Người phụ nữ đại tiện 20 lần ra máu chỉ vì ăn liên tục loại quả “trong mơ” của nhiều người
Chỉ vì hương vị quá ngon mà một người phụ nữ đã ăn liên tục trái cherry trong suốt gần 1 tuần để rồi nhận lấy hậu quả khủng khiếp.
Cô Wang (32 tuổi) ở Trùng Khánh, Trung Quốc được người thân gửi tặng 2 hộp cherry (trái anh đào) trước Tết. Cô rửa sạch và để trong tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên vào đêm Giao thừa, khi từ máy bay về khách sạn, cô cảm thấy đau bụng và nhanh chóng đi vệ sinh. Cô liên tục ra đi vệ sinh, khoảng 20 lần suốt cả đêm và thấy phân nhuộm đầy máu.
Sáng hôm sau gia đình nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện ở Vũ Hán. Sau khi tiếp nhận ca bệnh, phó giám đốc khoa tiêu hóa, Qi Kai ngay lập tức kiểm tra máu và điện giải trong phân.
Sau khi có kết quả, bác sĩ liên tục đặt câu hỏi thì cô Wang nhớ lại rằng mình đã ăn gần 6 kg trái cherry trong 5 ngày trước Tết. Trước khi đáp xuống sân bay, cô cũng ăn khoảng 40-50 trái cherry. Bác sĩ lúc này càng tin chắc vào chẩn đoán của mình: bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính.
Trái cherry thật sự độc?
Theo ông Qi Kai, trái cherry chứa nhiều chất sắt và cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides có thể hình thành amygdalin khi nhai. Amygdalin chứa trong miệng, thực quản, dạ dày và ruột tiếp xúc với nước, tạo thành cyanua hydrogen. Chất xyanua này rất độc hại, thường sử dụng trong công nghiệp nhưng trong thực phẩm cũng được dùng như măng hoặc sắn. Chất này nếu được hấp thu vào cơ thể sẽ phản ứng mạnh với tế bào của hệ hô hấp, có thể gây tử vong.
Có rất nhiều loại trái cây chứa chất xyanua này như đào, mơ, mận… nếu ăn số lượng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc, còn thi thoảng ăn vài trái ở mức độ bình thường thì không sao. Bên cạnh đó, ông Qi Kai cũng cho rằng người bị tiểu đường, trẻ em không nên ăn nhiều, người lớn cũng không nên ăn quá 20 trái mỗi lần và phải uống nhiều nước sau khi ăn.
Những loại thực phẩm không nên ăn cùng với trái cherry
1. Cherry dưa chuột
Trái anh đào chứa lượng vitamin C cao nhưng các enzyme phân hủy có trong dưa chuột làm giảm vitamin C trong trái anh đào và ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
2. Cherry cà rốt
Một lượng lớn vitamin C có trong quả anh đào có thể điều trị bệnh Scurvy (bệnh của máu do thiếu vitamin C trong đồ ăn hằng ngày) một cách hiệu quả, và cà rốt chứa một chất ascorbate, sẽ làm giảm tác dụng của vitamin C đối với cơ thể con người.
3. Cherry gan động vật
Vitamin C có trong anh đào bị oxy hóa bởi các ion đồng và sắt trong gan của động vật, do đó, anh đào mất đi giá trị dinh dưỡng.
4. Cherry thức ăn nóng
Anh đào thuộc về một loại trái cây ấm và ngọt. Không nên ăn với các thành phần nóng, chẳng hạn như sầu riêng, cả hai loại thực phẩm nóng và ấm. Ăn cùng nhau có thể gây ra nóng bức quá mức trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như cáu gắt.
Video đang HOT
Ai không nên ăn cherry?
1.Những người hay giận dữ không thích hợp để ăn anh đào, vì cherry là nguyên liệu ấm, ăn quá nhiều có thể dẫn đến các triệu chứng như tức giận và sốt.
2. Người bị sốt, ho, hen suyễn, không nên ăn để không làm bệnh tình nặng thêm.
Phòng ngừa
1. Hàm lượng sắt trong trái cherry rất lớn và cũng có một ít xyanua. Nếu ăn quá nhiều, rất dễ gây ngộ độc hydroxide và sắt.
2. Thời gian bảo quản của trái cherry ngắn, nên tránh ánh nắng trực tiếp gây nấm mốc.
3. Trái cherry chỉ được ăn trong khoảng 3 ngày, nếu muốn bảo quản thì không nên rửa, dễ gây hỏng. Do đo trước khi muốn ăn chỉ cần đem rửa sạch là được.
Theo Dân Việt
Thừa sắt do gien: Bệnh ít người biết nhưng vô cùng nguy hiểm
Rối loạn di truyền phổ biến nhất ở người Bắc Âu, được gọi là bệnh thừa sắt, có tỉ lệ mắc phải cao hơn so với suy nghĩ trước đây, theo một nghiên cứu mới.
Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người mắc bệnh thường gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những người mắc bệnh thừa sắt - tích tụ chất sắt trong cơ thể có thể gây tổn thương gan, tim và các cơ quan khác - có hai bản sao của một gien bị lỗi gọi là HFE C282Y.
Điều trị bằng cách loại bỏ thường xuyên máu giàu sắt là an toàn và hiệu quả nếu được bắt đầu sớm, nhưng các triệu chứng như mệt mỏi cực độ và đau khớp thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu lão hóa bình thường, theo Health Day.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Y khoa của Anh BMJ, các tác giả đã phân tích dữ liệu từ gần 2.900 người bị đột biến gien HFE C282Y ở Anh.
Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ hơn 500.000 người, ở độ tuổi từ 40 - 70, từ năm 2006 - 2010. Những người tham gia đã được theo dõi trong 7 năm.
Sau khi tính đến tuổi tác và các yếu tố di truyền khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bệnh thừa sắt chiếm tỉ lệ gần 22% ở nam giới và 10% ở phụ nữ, theo Health Day.
Có 20% nam giới và 10% phụ nữ có gien bị lỗi đã phát triển bệnh gan, tiểu đường, viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp so với những người không bị gien lỗi, vào cuối thời gian nghiên cứu.
Trong số những người bị đột biến, bệnh phát triển nhiều hơn ở độ tuổi lớn hơn và họ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn, bao gồm cả ung thư gan, theo nhóm nghiên cứu của David Melzer thuộc Đại học Exeter, Anh.
Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng rất ít người bị đột biến HFE C282Y phát triển bệnh thừa sắt, và các vấn đề sức khỏe liên quan là rất hiếm.
Tuy nhiên, nghiên cứu này đã cho thấy sự cần thiết phải sàng lọc và phát hiện sớm hơn các đột biến gien này, các tác giả nghiên cứu kết luận trong một thông cáo báo chí, theo Health Day.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh Bệnh thừa sắt có các triệu chứng sau: đau khớp, mệt mỏi, suy yếu nói chung, giảm cân và đau dạ dày.
Không phải tất cả những người bị bệnh thừa sắt đều có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng, một nửa số người mắc bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường không xảy ra cho đến tuổi trung niên.
Các biến chứng do thừa sắt gây ra
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị, sắt có thể tích tụ trong các mô cơ thể và cuối cùng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như:
Viêm khớp: Tổn thương và đau khớp, viêm khớp.
Bệnh gan: Gan to, xơ gan, ung thư và suy gan.
Tuy: Tổn thương tuyến tụy.
Tiểu đường: Có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Tim: Gây bất thường về tim như rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều hoặc suy tim sung huyết.
Sinh sản: Suy cơ quan sinh sản như rối loạn cương dương (bất lực), co rút tinh hoàn và mất ham muốn "yêu" ở nam giới. Không có chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh sớm ở phụ nữ.
Da: Sắc tố bất thường của da, làm cho da trông xám và nhợt nhạt.
Tuyến yên và tuyến giáp hoạt động kém.
Tuyến thượng thận: Tổn thương tuyến thượng thận.
Các mục tiêu của điều trị bệnh thừa sắt
Giảm lượng chất sắt trong cơ thể xuống mức bình thường; Ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương nội tạng do quá tải sắt; Điều trị các biến chứng của bệnh ; Duy trì một lượng chất sắt bình thường trong cơ thể cho đến hết đời
Thải loại máu
Tùy thuộc vào mức độ quá tải sắt nghiêm trọng như thế nào, sẽ được lấy 1 - 2 lần một tuần, mỗi lần 0,5 lít máu, trong vài tháng đến một năm, và đôi khi lâu hơn.
Khi mức sắt trở lại bình thường, liệu pháp duy trì, bao gồm lấy máu mỗi 2 - 4 tháng, mỗi lần 0,5 lít máu. Một số người có thể cần nó thường xuyên hơn.
Trong suốt quãng đời còn lại, sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức độ sắt.
Sinh thiết gan
Sinh thiết gan là cách duy nhất để xác định xem bệnh nhân bị quá tải sắt mắc các bệnh gan ở mức độ nào.
Tùy thuộc vào việc có bằng chứng về tổn thương gan hay không, nên làm sinh thiết gan để đánh giá thiệt hại cho gan.
Lượng sắt dư thừa cũng thường xuyên xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu hoặc viêm gan siêu vi mạn tính.
Trị liệu thải sắt bằng thuốc
Liệu pháp thải sắt sử dụng thuốc để loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều trị này là một lựa chọn tốt cho những người không thể loại bỏ máu thường xuyên. Thuốc được sử dụng trong liệu pháp thải sắt là tiêm hoặc uống, theo Health Day.
Thay đổi chế độ ăn uống
Tránh dùng sắt, kể cả viên sắt, thuốc tiêm sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt.
Hạn chế hấp thu vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.
Tránh cá và động vật có vỏ chưa nấu chín. Một số cá và động vật có vỏ chứa vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở những người bị thừa sắt.
Hạn chế uống rượu: Uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan. Nó cũng có thể làm cho bệnh gan trở nên tồi tệ hơn.
Điều trị biến chứng
Bác sĩ có thể kê toa để điều tri cho các biến chứng như bệnh gan, bệnh tim hoặc tiểu đường.
Một người thừa hưởng gen khiếm khuyết từ cả cha và mẹ có thể bị bệnh hemochromatosis. Một người thừa hưởng gen khiếm khuyết chỉ từ cha hoặc mẹ sẽ mang mầm bệnh nhưng thường không phát triển.
Nếu có người thân mắc bệnh, hãy làm xét nghiệm máu để xem có bị nhiễm sắt hay không. Nếu kết quả xét nghiệm là bình thường, có thể cần phải lặp lại xét nghiệm máu cứ sau vài năm, theo Health Day.
Theo thanhnien
Những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chuối mỗi ngày Thật không khoa trương khi nói rằng, chuối là thực phẩm toàn năng bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Việc ăn chuối mỗi ngày sẽ đem lại cho bạn nhiều thay đổi tích cực. 1. Áp lực động mạch ổn định Chuối giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh huyết áp cao bởi thực tế, chúng...