Người đàn ông đau vai dữ dội, đi khám mới tá hỏa mắc ung thư phổi giai đoạn cuối
Đôi khi những cơn đau nhức không phải đang cảnh báo sức khỏe xương khớp mà là dấu hiệu của ung thư.
Ông Dương 55 tuổi ở Trung Quốc thỉnh thoảng lại cảm thấy vai phải đau nhức âm ỉ. Do trước đây làm công việc bê vác nặng nhọc nên ông cho rằng có thể xoa bóp và nghỉ ngơi vài ngày sẽ thuyên giảm nên cũng không để ý quá nhiều. Tuy nhiên, đến tháng 6 năm nay, vai ông đau nhức liên tục và khi xoa bóp cũng không thuyên giảm mà ngày càng đau dữ dội, kể cả khi thay quần áo. Một buổi tối cơn đau nhức dữ dội đến mức ông không ngủ được và phải vào viện kiểm tra sớm.
Sau khi tìm hiểu kĩ bệnh sử của ông Dương, kết hợp với kết quả khám bệnh cho thấy ông được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối và cần nhập viện ngay lập tức. Ông Dương vô cùng ngạc nhiên không hiểu lý do vì sao ung thư phổi lại khiến cho vai đau nhức dữ dội đến thế.
1. Tại sao ung thư phổi lại gây đau vai?
Ung thư phổi là loại ung thư mà các khối u phát triển trong phổi. Phổi và vai nằm cách xa nhau nên một số bệnh nhân ung thư phổi sẽ cảm thấy vô lý khi bị đau vai. Thực tế, đau vai là dấu hiệu của ung thư phổi nhưng nó không phải là một triệu chứng điển hình được nhiều người biết đến.
Ung thư phổi không gây khó chịu trong giai đoạn đầu, khi bệnh tiến triển có thể có các triệu chứng điển hình như ho, tức ngực, sụt cân, sắc mặt nhợt nhạt, ho ra máu, đau ngực, sốt… Thế nhưng, một số bệnh nhân ung thư phổi lại không có triệu chứng điển hình như trên mà lại xuất hiện những cơn đau vai. Nguyên nhân là do: Đầu tiên khối u của bệnh nhân phát triển ở đỉnh phổi, khi lớn dần sẽ chèn ép các mô xung quanh như đỉnh phổi, màng phổi, dây thần kinh gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh về vai, đau cơ vai và lưng dai dẳng.
Thứ hai, khi tình trạng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn, các tế bào khối u phổi di chuyển đến xương thông qua quá trình tuần hoàn máu, gây di căn xương. Vì di căn xương gây tổn thương vỏ xương do tiêu xương nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vai dai dẳng và dữ dội.
Đau vai do khối u thường nặng và dai dẳng, không rõ vị trí và thường xảy ra về đêm, cử động khớp bị hạn chế. Chính vì vậy nếu có triệu chứng đau vai mà không rõ điểm đau cần đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể để có phương pháp điều trị thích hợp.
2. Những cơn đau cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh
Nếu cơn đau xuất hiện ở 3 nơi trên cơ thể, hãy cảnh giác:
Video đang HOT
Đau đầu dữ dội đột ngột
Cơn đau đầu dữ dội khởi phát đột ngột có thể là chứng phình động mạch nội sọ, nguyên nhân là do thành mạch máu giãn nở bất thường sau khi thành mạch máu bị tổn thương do các yếu tố: nhiễm trùng động mạch, chấn thương, xơ cứng… dẫn đến phình động mạch nội sọ.
90% bệnh phân phình động mạch nội sọ bẩm sinh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Trước khi vỡ, sẽ có các triệu chứng như quáng gà, chóng mặt, đau cổ, đau đầu dữ dội, trường hợp nặng sẽ gây rối loạn ý thức, động kinh.
Dữ liệu cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc chứng phình động mạch do xuất huyết lần đầu lên tới 35%, tỷ lệ tử vong do xuất huyết tái phát lần thứ 2 lên tới 60-80%.
Đau ngực
Tình trạng đau ngực diễn ra do thuyên tắc phổi, bệnh tim mạch vành, tràn khí màng phổi, bóc tách động mạch chủ, viêm thực quản, viêm màng phổi, đau dây thần kinh liên sườn, viêm sụn sườn, viêm màng ngoài tim và các bệnh khác, Trong số đó, đau ngực do bệnh mạch vành là một trong những loại đau ngực nghiêm trọng và phổ biến nhất. Trong 10 trường hợp mắc bệnh mạch vành lần đầu có 1 trường hợp tử vong đột ngột, 4 trường hợp nhồi máu cơ tim và 5 trường hợp đau thắt ngực. Khi bệnh này tấn công, người bệnh sẽ có cảm giác tức ngực, tức vùng sau xương ức và vùng trước tim, có thể lan xuống vai và cánh tay.
Có thể nói, đau ngực liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đau ngực ở người trẻ tuổi thường là viêm màng phổi, viêm cơ tim… Người trung niên và người cao tuổi bị đau ngực nên tập trung kiểm tra sức khỏe tim mạch vành, cảnh giác với những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
Đau bụng
25% cơn đau bụng cấp tính có thể liên quan đến bệnh lý nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng nên cần hết sức lưu ý. Có rất nhiều bệnh có thể gây đau bụng như: viêm tụy cấp, giun đũa mật, viêm đường mật tắc nghẽn cấp tính, thủng tá tràng, thủng dạ dày, tắc ruột, hoại tử ruột, viêm ruột thừa, vỡ buồng trứng, sỏi thận…
Ngoài ra, đau ở các vị trí khác nhau trong bụng cũng cho thấy khả năng mắc các bệnh khác nhau. Trong số đó, đặc biệt chú ý đến cơn đau ở giữa bụng. Nếu xuất hiện cơn đau ở giữa bụng đột ngọt hoặc lan lên trên hoặc xuống dưới hãy cảnh giác với bệnh bóc tách động mạch chủ bụng. Nếu người trung niên và người cao tuổi bị đau bụng dữ dội kèm theo huyết áp thấp hãy cẩn trọng vỡ phình động mạnh chủ, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Khói thuốc tàn phá cơ quan hô hấp như thế nào?
Ung thư phổi là bệnh được xếp hàng đầu trong số 10 loại bệnh ung thư hay gặp tại Việt Nam hiện nay.
Theo thống kê, tỷ lệ người mắc ung thư phổi có thói quen hút thuốc lá chiếm đa số. Vậy cơ chế gây ung thư phổi do hút thuốc lá diễn ra như thế nào?
Hút thuốc trực tiếp và thụ động đều có hại
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, thậm chí những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Chỉ một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc hít phải lượng khói nhỏ mỗi ngày cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến phổi.
Thuốc lá điện tử không an toàn hơn thuốc lá điếu thông thường.
Ngày nay, nhiều nhà sản xuất và hãng quảng cáo thuốc lá thường quảng cáo rằng những loại thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá ít hắc ín thì ít nguy cơ, ít độc hại hơn so với loại thuốc lá điếu thông thường. Tuy vậy, theo các chuyên gia về sức khỏe thì điều này thực sự không tạo thêm lợi ích gì từ việc hút thuốc, bất kể hút loại thuốc lá nào cũng đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và nhiều bệnh tật khác. Hút thuốc nhiều năm thì mức độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe càng lớn hơn.
Một khi các chất độc hại có trong thuốc lá đi vào cơ thể, nó sẽ làm tổn thương gen khiến các tế bào phát triển và phân chia một cách ồ ạt. Tình trạng bất thường này cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác. Các chất độc hại khác có trong khói thuốc lá còn có khả năng bám chặt vào gen và rất khó có thể tách chúng ra được.
Hút thuốc cũng có thể gây ra tình trạng sưng phổi, đồng thời gây đột biến gen. Những chất độc hại có trong khói thuốc làm ảnh hưởng tới việc sửa chữa những gen bị tổn thương.
Người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc cũng hít phải một lượng hóa chất độc hại tương đương với người hút thuốc, đồng thời cũng bị ảnh hưởng tương tự. Không có mức an toàn cho lượng khói thuốc hít phải. Hít càng nhiều khói thuốc càng có nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi. Sống chung với một người hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tới 30%.
Tại Mỹ, ung thư phổi do hút thuốc khiến 130 nghìn người chết mỗi năm và 7,3 nghìn người chết vì hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động). Những người không hút thuốc có thể tăng thêm 20-30% nguy cơ mắc ung thư phổi nếu sống chung với những người hút thuốc.
Khói thuốc lá có chứa đến 250 loại chất độc hại và ít nhất 69 chất trong số chúng có thể gây ung thư. Nam giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần, nữ giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.
Tại Mỹ, ung thư phổi do hút thuốc khiến 130 nghìn người chết mỗi năm và 7,3 nghìn người chết vì hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động). Những người không hút thuốc có thể tăng thêm 20-30% nguy cơ mắc ung thư phổi nếu sống chung với những người hút thuốc.
Thuốc lá điện tử không an toàn hơn thuốc lá sợi
Thuốc lá điện tử là loại thuốc lá giúp tạo cảm giác như đang sử dụng thuốc lá thật. Loại khói thuốc này không chứa hắc ín, carbon monoxide và một số chất độc hại khác so với loại thuốc lá thông thường nhưng vẫn có chứa nicotine - một chất gây nghiện.
Nhìn chung, thuốc lá điện tử được quảng cáo là an toàn hơn các loại thuốc lá thông thường nhưng không có nghĩa là loại thuốc lá này không chứa các hóa chất độc hại đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại hóa chất có trong khói thuốc lá điện tử, điển hình là formaldehyde có liên quan đến ung thư đầu và cổ.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói của thuốc lá điện tử có thể gây viêm phổi và những phân tử rất nhỏ gây ung thư, vì chúng rất nhỏ nên thường đi sâu vào trong phổi. Loại chất lỏng được tạo mùi cho thuốc lá điện tử cũng là một vấn đề đáng lo ngại - một số loại có thể gây sốc phổi và độc hại cho những mô phổi. Thậm chí hít phải khói của thuốc lá điện tử cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe; các kết quả nghiên cứu cho thấy hít nhiều khói thuốc lá điện tử có thể gây nhiễm khuẩn phổi ở những người trẻ tuổi.
Từ bỏ thuốc lá, giảm nguy cơ ung thư phổi
Về cơ bản, những người hút thuốc đều biết về sự độc hại của thuốc lá. Tuy vậy, chất nicotine có trong các loại thuốc lá thông thường và thuốc lá điện tử có thể khiến cho nhiều người nghiện, vì vậy việc bỏ thuốc không hề dễ dàng đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì rất cao.
Từ bỏ thuốc lá để loại bỏ nguy cơ ung thư phổi.
Để bắt đầu, bạn hãy lên kế hoạch cụ thể, đặt ra mục tiêu để bỏ thuốc và nghĩ cách làm sao để có thể cưỡng lại cơn thèm thuốc sau này.
Hãy giữ cho mình luôn bận rộn. Khi cơn thèm thuốc đến, bạn cần phải khiến cho mình xao nhãng bằng cách làm việc khác như làm việc nhà (nếu bạn đang ở nhà); dọn dẹp, sắp xếp lại các đồ vật trong phòng làm việc; đi dạo; chăm sóc hoa, cây cối trong vườn hay ban công nhà bạn. Vận động thể chất lành mạnh với các môn thể dục, thể thao đơn giản cũng giúp ích đáng kể cho bạn khi cố gắng cai thuốc lá.
Tạo một danh sách những lý do nên bỏ thuốc như: Tiết kiệm tiền, răng trắng hơn, cơ thể thơm tho và nhiều năng lượng hơn, bất kể là lý do gì, nên tạo một danh sách những lý do cần phải bỏ thuốc và đọc nó hằng ngày. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn một vài loại kẹo, trà thảo mộc hoặc trái cây ít đường để sử dụng khi cơn thèm thuốc kéo đến. Cố gắng tránh môi trường có nhiều người hút thuốc, từ chối tụ tập với nhóm bạn có thói quen hút thuốc trong thời gian cai thuốc lá.
Thật khó để có thể bắt đầu từ bỏ thói quen hút thuốc một mình, vì vậy bạn có thể nhờ bạn bè, gia đình giúp đỡ nếu cần thiết. Bạn cũng có thể tìm sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng nghiện thuốc lá của bạn đi kèm với những biểu hiện xấu về sức khỏe .
Nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp khi ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM đang ở mức báo động. Các chỉ số về ô nhiễm không khí vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (hiện là Giám đốc...