Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến ở Ukraine đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nga và Ukraine, thường được coi là “vựa lúa mỳ” của thế giới, nằm trong số những nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu quan trọng nhất.

Là nạn nhân trực tiếp của sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu nông sản từ Nga và Ukraine đang phải đối mặt với những khó khăn thực sự về nguồn cung thực phẩm.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 1
Với “Lục địa Đen”, cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp tới an ninh lương thực.

Quyết định của Moscow về việc không gia hạn thỏa thuận cho phép dỡ bỏ phong tỏa ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ( thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen) cho thấy tính chất chiến lược rõ ràng của nông nghiệp trong cuộc xung đột này. Giống như năng lượng, nông nghiệp đã trở thành vũ khí địa chính trị có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay.

Gần một năm trước, ngày 22/7/2022, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được ký kết giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, cho phép xuất khẩu khoảng 25 triệu tấn lúa mỳ của Ukraine vốn bị mắc kẹt tại các cảng ở Biển Đen kể từ khi chiến tranh nổ ra. Josep Borrell, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) khi đó, đã ngợi ca đây là “bước tiến quan trọng trong nỗ lực khắc phục tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu”.

Ngoài ngũ cốc và các loại thực phẩm khác, thỏa thuận đảm bảo việc xuất khẩu phân bón, bao gồm cả amoniac, thông qua hành lang nhân đạo hàng hải an toàn từ 3 cảng của Ukraine: Chornomorsk, Odessa và Yuzhne-Pivdenn, đến phần còn lại của thế giới. Ban đầu có hiệu lực trong thời hạn 120 ngày, thỏa thuận đã được đàm phán lại nhiều lần giữa Ukraine và Nga cho đến ngày 17/7/2023, khi Nga tuyên bố chấm dứt thỏa thuận vì cho rằng cả phương Tây và Ukraine đều không tuân thủ, vi phạm lợi ích của Nga.

Vai trò đặc biệt quan trọng

Nga và Ukraine có vị trí thống lĩnh trong thị trường phân bón và nhiên liệu hóa thạch toàn cầu, điều này lý giải những lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Cả Nga và Ukraine đều thuộc nhóm những cường quốc nông nghiệp quan trọng nhất. Năm 2021, cả 2 đều nằm trong số 3 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mỳ, lúa mạch, ngô, hạt cải và dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương. 2 nước có vị trí thống lĩnh trên thị trường phân bón và nhiên liệu hóa thạch của thế giới, điều này cho thấy vì sao cuộc chiến ở Ukraine làm dấy lên những lo ngại ngày càng tăng bởi tính dai dẳng của nó.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 2
Nhiều quốc gia ở châu Phi bắt đầu có sự chuyển dịch tiêu dùng từ lúa mỳ sang gạo.

Đối với nhiều quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực của Nga và Ukraine, cuộc chiến đang làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại nông nghiệp nghiêm trọng. Diễn biến của các cuộc giao tranh đã tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của Ukraine: năm 2022, sản lượng lúa mỳ của nước này giảm 20% so với năm trước, trong khi hướng dương và ngô giảm 40%. Tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2023 ở Ukraine với những dự báo ban đầu về việc giảm 50% sản lượng lúa mỳ thu hoạch được.

Video đang HOT

Các hạn chế thương mại áp đặt lên Nga như các biện pháp trừng phạt chiến tranh, cũng đã góp phần khiến giá cả các mặt hàng này tăng vọt do nguồn cung đang sẵn có bỗng trở nên khan hiếm. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn và những lo ngại thiếu hụt đã khiến một số nước sản xuất ngũ cốc lớn như Ấn Độ và Trung Quốc giảm xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới để tăng dự trữ một cách quá mức.

Hậu quả là từ năm 2019 đến tháng 3/2022, chỉ số giá của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đạt kỷ lục mới: giá ngũ cốc ở cấp độ toàn cầu tăng 48%, giá dầu diesel tăng 85% và giá nguyên liệu đầu vào (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) tăng 35%, vượt đáng kể so với các mốc của các năm 1970 (năm xảy ra cú sốc dầu mỏ); năm 2008 (xảy ra các vụ bạo loạn do nạn đói) và năm 2011 (Mùa xuân Arab). Nếu các mặt hàng nông sản tăng giá trên quy mô toàn cầu, thì một số quốc gia (như Pháp hoặc Tây Ban Nha) – tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc nhập khẩu, năng lực sản xuất địa phương và các phương thức tiêu dùng – có thể có sức chống đỡ tốt hơn các quốc gia khác.

Chẳng hạn như Pháp, tuy ít bị ảnh hưởng về nguồn cung lương thực do năng lực trong nước dồi dào, nhưng lại là nước chịu sự phụ thuộc vào phân bón và nhiên liệu hóa thạch rất sâu. Lỗ hổng nghiêm trọng này, cùng với sức ép từ cuộc chiến và lạm phát, đã làm suy yếu các nhà sản xuất: chi phí sản xuất tăng 30% vào tháng 1/2023 so với năm 2022. Và sự gia tăng chi phí (nhiên liệu hóa thạch và phân bón) đối với các nhà sản xuất đã tác động đến giá tiêu dùng. Mức lạm phát lương thực sẽ đạt 25% vào mùa Hè năm 2023, mức cao đáng kể buộc nhiều hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực.

Đe dọa an ninh lương thực

Ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là lục địa châu Phi, cuộc chiến ở Ukraine đã đe dọa trực tiếp an ninh lương thực. Đây chủ yếu là trường hợp đối với các quốc gia phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu từ Nga và Ukraine và không có các giải pháp thay thế về nguồn cung hoặc sản lượng. Chẳng hạn như Somalia và Sudan nhập khẩu 100% và 75% lúa mỳ từ Nga và Ukraine. Về lâu dài, lạm phát lương thực gây ra rủi ro thực sự đối với sự ổn định chính trị của các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các cuộc bạo loạn lương thực năm 2007 – 2008 và các sự kiện của Mùa xuân Arab năm 2011 đã minh họa cho mối tương quan trực tiếp giữa giá của các mặt hàng nông sản và sự ổn định thể chế.

Nhiều nước đối mặt khó khăn nguồn cung lương thực - Hình 3
Việc gia tăng chi phí đầu vào đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp.

Giá năng lượng và nguyên liệu nông nghiệp tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp. Giá nguyên liệu nông nghiệp tăng vọt kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Sự lạm phát về giá đặc biệt rõ rệt đối với các sản phẩm xuất khẩu của Nga và Ukraine, nơi khoảng cách cung – cầu ngày càng lớn. Đó là trường hợp của lúa mỳ, mặt hàng mà 2 nước chiếm 30% thương mại thế giới trước chiến tranh. Tháng 9/2021, một tấn lúa mỳ được chào bán với giá khoảng 240 euro trên sàn giao dịch chứng khoán Chicago. Một năm sau, giá tăng lên 330 euro/tấn, tăng khoảng 70%. Lạm phát cũng đáng kể đối với các loại hạt có dầu như hạt cải dầu: Một tấn hạt cải dầu tăng từ 470 euro/tấn lên 615 euro/tấn, tăng 30% trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Đỉnh lạm phát đến nay dường như đã qua, tuy nhiên, mặt bằng giá của chúng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2021.

Bên cạnh nguyên liệu nông nghiệp, giá năng lượng tăng cũng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các ngành nông nghiệp. Từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022, giá một thùng dầu đã tăng từ 65 USD lên 80 USD. Giá khí đốt tăng kéo theo giá phân đạm tăng, loại phân bón cần khí đốt để sản xuất. Ví dụ, giá amoni nitrat 33,5% (một trong những loại phân bón chính) đã tăng từ 400 euro/tấn vào tháng 9/2021 lên gần 1.000 euro/tấn chỉ một năm sau đó. Một lần nữa, đối với các sản phẩm nông nghiệp, xu hướng lạm phát này đang giảm dần: kể từ cuối năm 2022, giá xăng giảm và kéo theo giá phân bón giảm, tuy nhiên, vẫn chưa thể trở lại mức như trước năm 2021.

Nhìn chung, việc gia tăng chi phí đầu vào gây khó khăn cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho dù một số ngành nhất định được hưởng lợi từ hiệu ứng thu nhập mạnh mẽ. Theo Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), giá sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đã tăng mạnh từ 3 năm qua. Trong 10 tháng đầu năm 2022 ở Pháp, mức tăng giá đạt 45,5% đối với năng lượng, 24,6% đối với thức ăn chăn nuôi và 87,5% đối với phân bón. Do vậy, các nhà khai thác nông nghiệp có 2 lựa chọn: tăng giá bán hoặc chấp nhận giảm lợi nhuận.

Lạm phát sản xuất ảnh hưởng đến giá lương thực, một xu hướng tăng trong toàn bộ các nước châu Âu. Mặt bằng giá lương thực ở Pháp đạt mức kỷ lục. Tháng 3/2023, INSEE ghi nhận giá thực phẩm tăng 15,9% so với năm trước, một mức cao đáng kể. Sự tăng giá này cũng tiếp tục trong mùa hè 2023. Các cuộc đàm phán thương mại hồi tháng 2/2023 giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ lớn đã tác động đến việc tăng giá đầu vào trong giá bán của họ và cho thấy lạm phát cao nhất là 25% vào mùa hè năm nay. Tình trạng lạm phát này đang buộc các hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực.

Châu Phi chịu thiệt hại nặng

Bất chấp việc thiết lập hành lang hàng hải sau Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và tổ chức các tuyến đường bộ mới qua Đông Âu, xuất khẩu của Ukraine đang giảm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine, trong năm 2022 – 2023, nước Cộng hòa Ukraine đã giao 41,9 triệu tấn ngũ cốc và đậu, so với 45 triệu tấn vào năm trước. Nguyên nhân chính là do số chuyến tàu chở hàng xuất bến giảm xuống dưới 3 chuyến/ngày. Tương tự đối với hạt hướng dương, từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, Ukraine chỉ xuất khẩu được 69% tiềm năng xuất khẩu của họ, và ngừng cung cấp cho nhiều quốc gia. Năm 2022, người trồng trọt Ukraine chứng kiến diện tích đất canh tác của họ giảm 22%, tức 2,8 triệu ha. Cuộc chiến càng kéo dài thì tiềm năng sản xuất của Ukraine càng giảm. Việc đập Kakhovka bị phá hủy gần đây sẽ làm giảm tiềm năng nông nghiệp của khu vực trong nhiều năm tới. Một tuyên bố gần đây của Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết 10.000 ha đất trực tiếp bị ngập lụt ở hạ lưu đập và hàng nghìn ha khác ở thượng nguồn đối mặt với nguy cơ hạn hán gia tăng.

Từ năm 2018 đến năm 2020, lục địa Phi đã nhập khẩu 44% tổng lượng lúa mỳ nhập khẩu từ Liên bang Nga (32%) và Ukraine (12%). Không dưới 25 quốc gia châu Phi nhập khẩu hơn 1/3 lượng lúa mỳ của họ từ 2 quốc gia này và 15 quốc gia trong số đó nhập khẩu hơn một nửa. Chẳng hạn, Somalia và Benin nhập khẩu 100% lúa mỳ từ Nga và Ukraine, trong khi Sudan nhập khẩu 75%. Đối với các quốc gia này, có rất ít lựa chọn thay thế: nguồn cung lúa mỳ trong khu vực tương đối thấp (và không ngừng giảm do biến đổi khí hậu), thương mại nội bộ châu Phi bị hạn chế và nhiều khu vực của lục địa không có cơ sở hạ tầng giao thông.

Việc hạn chế nguồn cung này lại một lần nữa đi kèm với sự gia tăng lạm phát lương thực. Từ tháng 3 đến tháng 12/2022, lạm phát lương thực trung bình hàng năm ở mức 29% ở Bắc Phi. Tỷ lệ này – cao hơn 10 điểm so với mức trung bình của thế giới trong cùng thời kỳ (17%) – được giải thích là do chế độ thực phẩm của các nước nghèo tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có tỷ lệ lạm phát cao (đặc biệt là lúa mỳ và hạt có dầu). Ở những khu vực bị đe dọa nhiều nhất như châu Phi cận Sahara và Bắc Phi, các hộ gia đình đã dành trung bình hơn 50% ngân sách hàng tháng của họ cho thực phẩm.

Nguồn cơn của bất ổn chính trị

Có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa tình trạng giá lương thực tăng cao với bất ổn chính trị. Chẳng phải ngẫu nhiên mà có sự liên hệ giữa giá nông sản tăng đột biến với các sự kiện chính trị lớn, chẳng hạn như cuộc bạo loạn lương thực năm 2007 – 2008 và Mùa xuân Arab năm 2011. Năm 2019, một báo cáo chung của FAO và Chương trình Lương thực thế giới (WFP) xác nhận rằng tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã làm gia tăng tỉ lệ di cư và xung đột vũ trang.

Ngoại trừ Sudan – nơi đang diễn ra cuộc nội chiến dai dẳng trong bối cảnh giá bánh mỳ tăng 50% – nhiều quốc gia có sự chuyển dịch tiêu dùng từ lúa mỳ sang gạo. Trên thực tế, gạo là một trong những loại ngũ cốc hiếm hoi mà giá chỉ tăng hạn chế: 8% từ tháng 2 đến tháng 7/2022. Do vậy, một số quốc gia châu Phi đã thay thế một phần lượng tiêu thụ lúa mỳ của họ bằng gạo, điều này giải thích cho hiện tượng giá gạo tăng gần đây và giá lúa mỳ giảm, mặc dù nguồn công ngày càng trở nên khan hiếm hơn

Nga lên tiếng về mối quan hệ giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ

Điện Kremlin hy vọng quan hệ Kiev-Ankara sẽ không nhằm chống lại Moskva.

Nga lên tiếng về mối quan hệ giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ - Hình 1
người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Sputnik/AP

Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 10/7 cho biết "Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có quyền phát triển quan hệ với Ukraine, nhưng Moskva hy vọng họ sẽ không nhằm vào Moskva".

Phát biểu với giới phóng viên khi được hỏi về các động thái của Ankara cho phép các chỉ huy của tiểu đoàn Azov (bị coi là một tổ chức khủng bố ở Nga) tới Kiev và khởi động việc sản xuất máy bay không người lái Bayraktar ở Ukraine, ông Peskov nói: "Chắc chắn, là một quốc gia hiện đại, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có quyền phát triển quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Ukraine. Nhưng, là đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi hy vọng rằng mối quan hệ đó sẽ không nhằm chống lại chúng tôi".

Người phát ngôn của Tổng thống Nga mô tả quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là "khá gần gũi, đã phát triển, nhiều mặt và cùng có lợi". Tuy nhiên, "có một số lĩnh vực mà chúng tôi có sự khác biệt", ông Peskov nói thêm.

Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 8/7 cho biết ông đã trở lại Kiev cùng với 5 chỉ huy của tiểu đoàn Azov, bất chấp sự phản đối từ Moskva. Trước đó, ông Zelensky đã gặp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Vấn đề này cũng nằm trong số các chủ đề mà Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã thảo luận qua điện thoại ngày 9/7. Theo Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov và ông Fidan đã nhắc lại tầm quan trọng của việc củng cố lòng tin trong quan hệ giữa hai nước.

Hai nhà ngoại giao cũng đã thảo luận về tình hình mới nhất xung quanh Ukraine và triển vọng nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, Bộ Ngoại giao Nga đưa tin.

Bình luận về các sự kiện trên, tờ Vedomosti (Nga) dẫn lời Ikbal Durre, Phó Giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Moskva cho biết ông Erdogan dường như đã có một cử chỉ thiện chí đối với phương Tây bằng cách trao trả tù binh Ukraine cho Kiev, những người đã bị Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ theo thỏa thuận với Nga sau khi lực lượng kháng cự Ukraine ở Mariupol thất thủ vào năm ngoái.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Durre hy vọng rằng động thái này không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong quan hệ của Ankara với Moskva bởi ông Erdogan có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách cân bằng giữa các cường quốc. Theo chuyên gia này, Ankara sẽ giữ vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine, lưu ý nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đánh mất vai trò này vì nó củng cố vị thế đàm phán của ông.

Về thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, Viktor Nadein-Rayevsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhấn mạnh, bất kể ông Erdogan có thể đưa ra quyết định gì trong cuộc gặp với Tổng thống Zelensky, phía Nga có đủ cơ sở để từ chối gia hạn thêm thỏa thuận này.

"Phương Tây vẫn từ chối đáp ứng ít nhất một số điều kiện của Nga. Ngân hàng Nông nghiệp Nga vẫn đang bị trừng phạt và không thể phục vụ hàng xuất khẩu của Nga. Vẫn còn vấn đề về bảo hiểm cho các tàu thương mại vận chuyển lúa mì của Nga. Việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc là vô nghĩa trừ khi các hạn chế đối với thương mại của Nga được dỡ bỏ", chuyên gia chỉ ra, đồng thời kết luận rằng cho đến gần đây, Nga vẫn sẵn sàng nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ về một số vấn đề kinh tế và chính trị.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo TASS/Vedomosti)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vongDừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vong
00:06:23 26/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủTang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
23:37:46 25/04/2025
Tổng thống Mỹ bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phépTổng thống Mỹ bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
21:09:50 26/04/2025
Con trai phó giám đốc CIA thiệt mạng trong chiến sự Nga - UkraineCon trai phó giám đốc CIA thiệt mạng trong chiến sự Nga - Ukraine
18:36:13 26/04/2025
Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục MỹHarvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
19:52:43 26/04/2025
Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạnKhách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn
19:33:18 25/04/2025
Ukraine lên tiếng sau khi Nga tuyên bố giành lại hoàn toàn KurskUkraine lên tiếng sau khi Nga tuyên bố giành lại hoàn toàn Kursk
20:55:05 26/04/2025
Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quanCuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan
19:31:20 25/04/2025

Tin đang nóng

Thanh niên nổi tiếng mạng đã đến TP.HCM sau 22 ngày đạp xe từ Hà Nội, nói 5 từ không ngờ khi đã kịp "deadline"Thanh niên nổi tiếng mạng đã đến TP.HCM sau 22 ngày đạp xe từ Hà Nội, nói 5 từ không ngờ khi đã kịp "deadline"
09:13:48 27/04/2025
Nữ NSND sở hữu biệt thự gần 500m2 trung tâm TP.HCM, 20 tuổi đã mua ô tôNữ NSND sở hữu biệt thự gần 500m2 trung tâm TP.HCM, 20 tuổi đã mua ô tô
06:24:31 27/04/2025
Vợ chồng Lê Phương đến tiễn đưa Quý Bình về biển Cần Giờ, chi tiết 8 bông hoa tím gây xôn xaoVợ chồng Lê Phương đến tiễn đưa Quý Bình về biển Cần Giờ, chi tiết 8 bông hoa tím gây xôn xao
08:08:33 27/04/2025
Nhan sắc Trấn Thành hậu giảm cânNhan sắc Trấn Thành hậu giảm cân
06:50:36 27/04/2025
Nữ thần sang nhất phim Hàn Quốc: Gương mặt đài các, khí chất lạnh lùng, 40 tuổi vẫn đẹp như sương sớmNữ thần sang nhất phim Hàn Quốc: Gương mặt đài các, khí chất lạnh lùng, 40 tuổi vẫn đẹp như sương sớm
05:52:16 27/04/2025
Midu và mẹ chồng: Mối quan hệ từng gây xôn xao, 1 hành động diễn ra trong lễ cưới lộ rõ cách cư xửMidu và mẹ chồng: Mối quan hệ từng gây xôn xao, 1 hành động diễn ra trong lễ cưới lộ rõ cách cư xử
08:05:37 27/04/2025
Nghe lỏm được chuyện chị gái mình cho các cháu 10 triệu tiền đi du lịch, cô em chồng đến tận nhà tôi đập phá để đòi bằng được số tiền đóNghe lỏm được chuyện chị gái mình cho các cháu 10 triệu tiền đi du lịch, cô em chồng đến tận nhà tôi đập phá để đòi bằng được số tiền đó
05:33:18 27/04/2025
100 triệu người đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: Phá nát nguyên tác kinh điển, diễn dở nhất Trung Quốc100 triệu người đòi mỹ nhân này giải nghệ ngay lập tức: Phá nát nguyên tác kinh điển, diễn dở nhất Trung Quốc
08:13:04 27/04/2025

Tin mới nhất

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa

09:35:31 27/04/2025
Hai ông lớn công nghệ Mỹ - Google và Intel yêu cầu nhân viên có mặt ít nhất 3-4 ngày tại văn phòng vì hành động này là cần thiết .
Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ

08:44:48 27/04/2025
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết tự lực và tự cường để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nội địa trong bối cảnh nước này đang cạnh tranh với Mỹ để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực AI.
Nga mất kiểm soát vệ tinh trong chương trình vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh?

Nga mất kiểm soát vệ tinh trong chương trình vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh?

08:13:17 27/04/2025
Vệ tinh Cosmos 2553 được Nga phóng lên vài tuần trước khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào năm 2022 đã trải qua nhiều đợt quay bất thường trong suốt năm qua.
Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis

08:10:31 27/04/2025
Hôm 25.4, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis và gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia khác.
Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận

Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận

07:24:41 27/04/2025
Theo các hồ sơ chính phủ và tòa án Mỹ, ông Jared Isaacman người được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử vào vị trí lãnh đạo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), từng bị bắt về cáo buộc gian lận.
Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

07:22:07 27/04/2025
Tờ South China Morning Post đưa tin Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) vừa thông báo sẽ chia sẻ các mẫu đá mặt trăng với hai trường đại học tại Mỹ cùng viện và cơ quan vũ trụ ở 5 quốc gia khác.
Không có quà, ông Trump vẫn muốn mừng sinh nhật phu nhân thật lãng mạn

Không có quà, ông Trump vẫn muốn mừng sinh nhật phu nhân thật lãng mạn

07:18:11 27/04/2025
Do lịch trình làm việc bận rộn, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc phải ăn mừng sinh nhật đệ nhất phu nhân Melania với bữa tối trên chuyên cơ Không lực Một.
Nhà Trắng có thêm sắc lệnh hành pháp

Nhà Trắng có thêm sắc lệnh hành pháp

07:12:28 27/04/2025
Trước diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn cảnh báo sắc lệnh của Mỹ vi phạm luật quốc tế và làm tổn hại các lợi ích của cộng đồng thế giới, theo Tân Hoa xã.
Thương chiến Mỹ - Trung đang hạ nhiệt?

Thương chiến Mỹ - Trung đang hạ nhiệt?

07:09:41 27/04/2025
Hôm qua 25.4, nhiều hãng truyền thông loan tin Trung Quốc có thể miễn trừ thuế suất 125% đối với một số sản phẩm Mỹ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại song phương dâng cao gần đây.
Iran và Mỹ kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ 3 về vấn đề hạt nhân

Iran và Mỹ kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ 3 về vấn đề hạt nhân

07:07:52 27/04/2025
Phát biểu trên đài truyền hình nhà nước, Ngoại trưởng Iran Abbbas Araqchi bày tỏ hài lòng về tiến trình và nhịp độ đàm phán hạt nhân với Mỹ, đồng thời cho biết cả hai bên đều thể hiện sự nghiêm túc và quyết tâm .
Ông Trump gia tăng sức ép lên Nga lẫn Ukraine ?

Ông Trump gia tăng sức ép lên Nga lẫn Ukraine ?

07:04:11 27/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã có phản ứng hiếm thấy về vụ Nga bị cáo buộc tấn công thủ đô Kyiv của Ukraine, trong khi Moscow tuyên bố sẵn sàng ký kết thỏa thuận về xung đột.
Ukraine lên tiếng trước tuyên bố kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kursk của Nga

Ukraine lên tiếng trước tuyên bố kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kursk của Nga

07:03:38 27/04/2025
Trước đó, lực lượng vũ trang Ukraine tấn công vượt biên giới sang tỉnh Kursk từ ngày 6/8/2024. Các đơn vị Ukraine đã chiếm được thành phố Sudzha cùng các vùng phụ cận chỉ trong vòng vài ngày.

Có thể bạn quan tâm

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Thế giới số

12:44:18 27/04/2025
TSMC vừa xác nhận sự ra đời của quy trình 1,4nm, dự kiến sẽ được áp dụng cho các chip Apple Silicon trong tương lai, mà cụ thể là từ năm 2028.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Mazda 6e, công suất 258 mã lực, nội thất tiện nghi, công nghệ tiên tiến

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Mazda 6e, công suất 258 mã lực, nội thất tiện nghi, công nghệ tiên tiến

Ôtô

12:44:09 27/04/2025
Mazda 6e được trang bị pin lithium-ion dung lượng 80 kWh, cho phép xe di chuyển tối đa 552 km sau mỗi lần sạc đầy. Đặc biệt, công nghệ sạc nhanh giúp nạp từ 30% lên 80% chỉ trong 15 phút, mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng.
Nvidia công bố dòng laptop GeForce RTX 50 tích hợp AI thế hệ mới

Nvidia công bố dòng laptop GeForce RTX 50 tích hợp AI thế hệ mới

Đồ 2-tek

12:41:55 27/04/2025
Với hiệu năng cải tiến và sức mạnh AI vượt trội, thế hệ laptop sử dụng GPU Nvidia thế hệ RTX 50 hứa hẹn tạo ra bước chuyển lớn trong ngành đồ họa và game.
Tìm kiếm 2 em nhỏ ở Đồng Nai nghi đạp xe tới TPHCM xem diễu binh

Tìm kiếm 2 em nhỏ ở Đồng Nai nghi đạp xe tới TPHCM xem diễu binh

Tin nổi bật

12:33:26 27/04/2025
Ngày 27/4, ông Trần Minh Châu, Chủ tịch UBND xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng công an tổ chức tìm kiếm 2 em nhỏ là anh em ruột, sau khi gia đình trình báo mất l...
Xe tay ga cùng phân khúc với Honda Vision, thiết kế cá tính, giá ngang Wave RSX

Xe tay ga cùng phân khúc với Honda Vision, thiết kế cá tính, giá ngang Wave RSX

Xe máy

12:15:16 27/04/2025
Hero Xoom 110 2025 là mẫu xe tay ga sở hữu thiết kế cá tính cùng nhiều trang bị đáng chú ý nhưng giá khá hấp dẫn.
Quần jeans ống đứng và giày bệt: sang xịn, mát mẻ trong mùa hè

Quần jeans ống đứng và giày bệt: sang xịn, mát mẻ trong mùa hè

Thời trang

12:11:31 27/04/2025
Quần jeans tối màu không chỉ dành cho mùa thu mà còn phù hợp vào mùa hè và đẹp nhất khi kết hợp với giày thể thao Adidas màu nâu hay độc đáo với dép bệt có quai hậu cross để có vẻ ngoài bóng bẩy, cổ điển.
Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan

Lạ vui

12:05:28 27/04/2025
Một quán cà phê ở Chiang Mai, Thái Lan bác bỏ phàn nànkhi khách hàng cho rằng nơi này đang biến không gian làm việc của người lao động thành vườn thú .
3 tháng tới, 2 tuổi này có số chốt được căn nhà mơ ước 1 tuổi nên tránh vội vàng kẻo rơi vào vòng vay nợ

3 tháng tới, 2 tuổi này có số chốt được căn nhà mơ ước 1 tuổi nên tránh vội vàng kẻo rơi vào vòng vay nợ

Trắc nghiệm

12:02:51 27/04/2025
Tháng 5 đến tháng 7/2025 là giai đoạn xoay vận mạnh về tài chính với nhiều tuổi nữ trung niên. Có người gom đủ tiền, bất ngờ chốt được căn nhà mong mỏi bấy lâu.
Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâm xuyên hộp sọ ở Hải Phòng

Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâm xuyên hộp sọ ở Hải Phòng

Sức khỏe

11:51:36 27/04/2025
Các y bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) đã mổ cấp cứu thành công rút chiếc đinh sắt dài khoảng 5cm cắm sâu vào hộp sọ một bệnh nhân nam 47 tuổi.
Bắt giữ 5 đối tượng điều hành đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng

Bắt giữ 5 đối tượng điều hành đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng

Pháp luật

11:45:50 27/04/2025
Đường dây đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá độ bóng đá với số tiền giao dịch hơn 100 tỷ đồng vừa bị công an triệt phá, bắt 5 đối tượng.
'Điểm danh' 15 khối diễu binh ở TP.HCM bằng sắc phục

'Điểm danh' 15 khối diễu binh ở TP.HCM bằng sắc phục

Netizen

11:35:40 27/04/2025
Trang phục các khối diễu binh ở TP.HCM dịp 30/4 phản ánh đặc trưng từng lực lượng, từ nữ sĩ quan, cảnh sát đến dân quân, kỵ binh hay chiến sĩ gìn giữ hòa bình.