Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch khi thời tiết giao mùa
Thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, bệnh nhân tim mạch có thể đối diện với nhiều nguy hiểm.
Bệnh nhân cần lưu ý các yếu tố nguy cơ để phòng tránh bệnh tim mạch.
Những ngày gần đây, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, trong đó chủ yếu là nhồi má.u cơ tim, đột quỵ xuất huyết não, tăng huyết áp cấp cứu, suy tim cấp…
Cẩn trọng với thời tiết giao mùa
Sáng ngày 26-10, một bệnh nhân nam, 63 tuổ.i vào viện trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, ngưng tim, ngưng thở. Bệnh nhân có tiề.n sử điều trị bệnh tăng huyết áp hơn 10 năm nay.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi má.u cơ tim cấp, bệnh nhanh chóng được tái thông lại động mạch vành đã tắc sau đó được sử dụng Kỹ thuật ECMO (ExtraCorporeal Membrane Oxygenation – phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) mới có thể qua cơn nguy kịch.
Cùng ngày, một bệnh nhân nữ trẻ tuổ.i, đang điều trị tăng huyết áp hơn 3 năm nay. Bệnh nhân thức dậy với triệu chứng đau đầu dữ dội, yếu nửa người bên trái, nôn mửa, vào cấp cứu đo huyết áp 220/110mmHg, chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh xuất huyết não.
Đây là hiện tượng rất thường gặp vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là thời tiết chuyển từ mùa nắng nóng sang mùa lạnh. Thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp xuống làm cho các bệnh lý về tim mạch và chuyển hóa gia tăng, đặc biệt với người lớn tuổ.i, người có sẵn bệnh nền, người làm việc ngoài trời, khi thời tiết chuyển lạnh càng dễ có nguy cơ trở nặng bệnh nền sẵn có.
Video đang HOT
Có nhiều yếu tố góp phần làm gia tăng bệnh tim trong điều kiện thời tiết lạnh, trong đó phải kể đến việc tim phải làm việc nhiều hơn tạo năng lượng giữ ấm cơ thể, điều này tương tự như bệnh nhân bị nhồi má.u cơ tim sau một gắng sức do tăng nhu cầu oxy cơ tim.
Thống kê cho thấy nguy cơ nhồi má.u cơ tim tăng thêm 7% khi nhiệt độ giảm đi 10oC. Nếu bệnh nhân có bệnh mạch vành mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, lớn tuổ.i sẽ tăng nguy cơ nhồi má.u cơ tim hơn trong điều kiện thời tiết lạnh.
Với những bệnh nhân tăng huyết áp, trời chuyển lạnh làm tăng trị số huyết áp hơn. Người ta ước tính, mùa lạnh huyết áp thường tăng cao hơn so với mùa hè khoảng 5mmHg.
Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, các mạch má.u co thắt lại, má.u dồn về trung tâm, co mạch làm huyết áp tăng lên. Trong khi đó, nhiệt độ lạnh làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, tăng tiết các Catecholamin trong má.u dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng má.u trở về tim và tăng huyết áp.
Bệnh nhân đang điều trị ở khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Ảnh: BH
Sự gia tăng trị số huyết áp đột ngột làm tăng nguy cơ đột quỵ não (xuất huyết não, nhồi má.u não), đột quỵ tim (nhồi má.u cơ tim). Đặc biệt, thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của má.u, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch má.u não và bệnh mạch má.u ngoại vi.
Bên cạnh các yếu tố khách quan trên, nhiều yếu tố mang tính chủ quan như việc gián đoạn hoặc ngừng hẳn việc tập luyện thể dục thể thao vào mùa lạnh. Luyện tập thể dục đều đặn đã chứng minh giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, nếu tập thể dục đều đặn thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng bệnh tim mạch nặng trong lúc tập đã giảm đến 50 lần so với những người lười vận động, tuy nhiên nếu dừng đột ngột việc rèn luyện lại làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch.
Thời tiết lạnh làm cho chúng ta có thói quen ăn mặn hơn, ít ăn rau, hoa quả, có nhiều người còn có quan niệm uống nước mắm hoặc ăn mặn để giữ ấm cơ thể.
5 biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch mùa lạnh
Để an toàn cho sức khỏe, dự phòng các biến cố tim mạch vào mùa lạnh, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là giữ ấm cơ thể. Đây là điều rất quan trọng. Nên chú ý vùng đầu mặt cổ, cần đeo khẩu trang khi ra ngoài lạnh. Với người lớn tuổ.i, người có mắc các bệnh kèm như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, đái tháo đường…Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là buổi sáng.
Lúc mới ngủ dậy, nên cởi bỏ bớt chăn mền, tập vận động nhẹ nhàng tại chỗ 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi, rồi mới ra khỏi giường. Khi tắm rửa, cần nơi kín gió, làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm. Thời điểm sáng sớm là lúc thường xảy ra đột quỵ.
Hai là cần tránh ăn mặn. Quan niệm ăn mặn để giữ ấm cơ thể là không đúng vì làm tăng nguy cơ dẫn tới tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. Hạn chế ăn thức ăn giàu cholesterol như: thịt mỡ, da, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… Nên ăn đồ luộc, tránh đồ chiên rán và nên ăn nhiều rau, quả, uống đủ nước, nên uống nước ấm.
Ba là cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đo huyết áp thường xuyên. Người mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, rối loạn mỡ má.u, đái tháo đường, tiề.n sử đột quỵ, hen phế quản… cần nhớ uống thuố.c đều đặn, đầy đủ theo chỉ định của bác sỹ.
Người bệnh không được tự ý dừng thuố.c, nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám và theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi, để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời khi có biểu hiện bất thường.
Bốn là duy trì việc rèn luyện thể dục thường xuyên, cần tránh tập thể dục ngoài trời vào lúc sáng sớm, tránh bị lạnh đột ngột; nên tập luyện trong nhà với nhiệt độ phù hợp.
Rèn luyện thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe nói chung mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch. Luyện tập thể dục hàng ngày, nên đi bộ trong nhà ít nhất 30 phút, có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng má.u và giảm căng thẳng.
Năm là cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử trí kịp thời các biến cố tim mạch nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như khó thở, đau ngực, đau đầu, chóng mặt, yếu tay chân, nói khó, méo miệng…
Việt Nam có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổ.i sẽ có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ.
Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi má.u cơ tim do Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức ngày 27/10.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2020, Việt Nam có gần 160.000 người chế.t vì đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Thông thường cứ 3 người bị đột quỵ do thiếu má.u cục bộ thì 2 người sẽ t.ử von.g hoặc gặp các di chứng nặng cần người chăm sóc trong vòng 5 năm sau đột quỵ.
Với đột quỵ do xuất huyết, cứ 4 người thì 3 người t.ử von.g hoặc để lại biến chứng, cần người chăm sóc nhiều năm. Còn với nhồi má.u cơ tim, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 60% và cũng để lại tình trạng tàn phế, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đáng báo động là tình trạng bệnh nhân bị đột quỵ và nhồi má.u cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay, 20% số bệnh nhân nhồi má.u cơ tim trên thế giới là dưới 40 tuổ.i.
Tiến sĩ, bác sĩ Azumi Ishizaki chuyên khoa Nội đến từ Nhật Bản chia sẻ: "Nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch ở người Việt Nam được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp gồm huyết áp cao, hút thuố.c, đường má.u cao, mỡ má.u cao và béo phì. Như vậy, đối với người Việt, việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tăng mỡ má.u, béo phì..., không lạm dụng rượu bia, không hút thuố.c, kiểm soát cân nặng hợp lý, vận động, tập thể dục phù hợp thì sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch".
Báo động, bệnh nhân đột quỵ và nhồi má.u cơ tim đang trẻ hóa GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam thông tin, Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổ.i sẽ có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ. Sáng nay, tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi má.u cơ tim...