Hạn hán kéo dài làm trầm trọng cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan
Hạn hán kéo dài 3 năm qua trên khắp Afghanistan đang gây thiệt hại cho nông dân, nền kinh tế dựa nhiều vào nông nghiệp, và gây mất an ninh lương thực.
Người dân lấy nước sinh hoạt ở ngoại ô Jalalabad, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các chuyên gia cho biết hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu vốn dẫn đến áp lực gia tăng lên tài nguyên nước. Chỉ số nguy cơ khí hậu toàn cầu cho thấy Afghanistan là nước bị ảnh hưởng nhiều thứ 6 từ các mối đe dọa liên quan đến biến đổi khí hậu.
Gần như không có hệ thống thủy lợi, Afghanistan dựa vào tuyết tan trên những ngọn núi để giữ cho những con sông có nước chảy và tưới cho những cánh đồng trong mùa Hè.
Tuy nhiên, Najibullah Sadid – một chuyên gia về môi trường và tài nguyên nước tại Viện nghiên cứu và kỹ thuật thủy lợi liên bang tại Đức, cho biết khi nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm và tuyết ít, tuyết tan mùa Hè không cung cấp đủ nước cho các con sông như trước đây.
Ông Sadid nhấn mạnh về mặt an ninh lương thực, trong đất nước như Afghanistan với hơn 30% GDP đến từ nông nghiệp, nếu lĩnh vực này bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì toàn bộ nền kinh tế của nước này cũng bị ảnh hưởng theo.
Hai năm sau khi Taliban nắm quyền trở lại ở Afghanistan, tài nguyên nước khan hiếm và khó khăn của nông nghiệp đang gây ra những thách thức lớn cho chính quyền.
Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc cho biết 15,3 triệu người đang đối mặt với mất an ninh lương thực tại đất nước gần 42 triệu dân này.
Mười cuộc khủng hoảng gây nhức nhối thế giới trong năm 2023
Somalia đứng đầu danh sách 10 quốc gia lâm khủng hoảng khi có 7,1 triệu người, chiếm 45% dân số, đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Trong danh sách 101 cuộc khủng hoảng gây nhức nhối thế giới trong năm 2023 còn có khủng hoảng nhân đạo do cuộc xung đột tại Ukraine, nội chiến Yemen, đói nghèo ở Afghanistan.
Người tị nạn Ukraine đổ sang Ba Lan sau khi xung đột bùng phát hồi tháng 2/2022. Ảnh: AFP
Hàng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC) công bố danh sách 20 cuộc khủng hoảng nhân đạo dự kiến sẽ trở nên tồi tệ nhất trong năm tới.
Bước sang năm 2023, các quốc gia trên toàn cầu tiếp tục phải vật lộn với những cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ, bất ổn kinh tế và những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu. Các biện pháp bảo vệ từng ngăn chặn các cuộc khủng hoảng như vậy vượt khỏi tầm kiểm soát, chẳng hạn các hiệp ước hòa bình, viện trợ nhân đạo và trách nhiệm giải trình đối với các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế đã bị suy yếu hoặc bị dỡ bỏ.
Dưới đây là Top 10 cuộc khủng hoảng dự kiến sẽ gây ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2023, theo đánh giá của IRC:
10. Xung đột tại Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế giới
Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR), cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng di cư nhanh nhất, lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ. Nhiều người dân Ukraine đang phải đối mặt với mùa đông thiếu thốn thực phẩm, không có nước sạch, năng lượng, chăm sóc sức khỏe và các nguồn cung cấp thiết yếu khác. Cuộc xung đột cũng tiếp tục có tác động domino trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Chị Iryna và con gái đứng gần cửa khẩu Medyka ở Ba Lan sau khi chạy khỏi Ukraine. Ảnh: IRC
Xung đột tại Ukraine gần như chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2023, với việc người dân phải đối mặt với nguy cơ bị thương, bệnh tật và tử vong ngày càng cao. Các cuộc tấn công bằng tên lửa, máy bay không người lái, các cuộc pháo kích có thể khiến hàng triệu người không có nước, điện và sưởi ấm trong mùa đông. 6,5 triệu người Ukraine đã phải di dời trong nước, trong khi hơn 7,8 triệu người đang tị nạn trên khắp châu Âu.
9. Bạo lực băng đảng, hỗn loạn xã hội và biến đổi khí hậu ở Haiti
Haiti lọt vào top 10 trong Danh sách Theo dõi của IRC khi bất ổn chính trị và bạo lực băng đảng gia tăng sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise vào năm 2021. Các băng đảng có vũ trang thường xuyên kiểm soát các tuyến đường phân phối, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản và nhiên liệu. Giá cả tăng khiến người dâ ngày càng khó mua thực phẩm.
Hai mẹ con ngủ đêm ngoài trời sau trận động đất mạnh 7,2 độ ở Haiti năm 2022. Ảnh: AFP/Getty Images.
Trong khi đó, những cú sốc về khí hậu và đợt bùng phát dịch tả đầu tiên trong ba năm đã làm căng thẳng các hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch tễ.
Năm 2023, dự kiến bạo lực băng đảng sẽ tiếp tục phá vỡ sinh kế và các dịch vụ thiết yếu của người dân. Các vụ bắt cóc, hãm hiếp và giết người đều đang gia tăng, khiến hàng nghìn người có nguy cơ tử vong. Haiti cũng ghi nhận mức độ mất an ninh lương thực kỷ lục vào năm 2022, dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2023.
8. Các băng nhóm vũ trang gây bất ổn ở Burkina Faso
Một phụ nữ tản cư ở miền bắc Burkina Faso, nơi một số thị trấn gần như bị cắt đứt hoàn toàn khỏi viện trợ. Ảnh: Getty Images
Tình hình ở Burkina Faso ngày càng trở nên nghiêm trọng khi các nhóm vũ trang tăng cường tấn công và chiếm đất. Căng thẳng giữa các phe phái chính trị của đất nước đã góp phần gây ra sự bất ổn. Các thành viên của lực lượng vũ trang đã lên nắm quyền hai lần chỉ riêng trong năm 2022.
Các nhóm vũ trang hiện kiểm soát tới 40% diện tích đất nước. Mặc dù nhu cầu rất lớn, viện trợ nhân đạo bị hạn chế do xung đột và thiếu kinh phí. Một số thị trấn ở phía Bắc Burkina Faso gần như bị cắt đứt viện trợ hoàn toàn. Giá lương thực đã tăng 30%, khiến Burkina Faso nằm trong số những nước có tỷ lệ lạm phát lương thực cao nhất trên thế giới.
7. Các thảm họa khí hậu sau nội chiến Nam Sudan
Nam Sudan vẫn đang phục hồi sau cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2018. Mặc dù xung đột đã giảm nhưng giao tranh cục bộ vẫn lan rộng. Đất nước này là một trong những nơi hòa bình mong manh nhất trên thế giới.
Các thảm họa khí hậu bao gồm lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng khiến người dân ngày càng khó tiếp cận lương thực và các nguồn lực cơ bản.
Hai chị em Muna và Khamis sống với mẹ trong một trại tị nạn ở Nam Sudan. Ảnh: IRC
Nhiều người Nam Sudan hơn bao giờ hết - ước tính 7,8 triệu người - sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ khủng hoảng vào năm 2023. Bất chấp lũ lụt nghiêm trọng, mùa màng bị tàn phá và dịch bệnh bùng phát, tình trạng thiếu kinh phí đã buộc Chương trình Lương thực Thế giới phải tạm dừng một phần viện trợ lương thực vào năm 2022.
Xung đột trên khắp đất nước cũng đe dọa thường dân và những người ủng hộ nhân đạo. Nam Sudan luôn có mức độ bạo lực cao nhất thế giới đối với nhân viên cứu trợ, cản trở khả năng tiếp cận những người cần giúp đỡ của họ.
6. Khủng hoảng y tế tại Syria sau nhiều năm chiến tranh
Hơn một thập kỷ chiến tranh đã phá hủy hệ thống y tế của Syria và đẩy đất nước này đến bờ vực sụp đổ kinh tế. Một thập kỷ xung đột ở nước láng giềng Liban tiếp tục làm tăng thêm giá lương thực và nghèo đói. Hiện tại, 75% người dân Syria không thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất và hàng triệu người sống nhờ vào viện trợ nhân đạo.
47% người dân Syria dựa vào các nguồn nước thay thế để đáp ứng hoặc bổ sung cho nhu cầu nước của họ. Ảnh: IRC
Dự kiến trong năm 2023, giá cả hàng hóa sẽ tiếp tục tăng. Xung đột và các cuộc không kích đang diễn ra có thể buộc nhiều người phải rời bỏ nhà cửa của họ. Ngoài ra, đợt bùng phát dịch tả đầu tiên trong một thập kỷ có nguy cơ làm quá tải hệ thống nước và chăm sóc sức khỏe của Syria.
Kể từ năm 2014, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ủy quyền cho các cơ quan của Liên hợp quốc chuyển hàng viện trợ từ các nước láng giềng vào Syria. Dây cứu sinh quan trọng này có thể bị cắt đối với hàng triệu người vào đầu năm 2023, tức là giữa mùa đông khi nhu cầu sẽ đặc biệt cấp bách.
5. Thỏa thuận ngừng bắn thất bại có thể dẫn đến xung đột mới ở Yemen
Bodor Ali Muhammad, 21 tuổi, ngồi cùng ba cô con gái trong trại tị nạn Modhoor ở Yemen. Họ nằm trong số ước tính 4,3 triệu người phải di dời do chiến sự ở Yemen. Ảnh: IRC
Cuộc khủng hoảng ở Yemen đang ngày càng sâu sắc khi cuộc xung đột kéo dài 8 năm giữa các nhóm vũ trang và lực lượng chính phủ vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù lệnh ngừng bắn giúp giảm giao tranh trong vài tháng, nhưng đã sụp đổ vào tháng 10/2022 và không thể giúp giảm thiểu hậu quả về kinh tế và sức khỏe. Hiện tại, 80% dân số Yemen sống trong cảnh cực kỳ nghèo khổ và 2,2 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Do thỏa thuận ngừng bắn thất bại, xung đột lớn có thể tiếp tục vào năm 2023. Yemen có nguy cơ bạo lực gia tăng trừ khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn lâu hơn.
4. Xung đột kéo dài hàng thập kỷ leo thang tại Cộng hòa Dân chủ Congo
Phụ nữ ở Bắc Kivu, DRC tham gia chương trình sinh kế do IRC hỗ trợ dành cho những người sống sót sau bạo lực giới. Ảnh: IRC
Hơn 100 nhóm vũ trang tranh giành quyền kiểm soát ở miền Đông CHDC Congo (DRC), châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài hàng thập kỷ. Dân thường trở thành những mục tiêu chủ yếu. Nhóm vũ trang M23 đã phát động một cuộc tấn công mới vào năm 2022, buộc các gia đình phải rời bỏ nhà cửa và làm gián đoạn viện trợ nhân đạo.
Các đợt bùng phát dịch bệnh lớn - bao gồm sởi, sốt rét và Ebola - tiếp tục đe dọa hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã yếu kém, khiến nhiều sinh mạng gặp nguy hiểm.
Trong năm 2023, xung đột vẫn là mối quan tâm chính ở CHDC Congo, đặc biệt là khi căng thẳng leo thang và M23 nắm quyền kiểm soát nhiều vùng đất hơn.
3. Afghanistan - Cả dân tộc bị đẩy vào cảnh đói nghèo
Bé Asia, 7 tuổi, đã mất nhiều người thân trong trận động đất ở miền Đông Afghanistan vào tháng 6/2022. Ảnh: IRC
Afghanistan xếp thứ nhất trong Danh sách theo dõi năm 2022 nhưng xuống thứ ba vào năm 2023 -không phải vì điều kiện đã được cải thiện mà vì tình hình ở Đông Phi trở nên quá nghiêm trọng.
Hơn một năm kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền, Afghanistan vẫn trong tình trạng suy sụp kinh tế. Viện trợ quốc tế tăng nhanh đã ngăn chặn nạn đói vào mùa đông năm ngoái, nhưng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng vẫn tồn tại. Những nỗ lực liên tục để thu hút sự tham gia của chính phủ và cải thiện nền kinh tế đã thất bại. Gần như toàn bộ dân số Afghanistan hiện đang sống trong cảnh nghèo đói và chuẩn bị cho một mùa đông dài nữa.
Bước vào mùa đông 2023, hàng triệu người không thể chi trả cho các nhu cầu cơ bản, sau khi hạn hán và lũ lụt đã tàn phá mùa màng và vật nuôi.
Phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan sẽ hứng chịu những gánh nặng lớn nhất. Họ vẫn có nguy cơ bị bạo lực và bóc lột, và phần lớn không có tiếng nói khi chính phủ cấm phụ nữ học hành, ăn mặc, đi lại và tham gia chính trị.
2. Hạn hán và xung đột hành hạ hàng chục triệu người Ethiopia
Ethiopia cần 1,66 tỷ USD để ứng phó với hạn hán nhưng nước này mới chỉ được tài trợ 42% số tiền đó.
Ethiopia đang hướng tới mùa mưa không có mưa thứ sáu liên tiếp, làm trầm trọng hơn nạn hạn hán vốn đã ảnh hưởng đến 24 triệu người. Đồng thời, các cuộc xung đột khác nhau trên khắp đất nước đang làm gián đoạn cuộc sống và ngăn cản các tổ chức nhân đạo cung cấp viện trợ.
Một thỏa thuận hòa bình vào tháng 11/2022 có thể được duy trì và mang lại hy vọng chấm dứt xung đột ở Tigray, miền bắc Ethiopia, nhưng 28,6 triệu người vẫn cần viện trợ nhân đạo.
Ứng phó với hạn hán của Ethiopia cần 1,66 tỷ USD nhưng nước này chỉ được tài trợ 42% số tiền đó tính đến cuối năm 2022.
1. Thảm họa nạn đói ở Somalia
Lần đầu tiên đứng đầu Danh sách Theo dõi của Tổ chức Cứu hộ Quốc tế, Somalia đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hạn hán và đói kém chưa từng có. Người dân mất mạng vì đói và đất nước đang trên bờ vực của nạn đói.
7,1 triệu người dân Somalia, chiếm 45% dân số, đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Ảnh: TRTworld
Biến đổi khí hậu do con người gây ra càng làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của hạn hán. Nhiều thập kỷ xung đột đã làm xói mòn khả năng của Somalia trong việc ứng phó với các cú sốc dưới bất kỳ hình thức nào, phá hủy các hệ thống và cơ sở hạ tầng lẽ ra đã tạo ra một hàng rào bảo vệ chống lại cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ví dụ, với việc sản xuất lương thực bị suy giảm do biến đổi khí hậu và xung đột, sự phụ thuộc vào nhập khẩu của Somalia giờ đứng trước thách thức lớn hơn, khi hơn 90% lúa mì của nước này nhập từ Nga và Ukraine.
Hạn hán gây mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA) ngày 13/6 cho biết tình trạng hạn hán ở khu vực Sừng châu Phi đã khiến ít nhất 18,4 triệu người, trong đó hơn 7,1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Người dân tại một trại tị...