Người ngồi nhiều làm điều này trong giờ làm sẽ tăng 30% khả năng sống thọ
Trong nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các nhà khoa học đã khuyến khích người ngồi nhiều thỉnh thoảng hãy đứng lên để giảm thiểu tác hại và kéo dài tuổi thọ.
Nhân viên văn phòng và người lớn tuổi có xu hướng ngồi hầu hết thời gian trong ngày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngồi, nằm hoặc ít vận động trong thời gian dài có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong.
Rất may, nghiên cứu mới đã tiết lộ một mẹo hay để người ngồi nhiều giảm nguy cơ tử vong, kéo dài tuổi thọ.
Ngồi từ 11 tiếng mỗi ngày trở lên – liên tục không nghỉ, nguy cơ tử vong sớm bắt đầu tăng lên. Ảnh PEXELS
Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng và Khoa học tuổi thọ con người Herbert Wertheim thuộc Đại học California San Diego (Mỹ) đã kiểm tra thời gian ngồi và thời gian hoạt động hằng ngày của 6.489 người tham gia, chủ yếu là phụ nữ, từ 63 đến 99 tuổi.
Họ được đeo thiết bị để theo dõi thời gian hoạt động và được theo dõi trong 8 năm về tỷ lệ tử vong.
Kết quả cho thấy những người ngồi từ 11 tiếng trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể, theo tờ Express.
Tuy nhiên, kết quả cũng phát hiện những người ngồi nhiều này – nếu đứng dậy sau mỗi 20 – 30 phút hoặc sau mỗi tiếng, sẽ có khả năng sống thọ cao hơn 30% so với người thường xuyên ngồi liên tục không nghỉ.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Steve Nguyen, từ Trường Y tế Công cộng và Khoa học tuổi thọ con người Herbert Wertheim thuộc Đại học California San Diego, giải thích: Ngồi nhiều là một nguy cơ sức khỏe vì nó làm giảm co cơ, lưu lượng máu và chuyển hóa đường glucose.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Andrea LaCroix, giáo sư tại ngôi trường trên, cho biết: Khi ngồi, lưu lượng máu khắp cơ thể chậm lại, làm giảm sự hấp thu đường glucose. Khi đó, cơ bắp không co bóp nhiều nữa, khiến mọi hoạt động cần tiêu thụ oxy để vận động cơ đều giảm và nhịp tim cũng giảm.
Video đang HOT
Người ngồi nhiều cần làm gì để giảm nguy cơ tử vong sớm, tăng tuổi thọ?
Dựa trên kết quả thu được, giáo sư LaCroix đưa ra các khuyến nghị quan trọng sau:
Ngồi từ 11 tiếng mỗi ngày trở lên – liên tục không nghỉ, nguy cơ tử vong sớm bắt đầu tăng lên.
Ngồi lâu hơn 30 phút mỗi lần có nguy cơ cao hơn ngồi khoảng 10 phút mỗi lần.
Đứng dậy sau 20 – 30 phút hoặc sau mỗi giờ – không cần đi đâu, chỉ cần đứng một lát cũng giảm nguy cơ tử vong do ngồi nhiều, theo Express.
Tìm hiểu về những lợi ích của chế độ ăn dựa trên thực vật
Các loại thực phẩm từ thực vật có khả năng giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, cải thiện sức khỏe nhận thức và nhiều lợi ích khác.
Chế độ ăn dựa trên thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Nguồn: CUIMC)
Không thể phủ nhận sự những lợi ích mà chế độ ăn dựa trên thực vật mang lại cho sức khỏe của chúng ta. Trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, chất dinh dưỡng thực vật, chất xơ. Tất cả đều cần thiết cho việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Theo SCMP, Cyrus Luk Siu-lun, một chuyên gia dinh dưỡng và thành viên ban điều hành của Hiệp hội Chuyên gia Dinh dưỡng Hong Kong, đã chia sẻ rằng nhiều nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ nhiều thực phẩm thực vật lành mạnh với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, từ tiểu đường loại 2, bệnh gan, bệnh tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, một số bệnh về mắt và thậm chí cả trầm cảm và lo lắng.
Các loại thực phẩm từ thực vật có khả năng giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, cải thiện sức khỏe nhận thức và nhiều lợi ích khác.
1. Mỗi ngày một quả bơ giúp giảm cholesterol
Mặc dù bơ chứa nhiều calo và một quả bơ trung bình (138g) chứa khoảng 21g chất béo, nhưng một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim Mạch Mỹ vào tháng Bảy đã chỉ ra rằng ăn một quả bơ mỗi ngày không gây tăng cân, thậm chí còn giúp giảm cholesterol.
Nhà nghiên cứu Penny Kris-Etherton, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học bang Pennsylvania của Mỹ, cho biết: "Bơ không ảnh hưởng đến mỡ bụng hoặc việc tăng cân và có nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy bơ có thể là một thực phẩm bổ sung có lợi cho chế độ ăn uống cân bằng."
Mỗi ngày ăn một quả bơ có thể giúp cơ thể giảm LDL cholesterol (LDL Cholesterol có tên đầy đủ là Low density lipoprotein cholesterol. Nó có chứa mật độ lipoprotein thấp và được xem là một loại cholesterol xấu đối với cơ thể. Cholesterol xấu này có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể như đột quỵ, xơ vữa động mạch, sỏi thận, nhồi máu cơ tim... khiến người bệnh tử vong).
Ản một quả bơ mỗi ngày giúp giảm cholesterol xấu.(Nguồn: Shutterstock)
2. Ăn trái cây thường xuyên để tăng cường sức khỏe tinh thần
Khi nói đến đồ ăn vặt lành mạnh, chẳng gì có thể đánh bại trái cây. Một nghiên cứu từ Trường Cao đẳng Khoa học Sức khỏe và Đời sống tại Đại học Aston ở Anh đã xem xét mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và việc sử dụng trái cây, rau, thực phẩm ngọt và mặn.
Những người tham gia nghiên cứu thường xuyên ăn các loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng và gặp phải tình trạng "suy sụp tinh thần." Các triệu chứng bao gồm quên chìa khóa hoặc chẳng nhớ lý do đi vào phòng để làm gì? Nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa tình trạng mất trí nhớ và việc ăn trái cây và rau quả.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, Nicola-Jayne Tuck, "trái cây và rau quả rất giàu chất chống ôxy hóa, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp thúc đẩy chức năng não. Đó là lý do tại sao trái cây lại ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sức khỏe tâm lý của chúng ta."
Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng Năm trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh.
3. Protein thực vật giúp giảm nguy cơ suy nhược
Suy nhược thường gặp ở người lớn tuổi, với các triệu chứng bao gồm yếu cơ, mệt mỏi, tốc độ đi bộ chậm và giảm cân không chủ ý.
Một nghiên cứu cho thấy ăn nhiều protein thực vật hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ suy nhược. Thay vì ăn nhiều protein động vật, như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và hải sản, ăn protein thực vật từ bánh mỳ, ngũ cốc, mỳ ống, các loại hạt, các loại đậu có thể giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược.
4. Thực phẩm từ thực vật lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Diabetologia vào tháng Tư, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều thực phẩm từ thực vật lành mạnh như trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và trà hoặc càphê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khi lựa chọn thực phẩm từ thực vật lành mạnh, chuyên gia khuyên bạn tập trung vào sự đa dạng màu sắc. Màu sắc càng tươi sáng, thì thực phẩm càng chứa nhiều chất chống ôxy hóa và hợp chất thực vật (phytochemicals) càng nhiều. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều loại dưỡng chất khác nhau.
5. Dưa hấu có thể giúp tăng tăng cường sức khỏe tim mạch và trao đổi chất
Dưa hấu chứa nhiều dưỡng chất quan trọng có lợi cho cơ thể của chúng ta. Trong một đánh giá nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2020, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Illinois ở Mỹ kết luận rằng citrulline và arginine là quan trọng cho sức khỏe tim mạch và chuyển hóa.
Dưa hấu chứa nhiều chất chống ôxy hóa và khoáng chất. (Nguồn: Shutterstock)
Những axit amin có trong dưa hấu giúp sản xuất nitric oxide, một hợp chất tự nhiên giúp thư giãn mạch máu, giảm lipid và kiểm soát glucose.
Dưa hấu cũng chứa chất chống ôxy hóa và khoáng chất như lycopene, polyphenols, kali và magiê, các yếu tố quan trọng cho sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.
Những phát hiện này chắc chắn cho thấy việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc thêm các loại thực phẩm từ thực vật này vào chế độ ăn uống hằng ngày để tận hưởng những lợi ích đó.
Cứu người đàn ông 'cận kề cái chết' Người đàn ông ở Quảng Ninh bị nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim, ngừng tuần hoàn, nguy cơ tử vong là 99% vừa được vừa các bác sĩ cứu sống ngoạn mục. Ảnh minh họa Bệnh nhân là ông Đ.X.S (65 tuổi, trú tại Uông Bí) nhập viện ngày 29/9, trong tình trạng đau ngực, khó thở, vã mồ hôi....