Thiên tai, xung đột khiến toàn thế giới có 71 triệu người phải di tản nội địa
Xung đột Nga- Ukraine và lũ lụt ở Pakistan đã góp phần đẩy số người phải di tản nội địa trên toàn thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại là 71,1 triệu người vào năm 2022.
Người tị nạn Ethiopia sơ tán tránh xung đột. Ảnh: MSF/TTXVN
Đây là con số được đưa ra trong báo cáo ngày 11/5 của tổ chức phi chính phủ Hội đồng Tị nạn Na Uy. Lãnh đạo của Hội đồng Tị nạn Na Uy – ông Jan Egeland cho biết một “ cơn bão hoàn hảo” của xung đột, thiên tai và những tác động của dịch COVID-19 đã kết hợp gây ra “sự dịch chuyển ở quy mô chưa từng thấy trước đây”.
Tờ Washington Post (Mỹ) dẫn lời ông Jan Egeland đánh giá khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu đã làm gia tăng số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm sự an toàn và nơi trú ẩn. Ông cũng bổ sung rằng sự chồng chéo của các cuộc khủng hoảng đồng nghĩa với việc nhiều người phải di tản lặp đi lặp lại và kéo dài.
Video đang HOT
Những người di tản nội địa thuộc nhóm buộc phải di chuyển trong biên giới quốc gia của họ và báo cáo của Hội đồng Tị nạn Na Uy không tính đối tượng thuộc nhóm tị nạn – những người chạy trốn sang các quốc gia khác. Hội đồng Tị nạn Na Uy đề cập hiện tượng thời tiết La Nina vốn kéo dài đến năm thứ ba vào 2022, cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người phải di tản.
Hiện tượng thời tiết này dẫn đến lũ lụt khiến nhiều người phải rời bỏ nhà cửa tại Pakistan, Nigeria và Brazil cũng như hạn hán tồi tệ tại Somalia, Kenya và Ethiopia.
Tại Ukraine, có 5,9 triệu người phải rời bỏ quê hương vì xung đột với Nga, đẩy tổng số người phải di tản nội địa do xung đột và bạo lực trên toàn thế giới lên đến hơn 62 triệu người. Trong khi đó, Syria có 6,8 triệu người phải di tản nội địa sau hơn một thập niên chiến tranh.
Những yếu tố này dẫn đến kết quả đến cuối năm 2022 có 71,1 triệu người trên toàn thế giới phải di tản nội địa, tăng 20% so với năm trước đó.
WB hỗ trợ 100 triệu USD giúp Sudan giữa khủng hoảng lương thực trầm trọng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi Ngày 21/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố gói hỗ trợ 100 triệu USD bao gồm "tiền mặt và thực phẩm" cho Sudan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra ngày càng trầm trọng ở quốc gia này.
Trẻ em tị nạn tại Al-Eligat, Sudan. Ảnh: AFP/ TTXVN
WB khẳng định nguồn quỹ này được phân bổ thông qua Chương trình lương thực thế giới (WFP) cho một "mạng lưới an toàn khẩn cấp" do "một mùa thu hoạch thất bát ở Sudan và giá cả thực phẩm tăng trên toàn cầu".
Trong thông cáo báo chí của mình, WB nêu rõ 100 triệu USD này phải được sử dụng để hỗ trợ cho "2 triệu người đang trong tình trạng mất an ninh lương thực ở 11 bang của Sudan, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới."
Theo Liên hợp quốc, cứ 3 người Sudan thì có 1 người cần viện trợ nhân đạo ở một quốc gia có mức lạm phát gần 200% mỗi tháng, giá trị đồng tiền rơi tự do và giá bánh mì đã tăng gấp 10 lần kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay.
Liên hợp quốc cũng ước tính rằng vào tháng 9 tới, 18 triệu người, hay nói cách khác là gần một nửa dân số Sudan, có thể gặp nạn đói. Trong khi vào tháng 6 vừa qua, tổ chức phi chính phủ Save the Children đã thông báo về cái chết liên quan đến nạn đói của hai trẻ em ở Bắc Darfur.
Đồng thời, Liên hợp quốc đang gióng lên hồi chuông cảnh báo vì văn phòng phụ trách các vấn đề nhân đạo của họ hôm 19/7 cho biết rằng "mới chỉ có 20% quỹ dành cho viện trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2022 được giải ngân trong khi hơn nửa năm đã trôi qua".
Mỹ sắp có quy định mới chống nhập cư lậu Reuters dẫn lời Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho hay đến ngày 11.5, Washington sẽ hoàn thiện một quy định mới từ chối cho tị nạn đối với người di cư bị bắt gặp vượt qua biên giới Mỹ - Mexico một cách bất hợp pháp. Người nhập cư ở khu vực tường biên giới Mỹ - Mexico. Ảnh...