Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nguy hại vô cùng, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Theo thống kê có khoảng 8,4% trẻ gái và 1,7% trẻ trai có ít nhất một đợt nhiễm trùng tiểu (tiết niệu) cho đến 7 tuổi. Nhiễm trùng tiểu có thể không có triệu chứng hay chỉ khiến cho trẻ có giác không khỏe hay bệnh rất nặng. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Ảnh minh họa
Nếu không điều trị, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng là suy thận.
Mới 3 tháng tuổi ở TP. HCM, bệnh nhi bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần và được người nhà đưa nhập viện. Các bác sĩ phát hiện hẹp đường dẫn nước tiểu bẩm sinh (hẹp khúc nối bể thận- niệu quản) và đã được phẫu thuật sữa chữa. Sau ca mổ, chức năng thận cải thiện rõ.
Tuy nhiên, hơn 1 năm sau mổ, bệnh nhi xuất hiện nhiều đợt nhiễm trùng đường tiểu tái phát và hình ảnh X quang bàng quang niệu đạo lúc tiểu phát hiện dị tật trào ngược bàng quang niệu quản đi kèm. Nếu không điều trị, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng là suy thận.
GHI NHỚ:
Nhiễm trùng tiểu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là bé gái
Video đang HOT
Uống kháng sinh đầy đủ và lấy nước tiểu xét nghiệm đúng cách rất quan trọng cho việc điều trị thành công.
Nếu trẻ có biểu hiện lừ đừ, sốt cao hay rất mệt mỏi cần khám bác sĩ ngay.
Nhiễm trùng tiểu có thể là biểu hiện của một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Một trường hợp khác là bé gái 9 tháng tuổi ở Đà Nẵng chỉ sốt nhẹ, họng không loét, tỉnh táo, tuy nhiên lại tiểu đục và tiểu buốt. Chỉ số bạch cầu cao … Kết quả siêu âm bụng cho thấy thận phải của bé có dấu hiệu ứ nước độ II, và cần theo dõi bé trong tình trạng viêm bàng quang.
Đây là một trong những bất thường hệ tiết niệu thường gặp ở trẻ em. Trẻ đôi khi hoàn toàn không có triệu chứng nhưng phần lớn đến khám vì tình trạng nhiễm trùng tiểu biểu hiện bằng những dấu hiệu như sốt kèm tiểu đau, nước tiểu thay đổi màu sắc.
Vì sao trẻ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu?
Nguyên nhân thường gặp nhất là E. coli chiếm 80%. Ngoài ra còn có thể gặp Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa và Enterococci. Những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể, hoặc các vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn cũng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang.
Do đặc điểm cấu tạo ở bé gái, đường niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với bé trai, do đó vi khuẩn dễ dàng đi vào niệu đạo hơn, gây viêm bàng quang. Bên cạnh đó, ở các bé gái sơ sinh hoặc nhỏ hơn 6 tháng, các bà mẹ thường có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục từ sau ra trước, vô tình đưa vi khuẩn từ hậu môn lên lỗ tiểu và âm hộ, gây viêm nhiễm.
Nhiễm trùng đường tiểu lại thường gặp ở các bé trai bị hẹp bao quy đầu, làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm. Ngoài ra, việc trẻ mang bỉm không đúng quy cách cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhất là khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Dấu hiệu nhận biết
Nhiễm trùng đường tiểu có thể dễ dàng điều trị nếu được chẩn đoán kịp thời. Ba mẹ có thể nhận biết trẻ mắc nhiễm trùng đường tiểu qua một số dấu hiệu như: Sốt nhẹ, sốt kéo dài, sốt cao. Trẻ biếng ăn, kém chơi, quấy khóc, đôi lúc rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy). Đái dắt, đái buốt, đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn.Màu nước tiểu đục.
Nhiễm trùng đường tiểu rất nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Sau một đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, 10 đến 15% trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận. Sẹo thận có thể gây cao huyết áp và dẫn đến suy thận mãn sau này.
Để phòng tránh bệnh cần lưu ý
Hướng dẫn trẻ và giúp trẻ vệ sinh đúng cách (không lau từ sau ra trước đối với bé gái), thường xuyên kiểm tra và thay tã ngay sau khi trẻ đi tiêu, tiểu.
Cầnkhuyến khích trẻ uống nhiều nước giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu, tránh nguy cơ táo bón.
Và khuyến khích trẻ đi vệ sinh ngay khi mắc tiểu, không nên nhịn tiểu hay nhịn uống nước
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Đối với các bé trai bị dị tật đường tiểu như hẹp bao quy đầu thì cần can thiệp thủ thuật để điều chỉnh lại.
Nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần, bé trai nguy cơ suy thận
Mới 3 tháng tuổi, bệnh nhi bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần và được các bác sĩ phát hiện hẹp đường dẫn nước tiểu bẩm sinh.
Sau khi phát hiện dị tật, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật sửa chữa. Sau ca mổ, chức năng thận cải thiện rõ.
Tuy nhiên, hơn 1 năm sau mổ, bệnh nhi xuất hiện nhiều đợt nhiễm trùng đường tiểu tái phát. Hình ảnh X-quang bàng quang niệu đạo lúc tiểu phát hiện dị tật trào ngược bàng quang niệu quản đi kèm. Nếu không điều trị, chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng là suy thận.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), đây là một trong những bất thường hệ tiết niệu thường gặp ở trẻ em. Trẻ đôi khi hoàn toàn không có triệu chứng nhưng phần lớn đến khám vì tình trạng nhiễm trùng tiểu biểu hiện bằng những dấu hiệu như sốt kèm tiểu đau, nước tiểu thay đổi màu sắc.
Khoảng 70% trẻ đáp ứng rất tốt với việc dùng thuốc kháng sinh dự phòng kéo dài kết hợp tái khám định kì mà chưa cần can thiệp phẫu thuật hay thủ thuật. Tuy nhiên, số còn lại không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa, khi đó vấn đề can thiệp dao kéo được đặt ra, bao gồm: phẫu thuật cắm lại niệu quản, mở bàng quang ra da tạm thời hay một động tác can thiệp mang tính nhẹ nhàng ít xâm lấn hơn là tiêm chất chống trào ngược.
Đây là phương pháp cho tỷ lệ thành công cao, kèm theo những ưu điểm vượt trội: không đường rạch da, kỹ thuật đơn giản, thời gian cuộc mổ ngắn, xuất viện rất sớm vào ngày hôm sau. Đặc biệt, áp dụng đối với bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi, độ tuổi mà những phẫu thuật xâm lấn khác tiềm tàng biến chứng nặng nề, thì việc chích chất chống trào ngược dần dần trở thành một lựa chọn trong kỷ nguyên phẫu thuật ít xâm lấn hiện nay.
Sau ca mổ, bệnh nhi không đau, ăn uống lại ngay sau mổ và xuất viện vào ngày hôm sau.
Làm gì khi trẻ hay đái dầm? Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này thường xảy ra vào ban đêm. Đái dầm gây không ít phiền muộn cho các bậc làm cha mẹ, ngay cả trẻ lớn. Vậy, khi trẻ hay đái dầm cần làm gì giúp cải thiện vấn đề này? Ở người lớn, dung tích của bàng quang...