‘Nhai mỏi miệng’ nộm da trâu của người Thái ở Sơn La
Đủ hương vị núi rừng Tây Bắc gói gọn trong đĩa nộm da trâu đơn giản mà bạn không thể tìm thấy ở nơi khác.
Khó có thể tưởng tượng miếng da trâu thường dùng làm mặt trống cũng có thể ăn được. Thế nhưng ở Sơn La, đây là món đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp đến nơi này. Trâu sau khi lấy thịt, người ta không bỏ da đi mà chế biến thành nhiều món như da trâu muối chua, xử lý cho mềm để xào, nấu canh… nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến món nộm da trâu.
Mất khá nhiều thời gian và công sức để xử lý một miếng da trâu do bản chất dai và cứng. Theo truyền thống, da trâu được cắt thành từng miếng, mang phơi nắng cho se lại rồi chôn dưới hố sâu tầm 2 m trong vòng một tuần, khi nào có mùi thì bới lên, dội nước sôi, cạo sạch lớp lông, thịt và mỡ mặt trong cho đến khi da có màu trắng ngà là được.
Cách khác nhanh, gọn, ít công đoạn hơn là hơ da trên bếp lửa để loại bớt lớp lông dày cứng, rồi cạo thật kỹ phần vỏ đen bên ngoài, sau đó cho vào nồi luộc chín trong khoảng 1 tiếng hoặc đến khi nào bạn cảm thấy chúng sần sật, vừa ăn là được. Sau khi vớt ra, ngâm da trong nước lạnh trước khi thái thành miếng mỏng để ăn, đảm bảo độ giòn, dai.
Đơn giản nhất là trộn nộm da trâu chung với đậu phộng (lạc rang), rau húng cùng nhiều loại gia vị như nộm da lợn ở miền xuôi. Tuy nhiên, một đĩa nộm da trâu đúng vị của người Thái phải có măng chua cùng nhiều loại gia vị miền núi như quả trám rừng, hạt mắc khén, rau mùi ta, mùi tàu, rau thơm, lạc rang… Độ chua của món nộm là từ nước măng chua đặc trưng, khác hẳn so với khi bạn dùng chanh hoặc giấm nêm nếm.
Video đang HOT
Khi ăn, thực khách chỉ việc trộn lên rồi thưởng thức, đợi cho gia vị thấm vào da thì sẽ ngon hơn. Bạn có thể ăn kèm bánh tráng nướng, từ từ thưởng thức độ giòn, nhai sần sật, hơi có vị béo của da quyện với đủ loại gia vị. Mùi hăng của măng chua át đi mùi khó chịu của da trâu. Món ăn đơn giản, hơi dai nhưng mang đủ hương vị núi rừng Tây Bắc, gói gọn trong đĩa da trâu mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Bên cạnh đó, nộm da trâu mà nhậu chung với rượu trắng cay nồng thì hết sẩy.
Gỏi lá Kon Tum - Đặc sản đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên
Hỗn hợp các loại rau rừng với nước chấm sẽ tạo cho món gỏi lá có vị ngọt của thịt, tôm, vị cay, nồng của tiêu ớt, vị chát của lá, hương men của mẻ.
Gỏi lá là món đặc sản mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên từ lâu đã quyến rũ du khách bốn phương khi đến với thành phố xinh đẹp Kon Tum bên dòng Đắk Blah thơ mộng.
Suốt một tháng rong ruổi trong chuyến công tác tại khu vực Bắc Tây Nguyên, chúng tôi thực sự ấn tượng khi thưởng thức món đặc sản gỏi lá khi dừng chân ở thành phố Kon Tum thuộc tỉnh Kon Tum.
Chỉ cần nghe qua tên đã thấy sự đặc biệt và đúng chất đặc sản của núi rừng với nguyên liệu chính là... lá của hơn 60 cây, củ các loại.
Điều may mắn là chúng tôi đã được thưởng thức món đặc sản này đúng vào mùa khô Tây Nguyên khi mà hơn 60 loại lá đó được tập hợp đầy đủ. Có thể kể ra các loại lá quen thuộc như mơ lông, đinh lăng, sung, cải, tía tô, lá bứa, hồng ngọc, ổi, chùm ruột, lê rừng, xoài...
Ngoài ra, có nhiều loại lá chỉ ở Tây Nguyên mới có để mang đến hương vị núi rừng cho món gỏi lá như ngành ngạnh tím, trâm, lá chua, lá con khỉ, vừng...
Nguyên liệu làm nước chấm cho món gỏi lá là tôm, thịt nạc băm nhỏ trộn đều với mẻ và đun chín. Một tô nước chấm hoàn chỉnh phải ở dạng sền sệt, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá.
Để làm nhân cho món gỏi lá còn có thêm đĩa thịt luộc thái mỏng, đĩa tôm luộc loại nhỏ, đĩa bì trộn thính, chút hạt tiêu, muối hạt và ớt chỉ thiên (loại ớt trái nhỏ chổng ngọn lên trời của đồng bào dân tộc).
Người đến Kom Tum thưởng thức món gỏi lá vẫn truyền tai nhau, ăn món gỏi lá như tận hưởng khá trọn vẹn một bữa tiệc mang hương vị núi rừng Tây Nguyên.
Bắt đầu ăn, ta lấy một lá to xếp thành hình chiếc phễu để ngoài cùng. Bên trong là những loại lá nhỏ hơn. Thêm tôm, bì, thịt, mỗi thứ một ít. Trong cùng bỏ chút tiêu, muối, ớt chỉ thiên, rồi múc một muỗng nhỏ nước chấm sền sệt trước khi cuộn các thứ lại thành một gói nhỏ và đưa vào miệng...
Hỗn hợp các loại rau rừng cùng với nước chấm sẽ tạo cho món gỏi lá vừa có vị ngọt của thịt, tôm, lại có thêm vị cay, thơm nồng của tiêu hạt, ớt chỉ thiên; hương men của mẻ; cay, chát thơm của lá...
Đến đoạn này thì người viết tự nhiên trở nên nhạt miệng, nhớ lại chút dư vị của món đặc sản gỏi lá Kon Tum như đang đọng lại nơi cuống lưỡi mà nghe thòm thèm./.
Bì trộn thính, thịt ba chỉ và tôm thuộc loại nhỏ tạo thêm hương vị cho món gỏi lá độc đáo. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam/Vietnam )
Nước chấm gỏi lá thực sự là một bí quyết gia truyền. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam/Vietnam )
Mỗi loại lá trong món gỏi lá còn được biết đến như một vị thuốc. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam/Vietnam )
Gỏi lá thường được cuốn lại thành hình chiếc phễu trước khi ăn. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam/Vietnam )
Mâm gỏi lá này được dùng cho khoảng 5 người ăn. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam/Vietnam )
Thưởng thức gỏi lá như một bữa tiệc với hơn 60 loại lá khác nhau.
2 cách làm nộm thịt bò chua chua ngọt ngọt, ăn mãi không chán Nộm thịt bò thơm ngon chắc chắn sẽ trở thành món ăn được các thành viên gia đình yêu thích. Cách làm nộm thịt bò hành tây Nguyên liệu cho món nộm thịt bò hành tây 200g thịt bò fillet, 1 củ hành tây, 6 quả quất, rau mùi, rau húng, ớt sứng, tỏi phi, hành phi, lạc rang, gia vị. Các bước...