Nguy cơ tàn phế vì viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp làm biến dạng các khớp và gây nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống – Ảnh: Shutterstock
Hậu quả nặng nề
Bà N.T.V (55 tuổi) bị đau khớp từ nhiều năm nay và hay bị cứng khớp vào buổi sáng, các khớp tay của bà đã bị sưng phù, biến dạng các ngón. Bà V. cũng hay mệt mỏi, người xanh xao và sụt cân. Bà đến bệnh viện khám và được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.
Theo bác sĩ Ngô Thành Ý, khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở nữ, lúc trẻ có thể gặp viêm khớp dạng thấp nhưng chưa biến dạng, về già bị biến dạng thấy rõ. Thường viêm những khớp nhỏ và vừa như khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay và thường có tính di truyền.
Diễn tiến của bệnh bắt đầu từ biểu hiện đau, sưng một số khớp nhỏ ở bệnh nhân như cổ tay, bàn, ngón tay có tính đối xứng và di chuyển (chạy từ khớp này qua khớp khác). Về lâu dài thì khớp sẽ bị biến dạng.
Video đang HOT
Viêm khớp dạng thấp để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, giảm sút tuổi thọ nhưng việc điều trị không thể khiến bệnh dứt hẳn.
Người bị viêm khớp dạng thấp sẽ bị khó khăn trong vận động, sinh hoạt như: đi lại, cầm nắm, kéo theo teo cơ gây giảm sút hiệu quả công việc…
Bác sĩ Thành Ý chia sẻ thêm, bệnh khởi phát lâu dài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị tàn phế, đối với những bệnh nhân trên 50 tuổi giảm sút rõ rệt sức lao động, đặc biệt là không thể lao động nặng. Nguy cơ tử vong cũng có thể xảy ra với những người suy giảm chức năng vận động.
Vì vậy, khi bệnh nhân có biểu hiện đau, sưng các khớp cần đến khám. Khi viêm khớp lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng khớp cần phải phẫu thuật để sửa chữa các biến dạng đó như phẫu thuật nội soi, thay khớp.
Chung sống hòa bình
Theo bác sĩ Thành Ý, viêm khớp dạng thấp để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, giảm sút tuổi thọ nhưng việc điều trị không thể khiến bệnh dứt hẳn. Vì vậy, việc chung sống hòa bình với bệnh là điều bệnh nhân cần xác định tư tưởng và lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt.
Cách can thiệp của bác sĩ nhằm mục đích không để khớp bị biến dạng vì khi khớp biến dạng sẽ gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân và bệnh diễn tiến nặng, việc chữa trị càng khó khăn hơn.
Để chung sống hòa bình, ngoài điều trị theo phác đồ có sẵn, bác sĩ Thành Ý chia sẻ, cần hướng bệnh nhân tránh sống ở những vùng khí hậu quá lạnh vì bệnh khớp sẽ nặng thêm, nên đến những chỗ khí hậu ôn hòa, tập thể thao như đạp xe, dưỡng sinh, bơi lội…
Với những trường hợp đến bệnh viện đã bị biến dạng thì sẽ điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật để bệnh nhân có thể hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống.
Theo TNO
Viêm gân vùng vai
Bạn bị đau bất ngờ khi cử động vai? Có thể đây là chứng viêm gân thường gặp ở những người có tiền sử thấp khớp.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân vùng vai là do sự kích động thái quá của gân bao bọc khớp vai bởi những động tác bất thường, như chơi một môn thể thao mới (leo trèo, tennis, tập tạ...) hoặc làm những việc cần giơ tay qua vai (sơn phết, quét trần, lau kính...). Càng lớn tuổi thì dây chằng càng yếu và không chịu được áp lực hằng ngày dù chỉ là những động tác quen thuộc.
Cho khớp nghỉ ngơi: Khi bị đau nên ngưng ngay động tác bị nghi ngờ gây đau và cho khớp nghỉ ngơi, nhưng chú ý không để bất động với băng đeo tay vì có nguy cơ tê cứng. Vẫn tiếp tục hoạt động tay bằng cách giữ thấp cùi chỏ, để gần thân và dùng những động tác ít gây đau nhất.
Xoa dịu cơn đau do viêm gân: Sử dụng túi chườm đá để giảm cơn đau. Nếu tình trạng không cải thiện thì nên đến bác sĩ để được chỉ định kháng sinh (uống hoặc chích), thậm chí điều trị chạy sóng siêu âm hoặc ion hóa trị - là 2 phương pháp giảm đau hiệu quả.
Thực hiện siêu âm: Có thể chẩn đoán, khoanh vùng bị đau và thực hiện băng, chèn tại chỗ nếu thật sự gặp vấn đề về gân.
Kiểm tra răng: Trong trường hợp đau vai kéo dài và thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì nên đến nha sĩ. Một ổ viêm nhiễm ở răng có thể gây viêm gân.
Nguy cơ kéo dài: Thông thường một cơn viêm gân có thể phục hồi sau 3 tháng. Tuy nhiên nếu đã áp dụng chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì nên tìm bác sĩ về khớp hoặc bác sĩ tư vấn thể thao. Có một số bệnh lý cần phải kiểm tra kỹ, chẳng hạn rạn nứt cối khớp vai.
Một chế độ ăn phù hợp cũng có thể tăng cường sự dẻo dai cho gân, nâng cao hệ miễn dịch kháng viêm cho cơ thể, nhất là tình trạng viêm gân. Nên ăn nhiều cá, dầu hạt lanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E và selen.
Theo VNE
Xoa dịu cơn đau khớp bằng thực phẩm Ngoài thuốc, việc chọn lựa thực phẩm khoa học cũng là cách hữu hiệu góp phần hạn chế những cơn đau do viêm khớp. Trà xanh có tác dụng chống viêm - Ảnh: Shutterstock Dầu ô liu Những người bị viêm khớp nên kết thân với dầu ô liu. Lý do, dầu ô liu chứa nhiều axit oleic và omega-9 có tác dụng...