Nhận diện bệnh tật chỉ qua cách… “xì hơi”
“ Xì hơi” có thể cảnh báo ung thư nữa đấy!
Tìm hiểu về “xì hơi”
“Xì hơi” (trung tiện) là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể chúng ta. Đó là hành động thải khí ra khỏi đường ruột qua hậu môn. Nó xảy ra khi nguồn thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày, khi xuống đến đại tràng sẽ được các vi khuẩn phân hủy, dẫn đến việc bài tiết khí thải. Lượng khí cơ thể “xì hơi” tạo ra gồm có nitơ, CO2, hidro, oxy, metan và một số loại khí khác. Nó có khả năng bốc cháy khi gặp lửa. Nguy hiểm hơn, nếu loại khí tạo ra do “xì hơi” chiếm 1/3 thể tích phòng trở lên, chúng mình có thể bị chết vì ngạt thở cơ đấy!
Thông thường, trung bình một ngày chúng ta có thể “xì” ra nửa lít khí hơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị thiếu men phân hủy alpha galactosides (một loại men giúp phân hủy đường trong các loại đậu, ngũ cốc), khi chất đường này xuống tới ruột già sẽ bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục… Ở trường hợp này, việc bị “xì hơi” quá nhiều là kết quả của thói quen ăn uống.
Có thể nói, “xì hơi” là một trong những hoạt động sinh lý rất bình thường của con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, “xì hơi” lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Vì vậy, các bạn cũng nên chú ý hơn tới các biểu hiện này để phòng tránh và chữa trị kịp thời nhé!
Nhận diện bệnh tật qua cách “xì hơi”
Rối loạn đường ruột
Khi bị “xì hơi” quá nhiều, các bạn nên chú ý hơn tới cơ thể của mình. Ở một số người, xì hơi nhiều và liên tục chính là biểu hiện của một số căn bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột… Đối với trường hợp viêm ruột già, ngoài “xì hơi” nhiều, chúng ta còn có thể mắc phải các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, tiêu chảy, nóng sốt, đại tiện ra máu…
Không chỉ thế, hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây ra tình trạng xì hơi nhiều lần. Hội chứng này thường kèm theo các triệu chứng như đau hoặc khó chịu ở bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón… Do đó, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các biểu hiện của cơ thể khi chúng mình bị “xì hơi” quá nhiều nhé!
Video đang HOT
Dạ dày bị ảnh hưởng
Cũng giống như rối loạn đường ruột, “xì hơi” nhiều cũng cảnh báo các vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày, đau dạ dày… Bên cạnh đó, nếu bạn rơi vào trường hợp xì hơi đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy hay ợ nóng, rất có thể bạn đã bị trào ngược dịch vị hoặc không dung nạp lactose và gluten. Bên cạnh các dấu hiệu trên, nó còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau quặn ở bụng hay thực quản, nôn mửa, đi tiêu ra máu… Do đó, các bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Nguy cơ rò hậu môn
Rò hậu môn, còn gọi là mạch lươn, là một căn bệnh ở vùng hậu môn trực tràng. Một trong những triệu chứng của bệnh này là có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhẹ khi bị “xì hơi” qua lỗ rò ở hậu môn. Ngoài ra, đau khi “xì hơi” còn là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ. Cách tốt nhất cho chúng ta là tới bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dấu hiệu của ung thư
Theo phân tích của các chuyên gia, “xì hơi” quá nặng mùi khi ăn các bữa ăn quá chất chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do khi ăn các thức ăn nhiều dinh dưỡng vượt quá khả năng hấp thu của đường ruột, khi tới đại tràng sẽ bị lên men, làm tăng thêm các amin có hại có mùi thối rất nặng. Do đó, đây là một tín hiệu rất nguy hiểm cảnh báo tình trạng xấu của sức khỏe. Các bạn nên đến bác sĩ kiểm tra sớm nhất có thể nhé!
Theo VNE
Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em
Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột. Nguyên nhân do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh.
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏecủa Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến tại các nước nằm trong vùng nhiệt đới. Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột. Nguyên nhân do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và các biến chứng nguy hiểm.
Các loại nhiễm giun thường gặp ở trẻ em
Giun đũa: cư trú ở ruột non, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm nước, đất cát... khi ăn phải trứng giun, trứng vào ruột nở thành ấu trùng rồi di chuyển vào phổi lên khí quản, qua thực quản xuống ruột non trở thành giun trưởng thành.
Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vòng quanh rốn, nôn ra giun, đi cầu ra giun và hay bị rối loạn tiêu hóa. Khi quá nhiều giun ở ruột có thể gây tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc do thủng ruột hoặc giun di chuyển vào đường gan mật viêm đường mật, giun chui ống mật, áp-xe gan.
Giun kim: cư trú ở ruột già, giun cái đẻ trứng vào ban đêm ở hậu môn. Trứng có ấu trùng vào ruột phát triển thành giun trưởng thành . Đường lây nhiễm từ hậu môn vào miệng qua bàn tay, quần áo, giường chiếu. Nhiễm giun kim hay gặp ở trẻ nhỏ, ban đêm trẻ thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đôi khi có lẫn máu và chất nhầy. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều sẽ làm hậu môn xây xát dễ nhiễm khuẩn. Có thể phát hiện thấy giun kim ở hậu môn vào buổi tối khi trẻ ngứa hoặc tìm trứng giun kim trong phân.
Giun tóc: cư trú ở ruột già. Đường lây nhiễm là sau khi ăn phải trứng có ấu trùng, trứng này theo thức ăn nước uống vào ruột, ấu trùng thoát vỏ rồi trở thành giun trưởng thành sống ở ruột già. Khi nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột già gây hội chứng lỵ. Trẻ đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân ít có chất nhầy lẫn máu, nặng hơn có thể gây trĩ sa trực tràng.
Ở nước ta có tới 70-80% trẻ em bị nhiễm giun đường ruột. Nguyên nhân do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh (Ảnh minh họa)
Giun móc: cư trú ở đoạn trên ruột non, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình một con giun móc có thể hút 0,2ml máu/ngày. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng. Ấu trùng vào máu lên phổi rồi xuống ruột non trở thành giun trưởng thành. Đường lây nhiễm giun móc do ấu trùng chui qua da hoặc đường miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất cát...
Nhiễm giun móc hay gặp ở trẻ em lớn sống ở vùng nông thôn do tiếp xúc nhiều với đất cát, phân bón... Khi ấu trùng chui qua da thì tại chỗ cơ thể hay thấy nốt hồng ban dị ứng hoặc các mụn nhỏ và ở giai đoạn ấu trùng qua phổi thì xuất hiện ho, ngứa họng, viêm họng. Trẻ nhiễm giun móc thường mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn đau âm ỉ, đau cả lúc no, lúc đói, táo bón, đi ngoài phân đen, chóng mặt, ù tai, da xanh, thiếu máu. Nếu không điều trị dần dần trẻ bị thiếu máu nặng và có thể tử vong do suy tim.
Xử trí khi bị nhiễm giun
Khi trẻ có biểu hiện nôn ra giun, đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn... hoặc xét nghiệm phân có nhiều trứng giun thì tẩy giun cho trẻ. Sử dụng loại thuốc tẩy giun có tác dụng trên nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ. Không cần bắt trẻ nhịn ăn. Cụ thể: trẻ trên 2 tuổi có thể dùng thuốc mebenzazol (fugacar, vermox...) 500mg. Uống một liều duy nhất. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 500mg x 3 ngày. Không dùng cho phụ nữ có thai. Liều lượng thuốc không phụ thuộc vào tuổi và cân nặng.
Hoặc pyrantel pamoat (combantrim, helmin tox...).
Trẻ em 11mg/kg có thể nhắc lại sau một tuần albendazol (zen ten) 400mg
Dùng cho trẻ trên 2 tuổi, không dùng cho phụ nữ có thai.
Uống 1 liều duy nhất 400 mg. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 400mg x 3 ngày.
Phòng tránh nhiễm giun
Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường. Đối với trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. Đi đại tiện vào hố xí, trẻ nhỏ đi vào bô. Không đi chân đất hoặc bò lê la dính đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da. Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng/lần, nhất là trẻ em tuổi học đường.
Đối với người chăm sóc trẻ điều quan trọng là giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ăn uống của trẻ. Rửa tay sạch khi chế biến thứ ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi đại tiện. Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào, không để rác thải bừa bãi gần trẻ.
PGS. BS. Đào thị Ngọc Diễn ]
Theo VNE
Công dụng của cây chó đẻ Tro ng Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt... dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da. Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp...