Người lái đò tri thức tận tụy
Trẻ trung, năng động, nhiệt huyết và cũng rất quyết đoán trong công việc, đó là những gì tôi được nghe trước về TS Phạm Hồng Phong, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Điện Biên).
Với đôi chút hiểu biết về anh, một ngày đầu tháng 3-2021, tôi tìm đến thăm trường để có dịp được trò chuyện và chứng kiến những công việc của người lái đò tri thức…
Giáo viên hợp đồng “lãnh đội tuyển quốc gia”
Sinh ra và lớn lên tại TP Điện Biên Phủ, Phạm Hồng Phong có tuổi thơ vô cùng gian khó. Bố mẹ anh đều là công nhân, gia đình đông con nên ông bà phải chắt chiu từng đồng tiền, bơ gạo nuôi 4 người con ăn học. Để phụ giúp bố mẹ, năm học lớp 8, Phong đã đi phụ hồ, rồi thành thợ chính lúc nào không hay.
Học xong THPT, với ước mơ trở thành quân nhân, Phong đã đăng ký thi vào Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin. Vừa nhập học chưa bao lâu thì bố Phong ốm nặng. Gia đình khánh kiệt vì tiền của dành hết chữa bệnh cho bố. Để 3 người em của mình không phải nghỉ học giữa chừng, Phong đành bỏ ngang giấc mơ quân ngũ.
Năm 1996, Phạm Hồng Phong thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trở thành sinh viên Khoa Vật lý. Vừa học, vừa làm gia sư, vừa đi lắp điện cho các công trình, nhưng Phong vẫn hai lần đoạt giải nhất Cuộc thi Olympic vật lý sinh viên toàn quốc (1999, 2000). Tốt nghiệp cử nhân, Phong ở lại Hà Nội đi làm thêm.
Trong một lần về chăm bố ốm, Phong được thầy Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mời dạy ôn thi tốt nghiệp. Phong đã dành lòng nhiệt huyết và sức trẻ cho công việc giảng dạy. Anh được thầy hiệu trưởng tin tưởng giới thiệu với Sở giáo dục và Đào tạo phân công ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý của tỉnh. Đây là môn mà chưa có học sinh nào của trường đoạt giải quốc gia.
Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị tại trường đại học, thầy Phong đã giúp các em ôn luyện. Nỗ lực của thầy và trò mang lại những thành quả tự hào. Ba năm liên tiếp, học sinh nhà trường đều có giải quốc gia môn Vật lý. Với những thành tích đạt được, Phạm Hồng Phong được nhà trường tuyển thẳng vào biên chế. Năm 2009, anh được bổ nhiệm Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
TS Phạm Hồng Phong cùng cô và trò tham quan hoạt động ngoại khóa.
“Mở cánh cửa” hội nhập trường chuyên
Có mặt từ những ngày đầu thành lập trường, thầy Phạm Hồng Phong nhớ lại, mới đầu trường có tên Trường THCS Năng khiếu tỉnh Lai Châu, từ năm 2000 thì mang tên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Thời điểm đó, nhà trường mới có 10 lớp học, gần 350 học sinh, 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Video đang HOT
Trường lớp chật hẹp, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu thốn. Gọi là trường chuyên nhưng chương trình môn học chưa có, giáo viên nhà trường chuyển từ cấp THCS lên và tuyển sinh viên mới ra trường, tài liệu cũng tự viết. Giáo viên gần như chưa được tiếp cận, bắt nhịp với các trường chuyên trên toàn quốc.
Làm sao để xây dựng mô hình trường chuyên chất lượng là trăn trở của ngành giáo dục tỉnh lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ tại miền Bắc có Trại hè Hùng Vương, đây là một diễn đàn uy tín, tập hợp trường chuyên của các tỉnh miền núi trung du phía Bắc.
Nhiều trường đại học ở Hà Nội đã lấy kết quả thi của Trại hè Hùng Vương làm kết quả xét tuyển thẳng vào đại học. Thầy Phạm Hồng Phong bàn với hiệu trưởng nhà trường và quyết định tham gia toàn diện các hoạt động của Trại hè Hùng Vương. Tháng 8-2009, nhà trường đã chọn gần 100 học sinh, 8 bộ môn, cùng các thầy cô giáo về Phú Thọ dự thi Trại hè Hùng Vương.
Thầy Phong nhớ lại: “Khó khăn nhất lúc ấy là không có kinh phí, nhà trường và phụ huynh phải tự bỏ tiền để đi thi. Nhưng “cái được” thì rất nhiều, đó là học sinh được làm quen với các đề thi học sinh giỏi quốc gia, được cọ xát về kiến thức môn học lẫn kỹ năng xã hội. Các thầy cô giáo thì thấy được vị trí của nhà trường đang ở đâu, thiếu cái gì, cần cái gì để bắt tay vào học hỏi, xây dựng.
Được sự ủng hộ của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, một tháng sau, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức hội thảo mời các giáo viên cốt cán của các trường chuyên phía Bắc và các giáo sư, nhà cố vấn uy tín tham dự. Hội thảo đã mở ra cho nhà trường nhiều ý tưởng trong giáo dục, đào tạo, làm cơ sở để nhà trường bước vào xây dựng hệ thống chương trình trường chuyên, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi…
Những đổi mới xây nền vững chắc
Được Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên phân công, năm 2009, thầy Phạm Hồng Phong bắt tay vào xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia của toàn ngành giáo dục tỉnh Điện Biên và áp dụng tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Theo thầy Phong, đây là chương trình tổng thể, với nhiều công đoạn, gồm: Phát hiện tạo nguồn học sinh giỏi từ lớp 10, tham gia thi Trại hè Hùng Vương, thi học sinh giỏi cấp tỉnh; đến lớp 11 chọn đội dự tuyển thi quốc gia, bồi dưỡng tham gia thi Trại hè Hùng Vương, duyên hải (cho phép thi vượt cấp quốc gia với học sinh xuất sắc); và chương trình bồi dưỡng chính thức đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lớp 12.
Anh Phong cho rằng, điểm ưu việt của chương trình này là tăng thời gian tạo nguồn học sinh giỏi. Nếu như trước đây, đội tuyển quốc gia chỉ có 20 ngày (gồm các công đoạn chọn học sinh từ kết quả thi lớp 12 cấp tỉnh, đến bồi dưỡng và thi) thì nay kéo dài hai năm. Điểm mới thứ hai là đưa học sinh và giáo viên đi bồi dưỡng ở một số trường chuyên lớn ở phía Bắc.
“Kết quả mang lại ngay sau khi áp dụng chương trình này là năm 2011, nhà trường có tới 14 giải học sinh giỏi quốc gia ở hầu hết các môn, bằng tổng giải của nhiều năm trước cộng lại. Kết quả này được duy trì ổn định nhiều năm tiếp theo. Đây là bước ngoặt mở ra một tương lai mới cho nhà trường hội nhập, vươn xa, bắt nhịp cùng các trường chuyên trên toàn quốc”, thầy Phong cho hay.
Năm 2013, sau khi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài về, TS Phạm Hồng Phong được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường. Ngày sau khi nhận nhiệm vụ mới, thầy Phong bắt tay vào xây dựng chương trình giáo dục và các hoạt động tổng thể của nhà trường, như: Tuyển sinh, dạy THPT, dạy chuyên sâu, bồi dưỡng các đội tuyển cấp tỉnh, cấp quốc gia, hướng nghiệp… Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 là thời kỳ phát triển vượt bậc của nhà trường. Hằng năm, tỷ lệ học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đạt hơn 50% tổng số học sinh toàn trường với hơn 4.000 lượt học sinh đoạt giải, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt từ 98 đến 100%.
Khi nói về mục tiêu giáo dục của nhà trường, thầy Phong cho biết: “Để hội nhập trong thời gian tới, nhà trường thực hiện phương châm giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển năng khiếu về một môn học nhất định; thực hiện đầy đủ kế hoạch chương trình giáo dục toàn diện. Mục tiêu xa hơn của nhà trường là giáo dục học sinh theo hướng “công dân toàn cầu”, bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động xã hội, trải nghiệm”.
Ghi nhận những thành tích của thầy và trò nhà trường, năm 2016, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; năm 2017 được Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị điển hình tiên tiến toàn quốc.
Vừa qua, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đó là thành quả lao động, sáng tạo và cống hiến không ngừng của các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường trong suốt 25 năm qua, trong đó phải nói đến những cống hiến của người lái đò tri thức tận tụy, tâm huyết, TS Phạm Hồng Phong.
Các trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?
Các trường THPT chuyên trực thuộc đại học ở Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa
Năm 2021, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội) tuyển 540 chỉ tiêu vào lớp 10 các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh và Chất lượng cao (mỗi lớp 90 học sinh).
Trường dành tối đa 10% chỉ tiêu tuyển sinh vào các lớp chuyên (khoảng 45 chỉ tiêu) để xét tuyển thẳng học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập ở bậc THCS. Ngoài thoả mãn điều kiện chung, các thí sinh phải đạt giải Nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và môn đạt giải đúng với môn chuyên đăng ký xét tuyển thẳng.
Ngoài ra những thí sinh đạt huy chương vàng trong cuộc thi Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên cho học sinh bậc trung học cơ sở cũng sẽ được xét tuyển thẳng vào lớp chuyên đúng với môn đạt giải.
Trường cũng khuyến khích thí sinh có thư giới thiệu của một giáo viên từng trực tiếp giảng dạy hoặc bồi dưỡng thi học sinh giỏi nhận xét về năng lực của học sinh.
Đối với phương thức thi tuyển, trường yêu cầu mỗi thí sinh được đăng ký dự thi tối đa vào hai trong năm lớp chuyên, gồm: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh.
Lịch thi vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2021.
Các thí sinh sẽ dự thi 3 môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) trong 120 phút và môn chuyên trong 150 phút. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận đối với môn Toán (vòng 1) và các môn chuyên; trắc nghiệm kết hợp với tự luận đối với môn Ngữ văn.
Theo phương án tuyển sinh, điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên. Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) nhân hệ số 1 và điểm thi môn chuyên nhân hệ số 2, không cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh. Trường sẽ công bố kết quả thi trước ngày 15/6.
Đối với tuyển sinh vào lớp chất lượng cao, thí sinh phải đáp ứng điều kiện chung và đã tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các lớp chuyên năm 2021 của trường, có điểm thi của từng môn đạt từ 4 trở lên; có hồ sơ đăng ký xét tuyển vào lớp 10 chất lượng cao năm 2021.
Thí sinh sẽ tham dự hai bài thi gồm bài thi trắc nghiệm khách quan đánh giá chỉ số thông minh (chỉ số IQ) trong thời gian 60 phút (chấm theo thang điểm 10) và bài thi phỏng vấn trực tiếp về mục đích học tập, nguyện vọng, thành tích học tập, năng lực, năng khiếu riêng,... (chấm theo thang điểm 10). Hội đồng tuyển sinh không tổ chức phúc khảo hai bài thi trên.
Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố thời gian và chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm năm học 2021 - 2022. Theo đó, trường tuyển 305 chỉ tiêu hệ chuyên với học sinh toàn quốc, chi tiết như sau:
Năm nay, trường dành tối đa 10% chỉ tiêu (khoảng 30 chỉ tiêu) để xét tuyển thẳng các thí sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập ở bậc THCS.
Các thí sinh thuộc diện dự thi sẽ phải tham dự bài thi viết ba môn: Toán, Ngữ văn và môn chuyên. Trong đó, môn Toán (hệ số 1, thời gian thi 120 phút); môn Ngữ văn (hệ số 1, thời gian thi 120 phút) và môn chuyên (hệ số 2, thời gian 150 phút). Riêng môn tiếng Anh và Hóa học, thí sinh sẽ làm bài trong 120 phút.
Trường sẽ phát hành hồ sơ ngày 15/3. Thời gian trường nhận hồ sơ đăng ký từ 5/4 đến 9/5. Thời gian trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng từ 5/4 đến 23/4. Thời gian tổ chức thi dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2 và 3/6.
Trường THPT Khoa học Giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa thông báo tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Theo đó, đối tượng là học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020 - 2021 trên toàn quốc. Điều kiện, học sinh phải xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm các lớp THCS từ khá trở lên; Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
Trường áp dụng hình thức thi và xét tuyển, trong đó, thi tuyển với các môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh thuộc kiến thức THCS thang điểm mỗi môn là 100 điểm. Thời gian thi ngày 22/5.
Trường áp dụng xét tuyển thẳng và cộng điểm khuyến khích, ưu tiên (tối đa 10% tổng chỉ tiêu tuyển sinh). Xét tuyển dựa vào kết quả thi vào lớp 10 của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT chuyên Ngoại ngữ. Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 của Sở GD&ĐT Hà Nội (căn cứ vào kết quả thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ).
Thời gian phát hành hồ sơ từ ngày 1/3 đến chiều 10/5. Kết quả xét tuyển thẳng, danh sách thí sinh dự thi, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi sẽ được nhà trường công bố trước ngày 14/5. Công bố kết quả trúng tuyển được công bố trước ngày 9/6.
Vinh danh HS giỏi Quốc gia Sáng 8/3, tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Sở GD-ĐT đã tổ chức Lễ Vinh danh và trao thưởng cho 37 HS đạt giải HS giỏi Quốc gia năm học 2020-2021. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuấn đến dự, trao quà của UBND tỉnh và Thư khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 37 học sinh đoạt giải. Ông Trần...