóng gay gắt. Khách du lịch che ô tránh nắng nóng tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN Ngày...