Người mẹ hiền của học sinh dân tộc
Gắn bó nhiều năm với Trường PTDT Nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán, tỉnh Đồng Nai, cô giáo Ka Mai luôn quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ cho học sinh.
Với trò, cô Mai vừa là người mẹ vừa là người bạn tâm giao.
Cô Ka Mai (áo đỏ) chụp ảnh cùng các em học sinh. Ảnh: NVCC.
Chăm lo bữa ăn, giấc ngủ
Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Đồng Nai, cô giáo Ka Mai, người dân tộc Mạ, đã gắn bó với Trường PTDT Nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán năm thứ 12. Với nhiều thế hệ học sinh nhà trường, cô Mai thường được gọi bằng tên thân thương “mẹ”. Bởi là giáo viên kiêm giáo vụ, cô Mai vừa dạy học vừa phụ trách chăm lo đời sống, cái ăn cái mặc của những đứa trẻ dân tộc thiểu số.
Cô Mai chia sẻ: Từ năm cấp 2, được nghe các thầy cô giáo giảng bài, tôi đã ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên. Tốt nghiệp phổ thông, tôi quyết định theo đuổi ngành sư phạm Địa lý. Duyên số đưa tôi trở về Trường PTDT Nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán làm giáo viên dạy Địa kiêm giáo vụ từ khi ra trường đến nay.
Đối với cô Mai, ngôi trường này đã trở thành ngôi nhà thứ hai còn những em học sinh nơi đây là những người con nhỏ cần được uốn nắn, dạy dỗ. Nếu thầy cô giáo đứng lớp truyền thụ kiến thức cho trò thì giáo vụ có trách nhiệm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ.
Ngoài công tác nội trú, cô Mai là giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý. Vốn đây là bộ môn nhiều nội dung trừu tượng nên cô Mai thường xuyên tìm tòi phương pháp dạy sáng tạo, đổi mới giúp học trò thêm phần hứng thú với bài học.
Video đang HOT
Lứa tuổi THCS, đặc biệt học sinh lớp 7 đến lớp 8, phải đối mặt với nhiều thay đổi về tâm, sinh lý. Nhiều em dễ nổi nóng, tính khí ương ngạnh. Là người trực tiếp săn sóc các em, cô Mai tâm niệm tám chữ “lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu”.
“Những khi không phải lên lớp, tôi thường ngồi cùng học trò, lắng nghe các em chia sẻ, đùa giỡn với nhau để hiểu hơn từng em. Khi trò chuyện, tôi lựa chọn lối nói tự nhiên, giản dị, thân thiện với mong muốn được là người bạn của học trò. Dần dần, học sinh tin tưởng, chủ động chia sẻ khúc mắc với tôi để cùng nhau tháo gỡ”, cô Mai chia sẻ.
Nữ giáo viên bày tỏ: “Giống như nuôi dạy những người con trong gia đình với tính cách khác biệt, tôi có phương pháp trò chuyện riêng với mỗi học sinh. Em nào cá tính thì mình nói nhẹ nhàng, uyển chuyển. Ngược lại, em nào học giỏi, chăm chỉ thì mình phải liên tục khích lệ, khen ngợi để em có động lực cố gắng. Những em nghịch ngợm, mình phải tìm hiểu hoàn cảnh để có thể trò chuyện chân thành và định hướng cho các em”.
Cô Ka Mai trong một giờ học tại Trường PTDT Nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán. Ảnh: NVCC.
Người bạn của học sinh nội trú
Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số hiện nay còn nhiều khó khăn. Tại Trường PTDT Nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán, 100% học sinh là người dân tộc. Cũng là người con dân tộc, cô Mai thấm thía nỗi vất vả và thiệt thòi của trẻ em nơi đây; đồng thời, có thể hiểu cho suy nghĩ, hành động của các em.
Do học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau, các em chơi và sinh hoạt theo nhóm là những bạn cùng dân tộc. Cô Mai khuyến khích tất cả học sinh cùng nhau sinh hoạt, vui chơi. Những lúc rảnh rỗi, cô tìm tòi văn hoá, ngôn ngữ của các dân tộc để có thể trò chuyện với học sinh; khuyến khích học sinh giới thiệu về văn hoá của dân tộc mình với bạn bè. Bằng cách này, học sinh vừa gắn kết với nhau vừa được tìm hiểu về phong tục dân tộc, địa phương.
“Dẫu hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc học tập của con cái nên những năm qua, tình trạng học sinh bỏ học hầu như không còn. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp phấn đấu học hết cấp 3, thi vào đại học và học cao học. Có những em hiện đang làm giáo viên, số khác theo ngành Y, Luật… Chứng kiến các em tiến bộ từng ngày khiến tôi cảm thấy tự hào như thể đang ngắm nhìn những đứa con của mình trưởng thành”, cô Mai cho hay.
Cô giáo Quách Thị Huế, đồng nghiệp của cô Ka Mai, bày tỏ: Cô Ka Mai là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn quan tâm đến học sinh. Là người dân tộc lại lớn lên ở Đồng Nai nên cô Mai hiểu và đồng cảm với học sinh nhà trường. Tinh thần làm việc trách nhiệm của cô Mai đã truyền cảm hứng cho tôi cùng nhiều giáo viên nhà trường.
Lớp học dã chiến cho trẻ em vùng xanh
Một lớp học online dã chiến nằm tại sảnh tầng trệt của block A chung cư 1050 (phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM) được dựng lên từ những chiếc ghế đá đã giúp các em học sinh có chỗ học trong mùa dịch.
Sáng thứ Hai đầu tuần, Đại úy Phạm Công Sỹ (Công an quận Bình Thạnh) cầm trên tay danh sách các em học sinh (HS) rồi đến từng hộ để hỏi thăm về điều kiện học tập và nhắc các gia đình cho con, em xuống sảnh block A chung cư để học online.
Ghế đá làm bàn học
Được biết đây đều là những hộ "gia đình xanh" sau khi xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, được chính quyền quận Bình Thạnh bóc tách ra khỏi nơi có nguy cơ cao do dịch bệnh từ ngày 26-8.
Đa phần những hộ dân đều có hoàn cảnh khó khăn, ở trong những khu nhà trọ lụp xụp. Các hộ khi được tạm di dời đến đây không có điều kiện lắp đặt Internet hoặc mua các gói cước 3G, 4G tốc độ cao cho con, em học trực tuyến nên tổ phụ trách ở chung cư đã tận dụng sảnh block A để làm lớp học dã chiến.
Đại úy Phạm Công Sỹ cho biết để chuẩn bị cho lớp học, từ ngày 6-9, tổ công tác đã cho lắp đặt Internet, lau dọn sảnh và trưng dụng ghế đá xung quanh để làm thành lớp học, giúp các em thuận tiện trong việc học trực tuyến. Đúng nghĩa lớp học dã chiến, những chiếc ghế đá được trưng dụng thành bàn học, xếp giãn cách với nhau để phòng dịch. Tính tới thời điểm hiện tại, lớp có 30 em HS từ cấp 1 đến cấp 3 và 10 em sinh viên tham gia học online tại lớp học dã chiến.
Lớp học online dã chiến tại sảnh tầng trệt của block A chung cư 1050 (phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: NGUYỆT NHI
Cũng như nhiều phụ huynh khác, mỗi buổi sáng, chị Nguyễn Thị Phượng đều đặn kiểm tra, chuẩn bị tập vở cho con gái đang học lớp 3. Chị Phượng cho biết được chính quyền quan tâm di dời về đây để tạm tránh dịch, gia đình chị cũng giải tỏa tâm lý phần nào. Năm học mới, trong điều kiện khó khăn gia đình cũng chưa thể mua được tập vở cho con, may mắn được các tình nguyện viên ở chung cư hỗ trợ mua giúp. "Nghe chung cư có tổ chức lớp học online nên mình cũng sắp xếp cho con xuống học, mình thường động viên con ráng học, đợi hết dịch sẽ được gặp thầy cô, bạn bè" - chị Phượng cho biết thêm.
Wi-Fi xịn không lo rớt mạng
Do không gian lớp học hạn chế nên các tình nguyện viên và bộ đội thay phụ huynh giám sát, hỗ trợ các em HS học tập. Mỗi HS có thời khóa biểu và thời gian học khác nhau nên lớp chỉ dao động từ 15 đến 20 em.
"Từ khi năm học mới bắt đầu, ngoài những công việc được giao như đi chợ hộ, phát túi an sinh, chúng tôi cũng tham gia hỗ trợ, giúp đỡ các em HS học online tại lớp học dã chiến. Do lớp học hạn chế người nên chúng tôi sẽ thay phụ huynh kiểm tra, theo dõi các em HS trong quá trình học tập. Chúng tôi có thể hỗ trợ các em giải toán, học tiếng Việt, tiếng Anh..." - Nguyễn Hoài Nam (học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2) chia sẻ.
Ngồi học môn toán, em Phạm Ngọc Gia Hân (lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1) chăm chú nghe thầy giảng bài qua chiếc máy tính bảng, giọng thầy giáo có lúc trong vắt có lúc ngắt quãng do đường truyền. Lâu lâu anh bộ đội lại vỗ vào lưng nhắc Gia Hân ngồi thẳng lưng, không để mắt vào gần màn hình. "Em rất thích học ở lớp học dã chiến vì ở đây được các chú bộ đội giảng bài, những khi thầy giảng em không hiểu, liền có chú giải thích. Em thấy tiếp thu bài dễ hơn, các chú còn dùng tấm bìa quạt cho em đỡ nóng..." - Gia Hân nói.
Em Phạm Ngọc Gia Hân (lớp 3, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 1) được bộ đội hỗ trợ tại lớp học dã chiến. Ảnh: NGUYỆT NHI
Còn với em Trần Minh Phú, HS lớp 10, Trường THPT Rạng Đông, cho biết lớp học dã chiến này giúp em tiếp cận bài giảng online tốt hơn. "Những ngày đầu, để chuẩn bị cho năm học mới gia đình có đăng ký mạng 3G, tuy nhiên dung lượng tốc độ cao có hạn nên em chỉ học được một thời gian ngắn thì mất tín hiệu, nhờ có lớp học dã chiến, được lắp Wi-Fi giúp bài giảng em học không bị gián đoạn" - em Phú chia sẻ.
Cũng theo Minh Phú, năm học mới tuy phải thích nghi với điều kiện học tập mới nhưng em vẫn tin và mong rằng dịch bệnh sớm qua đi để những em nhỏ được đến trường học tập, vui chơi, còn Phú thì được đến lớp để tiếp thu bài học dễ dàng hơn, đồng thời thực hiện những kế hoạch học tập, thi cử trong tương lai.
Lớp học "ba không"
Không có giáo viên đứng lớp, không bàn ghế, không bảng viết, thế nhưng lớp học dã chiến vẫn đều đặn được mở hằng ngày. Phụ huynh vì thế cũng an tâm hơn khi con họ có được điều kiện học tập theo đúng lộ trình giữa tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
TP.HCM: Học sinh ở 3 quận, huyện sắp đến trường học trực tiếp Theo Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM, những quận huyện đã được công nhận an toàn thì sẽ tiến hành triển khai việc dạy học trực tiếp cho học sinh. Ảnh minh họa Chiều 16/9, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM định kỳ để cung cấp thông tin về công tác ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn. Trả lời câu...