Người đàn ông bị nhồi máu não do tự ý ngừng thuốc
Được chẩn đoá n tăng huyết áp nhưng sau thời gian dùng thuốc thấy huyết áp trở về bình thường nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên bỏ thuốc, hệ quả là người bệnh bị nhồi máu não, tính mạng bị đe doạ…
Bệnh nhân V.M.H đang được điều trị tại BV đa khoa tỉnh Cao Bằng
Ngày 5/4 Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân V.M.H (59 tuổi, trú tại Phường Sông Hiến, thành Phố Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng tê yếu tay trái, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp đo được là 230/100mmHg.
Theo lời người nhà kể bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp được phát hiện cách đây 1 năm không dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu. Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhồi máu não/Tăng huyết áp.
Đáng ngại, trong quá trình thăm khám, các bác sĩ khoa cấp cứu phát hiện dù bệnh nhân đã được khám, chẩn đoán tăng huyết áp nhưng chưa làm sổ mãn tính để điều trị ngoại trú. Thậm chí được người nhà đưa đi khám lấy thuốc nhưng không tuân thủ phác đồ điều trị vì chủ quan thấy bản thân không có biểu hiện gì bất thường. Do đó, sau thời gian dùng thuốc thấy huyết áp trở về bình thường nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên bỏ thuốc.
Không chỉ bỏ thuốc, gần đây bệnh nhân đã ăn uống không điều độ, có hút thuốc lá nhiều, sử dụng rượu bia dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột.
Theo PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Tổng Thư Ký Hội Tim Mạch Học Việt Nam, các thuốc hạ huyết áp chỉ có tác dụng khi bạn dùng thuốc và sẽ hết khi bạn ngừng. Do vậy, bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp không được ngừng thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm bình thường. Việc điều trị cần phải được duy trì lâu dài để đạt được tác dụng tốt, tránh được các biến chứng.
Video đang HOT
Bệnh nhân không nên lo lắng nếu phải dùng thuốc lâu dài, vì với liều điều trị, thuốc hạ áp sẽ giữ cho huyết áp bạn ổn định, đưa bạn về cuộc sống gần bình thường và thường không làm huyết áp của bệnh nhân bị tụt thấp đến mức nguy hiểm.
Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh nhân tăng huyết áp mà dừng thuốc đột ngột, huyết áp có thể tăng lên quá cao gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp.
Thiếu máu não không được khắc phục hoặc kéo dài thì phần não đó sẽ bị hoại tử do thiếu oxy và glucose, vùng não bị hoại tử do thiếu sự cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não. Mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ và tùy vị trí vùng xuất huyết.
Do đó, các bác sĩ khoa cấp cứu, BV đa khoa tỉnh Cao Bằng khuyến cáo, người bệnh tăng huyết áp không nên tự ý tăng, giảm hoặc ngưng dùng thuốc. Việc tự điều chỉnh liều dùng là vô cùng nguy hiểm. Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc hay khi thấy huyết áp đã trở về mức bình thường thì tự ý giảm liều dùng, thậm chí là ngưng sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, khi uống thuốc không đủ liều hay không uống thuốc, huyết áp có thể đột ngột tăng cao gây ra đột quỵ do các biến chứng. Hoặc có những bệnh nhân uống thuốc mãi mà huyết áp vẫn cao nên đã tự ý tăng liều, uống thuốc quá liều có thể làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị tác dụng phụ của thuốc như ho, khó thở, mất ngủ… hay bị tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng, việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ là điều quan trọng trong việc điều trị cao huyết áp.
Qua trường hợp như trên các bác sĩ đưa ra khuyến cáo cho các bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp thực hiện những việc đơn giản sau đây: bỏ hút thuốc lá, không uống rượu, có chế độ ăn uống để giảm thể trạng, tốt nhất là 10% trọng lượng cơ thể. Luyện tập thể dục điều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hạn chế những áp lực cuộc sống.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, giảm muối đồng thời ăn nhiều trái cây và rau xanh, giàu Kali và Canxi. người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, liên tục theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Đột quỵ có phải tai biến mạch máu não?
Nhiều người thắc mắc, đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau hay đều là một bệnh.
Theo các chuyên gia, nhiều người cho rằng đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai bệnh khác nhau, nhưng thực chất, đây đều là tên gọi chung của một bệnh.
Đột quỵ và tai biến mạch máu não đều chỉ một tình trạng bệnh cấp tính, gây ra bởi sự thiếu máu đột ngột của một phần hay toàn bộ não bộ. Khi thiếu máu xảy ra ở não, màng oxy và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não sẽ không đến được các tế bào não, làm các tế bào này chết.
Hậu quả sau đó rất nặng nề, khiến người đột quỵ (tai biến) bị ảnh hưởng tới tri thức, vận động, tê liệt, hôn mê thậm chí là tử vong. Nguyên nhân tử vong thường gặp với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch máu não) và xuất huyết não (vỡ mạch máu não).
Về thuật ngữ, tai biến mạch máu não chỉ nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não bộ khi dòng máu bị chặn lại hoặc bị vỡ. Còn đột quỵ chỉ sự cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, cả hai cách gọi đều thể hiện tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh, có thể gây di chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Một bệnh nhân bị đột quỵ được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Dấu hiệu đột quỵ
Biểu hiện đột quỵ rất đơn giản, người dân có thể nhận biết được. Các dấu hiệu này được tóm tắt bằng chữ F.A.S.T gồm:
F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.
A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.
S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.
T (Time): Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
Ngoài ra, người bị đột quỵ cũng có một trong những dấu hiệu như: Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ; Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể; Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ; Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng và đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Phòng ngừa thế nào?
Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt.
Người dân cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.
Ngoài ra, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, người dân cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích... Đặc biệt những người có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, béo phì hay tim mạch cần chủ ý tới sức khoẻ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
Người phụ nữ 36 tuổi chết do tắc mạch máu não chỉ vì ăn loại gia vị này hằng ngày Dù đội ngũ bác sĩ đã hết lòng cứu chữa người phụ nữ này nhưng chỉ nửa tháng sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi và tử vong, nguyên nhân do tắc mạch máu não. Tắc mạch máu não là bệnh lý tim mạch nguy hiểm hay được biết đến như một dạng khác của tai biến mạch máu não. Ngoài bệnh lý...