Nhiễm trùng, hoại tử vết thương vì đắp thuốc nam
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ghi nhận 12 trường hợp hoại tử vết thương, nhiễm trùng vì đắp lá chữa bệnh chỉ trong một tháng.
Một tháng qua, khoa Chấn thương – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận điều trị cho 12 bệnh nhân nhiễm trùng, viêm hoại tử vết thương do đắp thuốc nam. Trong đó, nhiều bệnh nhân phải phẫu thuật ghép da; ít nhất 3 bệnh nhân bị viêm hoại tử xương nặng nề, gây ảnh hưởng đến vận động, thậm chí có thể tàn phế.
Bệnh nhân H.T.L (44 tuổi, ở TP Lạng Sơn) bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người nhiều năm nay. Nghe theo lời mách, người này mời thầy lang đến nhà điều trị cho mình bằng thuốc nam. Trong khi xông lá, bệnh nhân không may bị bỏng nước sôi nhưng thay vì đến cơ sở y tế điều trị vết bỏng, bệnh nhân tiếp tục tin tưởng thầy lang, đắp các loại lá cây và lông nhím để điều trị.
Sau một tuần, vết bỏng càng loét rộng, nóng rát, sưng nề tấy đỏ. Khi ấy, người này mới vào bệnh viện điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng.
Do vết bỏng khuyết da rộng, khó liền nên bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt lọc tổ chức viêm hoại tử, sau đó là kỹ thuật ghép da (lấy da vùng đùi ghép vào vết bỏng khuyết da). Hiện vết thương của bệnh nhân tiến triển tốt, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Bệnh nhân P.V.K (16 tuổi, ở Cao Lộc, Lạng Sơn) vào viện do xuất hiện vết loét, chảy dịch sau khi phẫu thuật kết hợp xương đùi. Cách đây khoảng 7 tháng, bệnh nhân gặp chấn thương, đã phẫu thuật kết hợp xương đùi trái. Sau khi xuất viện, gia đình bệnh nhân nghe theo lời mách của người quen lấy thuốc nam đắp vào vết mổ để xương mau liền.
Video đang HOT
Bệnh nhân hoại tử vết bỏng vì đắp lá.
Tuy nhiên sau khoảng 1 tuần đắp thuốc, vết mổ của bệnh nhân càng loét rộng, chảy dịch nên mới được đưa đến bệnh viện. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị viêm hoại tử xương đùi trái, đây là tổn thương vô cùng nặng nề đối với bệnh nhân.
Các bác sĩ đã phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương và nạo viêm xương, sau đó tiếp tục cố định lại xương bằng khung ngoại vi cho bệnh nhân. Do phần xương hoại tử phải loại bỏ nhiều nên gây ảnh hưởng đến quá trình liền xương sau phẫu thuật của người bệnh, ảnh hưởng đến vận động, thậm chí có thể gây tàn phế. Sau khi hồi phục sức khoẻ, bệnh nhân phải tiếp tục phẫu thuật ghép xương mới có cơ hội đi lại được.
Mặc dù có rất nhiều cảnh báo về việc người dân tự sử dụng thuốc nam đắp vào vết thương để chữa trị theo mẹo dân gian dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, nhưng không ít trường hợp lựa chọn tin vào lời mách, tin đồn, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự điều trị các vết thương tại nhà khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, nhất là với những trường hợp điều trị bằng các phương pháp dân gian như đắp lá. Đây là những phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể khiến cho tình trạng trầm trọng hơn. Khi gặp các chấn thương hãy đến Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Máu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy cạn dần sau Tết, chỉ còn đủ dùng 1 tuần
Lãnh đạo Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, nếu không được tiếp nhận thêm, với lượng máu còn lại trong ngân hàng máu chỉ còn đủ dùng nhiều nhất đến giữa tuần sau.
Mới đây, Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã phát lên thông báo về việc sẽ tổ chức tiếp nhận máu cả trong ngày chủ nhật, 13/2 (từ 7 giờ đến 15h30), để đối tượng là nhân viên văn phòng hoặc những ai không thể đến trong ngày làm việc hành chính có thể tham gia hiến máu.
Việc tiếp nhận máu cả trong ngày cuối tuần diễn ra trong bối cảnh hiện nay, lượng máu dự trữ tại Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy đang dần cạn kiệt sau những ngày nghỉ Tết.
BV Chợ Rẫy kêu gọi người dân tham gia hiến máu nhắc lại sau Tết.
Trả lời PV Dân trí, lãnh đạo Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy cho biết, trong thời gian của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, các hội chữ thập đỏ của các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn chưa tổ chức tiếp nhận máu. Hiện tại, Trung tâm chỉ còn khoảng còn 1.800 đơn vị máu, đều là máu được người dân hiến từ trước Tết. Trong khi đó nhu cầu sử dụng máu của các khoa phòng trong bệnh viện đều đã tăng dần trở lại.
Ngoài các bệnh nhân nội bộ, BV Chợ Rẫy còn phải cấp máu cho các đơn vị y tế khác ở các tỉnh lân cận, đồng nghĩa với việc máu sẽ nhanh chóng giảm dần. Dự kiến nếu không được tiếp máu kịp thời, lượng máu còn lại chỉ dùng tối đa được đến giữa tuần sau.
"Lẽ ra trong ngày hôm nay, BV đã tiếp nhận máu hiến tại TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) nhưng sau đó lại hủy. Còn ở tại chỗ, mỗi ngày lượng máu mà chúng tôi tiếp nhận nhỏ giọt không nhiều, chỉ khoảng 10 đến vài chục đơn vị máu. Khi hết máu hẳn, BV sẽ phải nhờ ngân hàng máu của BV Truyền máu - Huyết học TPHCM hỗ trợ" - nguồn tin nói.
Theo lãnh đạo Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, nếu không được tiếp nhận thêm, lượng máu dự trữ chỉ đủ dùng đến tuần sau (Ảnh: HL).
Để có đủ số lượng máu truyền cho bệnh nhân khi cấp cứu và điều trị bệnh nhân, BV Chợ Rẫy trân trọng mời người dân tham gia hiến máu nhắc lại để cùng các bác sĩ cứu sống bệnh nhân. Khoảng cách giữa hai lần hiến máu là 12 tuần (84 ngày).
Ngoài ngày chủ nhật (13/2), người dân đều có thể đến hiến máu tại BV Chợ Rẫy từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong hai buổi sáng chiều. Địa điểm vào hiến máu là cổng số 5 của BV (nằm tại ngã 3 đường Phạm Hữu Chí và Triệu Quang Phục, quận 5).
Trước đó trong dịp nghỉ Tết Nhâm Dần, BV Chợ Rẫy đã chuẩn bị 3.292 đơn vị máu. Dù vậy, lượng máu sử dụng giảm còn bằng 80% của năm trước (694 đơn vị), khi số lượng bệnh nhân vào cấp cứu và phẫu thuật cấp cứu giảm.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư máu vượt 350km đi "cầu cứu" bác sĩ Bố chồng mất vì phát hiện ung thư máu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác. Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV)...