Nguy hiểm tiềm ẩn từ những tháng ngày làm việc tại nhà: Không tự đặt ra giới hạn, bạn sẽ phải đánh đổi bằng chính sức khỏe của mình
Làm việc tại nhà không hề đơn giản và sung sướng như bạn vẫn nghĩ, mà là một cái bẫy nguy hiểm có thể ăn mòn thể chất và tinh thần của bạn.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều công ty đã cho phép nhân viên làm việc tại nhà để hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng. Đây đáng nhẽ ra là một chuyện rất tốt, bởi nó giúp mọi người không bị căng thẳng hay lãng phí thời gian vì phải di chuyển quá nhiều, cũng như tránh được những yếu tố gây xao nhãng ảnh hưởng đến công việc. Trên hết, làm việc tại nhà cho phép chúng ta được tự thiết kế phong cách làm việc phù hợp nhất với mình.
Tuy nhiên, làm việc tại nhà vẫn tiềm tàng những “nguy hiểm” mà bạn sẽ phải đau đầu giải quyết nếu không chú ý.
Làm việc tại nhà có thể khiến bạn quên đi giới hạn mà lao lực
Việc di chuyển tới công sở mỗi ngày có thể khiến chúng ta béo hơn do phải ngồi quá nhiều, hoặc dễ mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nó tượng trưng cho “công tắc bật”. Tương tự, khi chúng ta rời khỏi chỗ làm vào lúc chiều muộn, điều này tượng trưng cho “công tắc tắt”.
Về mặt tâm lý, chúng ta đã tự liên hệ môi trường văn phòng với công việc hàng ngày. Do đó, mỗi khi chúng ta đến công ty não bộ sẽ tự động chuyển sang “ chế độ làm việc”. Khi chúng ta không ở đó, não bộ sẽ chuyển sang “chế độ nghỉ ngơi”.
Đó chính là lý do mà tại sao các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard lại cho rằng việc đem máy tính, TV và các tài liệu làm việc ra ngoài phòng ngủ sẽ giúp củng cố mối liên hệ giữa phòng ngủ và giấc ngủ của bạn. Điều này sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ lành mạnh hơn.
Thế nhưng, khi chúng ta làm việc tại nhà mỗi ngày, mối liên hệ giữa nhà ở và chuyện nghỉ ngơi sẽ trở nên lỏng lẻo, nhường chỗ cho mối liên hệ giữa nhà ở và công việc phát triển.
Làm việc ở nhà sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy mình như đang ở trong văn phòng mọi lúc. Từ đó, chúng ta nhận thấy tần suất những thói quen xấu mà chúng ta đã hình thành trước đó càng tăng lên.
- Nghe điện thoại cả ngày
- Kiểm tra mail mỗi giờ
- Làm việc bất kể giờ giấc
Tất nhiên, những thói quen này đi kèm với cái giá rất đắt: sức khỏe của chúng ta. Việc duy trì “công tắc bật” cả ngày, kèm theo hàng giờ đồng hồ kiểm tra email và làm việc sẽ khiến chúng ta dễ ốm hơn. Thậm chí, nó có thể dẫn đến stress, kiệt sức và trầm cảm.
Video đang HOT
Chưa kể, nếu làm việc cả ngày, nghe điện thoại hay kiểm tra email mỗi giờ, chúng ta sẽ không có thời gian dành cho gia đình và bản thân. Như vậy, chúng ta không có cơ hội để suy ngẫm, trò chuyện và tự chăm sóc chính mình, đặc biệt là vào cái thời điểm mà chúng ta cần làm những điều đó hơn bao giờ hết – không vì bản thân thì ít nhất cũng là cho những người thân yêu xung quanh.
Muốn làm việc hiệu quả, trước hết phải biết làm việc có giới hạn
Để ngăn chặn viễn cảnh trên, việc chúng ta phải tự đặt ra giới hạn cho bản thân là điều rất quan trọng.
Giới hạn về mặt thể chất
Để phá vỡ mối liên hệ tinh thần nguy hiểm này, bạn cần thiết lập một không gian riêng biệt cho công việc theo cách tốt nhất có thể.
Nếu có điều kiện, đừng bao giờ ngồi làm việc trong phòng bếp, phòng khách hoặc phòng ngủ. Hãy sử dụng phòng làm việc nếu bạn đã có sẵn. Trong trường hợp còn thừa phòng ngủ, hãy biến nó thành một phòng làm việc mới. Hoặc không, bạn có thể sử dụng một góc nào đó chưa sử dụng trong nhà để làm việc.
Nếu nhà của bạn không đủ rộng để thực hiện tất cả những điều trên, hãy áp dụng các thói quen này để não bộ tự động kích hoạt công tắc “bật” và “tắt”.
- Mặc đồ công sở: Một nghiên cứu được công bố bởi Wiley đã phát hiện, những người làm việc tại nhà sẽ cảm thấy quyết đoán, đáng tin và đủ năng lực hơn khi mặc đồ công sở.
- Dành 15-30 phút đi bộ mỗi sáng hoặc tắm nắng trước khi ngồi vào bàn làm việc: Điều này sẽ tái hiện cảm giác như bạn đang đi bộ tới chỗ làm.
- Tập thể dục mỗi sáng, sau đó tắm bằng nước lạnh: Điều này sẽ giúp thay đổi trạng thái sinh lý của bạn.
- Sắp xếp lại không gian làm việc: Bạn sẽ phải dọn sạch sẽ bàn làm việc mới từ ngày hôm trước, thay vì vứt laptop và tài liệu bừa bãi trên mặt bàn bếp.
Giới hạn với đồng nghiệp
Để làm được điều này, bạn phải có một người lãnh đạo khôn ngoan và thấu hiểu, biết tôn trọng giới hạn của nhân viên. Nếu không, bạn cần phải trò chuyện rõ ràng với đồng nghiệp về những giới hạn mà bạn tự đặt ra cho bản thân.
- Khi nào chúng ta có thể bàn công việc qua điện thoại?
- Khi nào chúng ta sẽ lên mạng để làm việc?
- Khi nào chúng ta sẽ chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi và dành thời gian cho gia đình?
Nếu bạn không chủ động đặt ra giới hạn cho bản thân, người khác sẽ làm và bắt bạn phải thực hiện theo chúng.
Giới hạn sinh hoạt
Giới hạn này dùng để áp dụng với những người đang sống cùng nhà với bạn – bạn đời, người thân, bạn cùng phòng…Ở công ty, bạn có thể sẽ bị quấy rầy khoảng 50-60 lần/ngày. Tuy nhiên, khi làm việc tại nhà, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề mới từ chính những người trong gia đình. Nếu không giải quyết được, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc, từ đó bắt bản thân phải làm việc đến tối muộn chỉ để hoàn thành nhiệm vụ.
Bạn có lẽ nên dặn trước người thân về những tín hiệu cho thấy bạn đang không muốn bị làm phiền, trừ khi có chuyện rất quan trọng. Tín hiệu đó có thể là đóng cửa, đeo tai nghe… hoặc bất cứ thứ gì.
Nếu gia đình có trẻ nhỏ, bạn nên tạo sẵn kế hoạch trong ngày để có đủ thời gian cho con cái. Đặc biệt, bạn nên thiết kế những hoạt động cho con chơi để chúng không làm phiền trong lúc bạn đang làm việc.
Giới hạn với chính bản thân mình
Kẻ thù lớn nhất của mỗi người là chính mình. Chúng ta luôn khao khát cảm giác mà hormone dopamine đem lại mỗi khi hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ hoặc được khen ngợi, đến mức chúng ta liên tục kiểm tra thông báo và email mỗi giờ
Điều này lại đặc biệt đúng khi mà chúng ta có thể dễ dàng với tay lấy điện thoại hoặc laptop, trong khi nhẽ ra phải trò chuyện với người nhà, đọc sách hoặc xem TV.
Bạn phải nhớ rằng: một khi đã hết giờ thì không nên làm việc nữa.
Để làm được điều này, bạn phải chú ý đến môi trường xung quanh và thiết kế sao cho nó hỗ trợ những thói quen tốt của bạn. Chẳng hạn, hãy cất laptop xong một phòng khác ngoài tầm mắt hoặc để điện thoại ở chế độ máy bay và đặt nó xa ngoài tầm với.Trước khi bạn bị cám dỗ đánh bại và đi kiểm tra email, hãy tự hỏi bản thân: Điều này có đáng không? Mình sẽ phải trả giá bằng điều gì?
Dù bạn không làm gì, công việc cũng sẽ vẫn còn đó vào sáng ngày hôm sau chứ không mất đi đâu.
Trong thời điểm khó khăn như lúc này, bạn không chỉ hiện diện vì đồng nghiệp mà còn vì gia đình, bạn bè và những người thân yêu – dù họ sống cùng bạn hay qua Facetime và Zoom. Họ mới là thứ quan trọng hơn tất cả.
Linh Hân
Đại dịch Covid-19: Lợi ích của việc dùng video call khi làm việc tại nhà
Sự cô lập khi làm việc tại nhà (work from home) có thể thay đổi bộ não theo thời gian, khiến ta lo âu, nghi ngờ và tức giận nhiều hơn. Nhưng cuộc gọi video (video call) có thể xoa dịu những cảm xúc đó, giảm trầm cảm.
Hãy chăm gọi video (video call) trong những ngày làm việc tại nhà trong thời dịch Covid-19 nhé - Ảnh minh họa: Shutterstock
Làm việc tại nhà là yêu cầu ở nhiều công ty vì đại dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra. Điều này khó khăn với nhiều người bởi chỉ có mình ta với laptop. Tương tác xã hội rất quan trọng đối với sức khỏe của não ở tất cả các loài, nhưng tiếp xúc trực quan đặc biệt tốt cho loài người. Theo nghiên cứu, sự cô lập này thay đổi bộ não theo thời gian, khiến chúng ta lo âu, nghi ngờ và tức giận nhiều hơn.
Cuộc gọi video (video call) có thể xoa dịu những cảm xúc đó và giúp ta cảm thấy kết nối nhiều hơn. Nhìn thấy những người đã biết qua màn hình, cho dù là đồng nghiệp, bạn bè hay người thân, sẽ kích hoạt bộ não giống như cách ta nhìn thấy họ bằng xương bằng thịt, theo Bustle.
Các nghiên cứu cho thấy video call cũng hữu ích cho sức khỏe cảm xúc. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên The American Journal of Geriatric Psychiatry đã xem xét gần 1.500 người lớn tuổi ở Mỹ, những người có khả năng bị cô lập về mặt xã hội, và thấy rằng dùng gọi video để duy trì kết nối có thể giảm triệu chứng trầm cảm gần 50% so với gọi điện thoại thường và kết nối email.
Trò chuyện video làm giảm sự lo lắng, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. "Chúng ta cần sự hỗ trợ xã hội từ đồng nghiệp hàng ngày và rất khó khăn nếu không nhận được hỗ trợ xã hội đó nữa. Khi bạn lo lắng chỉ một mình thì nỗi lo có thể lớn hơn khi có thể chia sẻ chúng với bạn bè. Trò chuyện, cười hay chỉ kể lể với mọi người đều giúp chúng ta bớt lo âu hơn", tiến sĩ Sarita Robinson, chuyên gia tâm lý học thần kinh, giảng viên Đại học Central Lancashire (Anh) nói với Bustle.
Tiến sĩ Robinson khuyên rằng ngay cả nếu bình thường bạn không dành nhiều thời gian với đồng nghiệp tại công ty hay cơ quan, nhận cuộc gọi video vẫn là một ý tưởng hay khi bạn làm việc tại nhà do đại dịch Covid-19. Hãy thoải mái kể cả khi thỉnh thoảng thú cưng của bạn lọt vào ống kính vì trò chuyện video, cuộc gọi video tốt cho não của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị lo âu xã hội khiến việc trò chuyện bằng gọi video cũng căng thẳng như nói chuyện trực tiếp, thì không cần cố dù bạn phải làm việc tại nhà mùa dịch Covid-19 này. Trường hợp ấy, hãy ưu tiên các thủ tục tự chăm sóc làm dịu sự lo lắng như thiền định, viết nhật ký hoặc nói chuyện với nhà trị liệu để nâng cao sức khỏe tinh thần, theo Bustle.
Tạ Ban
3 nguyên tắc phòng tránh Covid-19 cho hội công sở gọi ship đồ ăn tận nhà Gọi thức ăn ngoài trong tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp như này, chị em công sở tuyệt đối phải nên cẩn thận, đề phòng hạn chế rủi ro nhằm bảo vệ chính mình và cả gia đình. Với nhiều chị em công sở mà nói, được công ty cho phép làm việc tại nhà thực chất chẳng khác mấy so...