Người cao tuổi cần lưu ý gì khi đi bộ?
Đi bộ là một trong những loại hình vận động thể chất được yêu thích nhất. Đi bộ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như làm chắc khỏe cơ, xương, các mô kết nối và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ, hơn 145 triệu người trưởng thành ở nước này chọn hình thức vận động này để rèn luyện sức khỏe.
Người cao tuổi khi đi bộ, dù bị đau ở vị trí nào hay mức độ nào cũng không nên bỏ qua – Ảnh minh họa
Đi bộ là loại hình vận động tốt cho người cao tuổi. Với người mới bắt đầu, đi bộ ít tác động đến cơ thể – là cách vận động thân thiện với các khớp, cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp thân hình cân đối.
Theo CDC, đi bộ nhanh 150 phút mỗi tuần hay 25 phút mỗi ngày – hình thức vận động cường độ vừa phài này thật sự giúp chúng ta khỏe mạnh và ngăn chặn nhiều bệnh tật.
Video đang HOT
Một nghiên cứu phát hành năm 2016 trên tạp chí Cảm xúc cho thấy, chỉ cần đi bộ 12 phút cũng có thể giúp thúc đẩy trạng thái tinh thần. Và đi bộ cùng người khác cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần.
Các nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ tích cực giữa tương tác xã hội với sức khỏe thể chất và tinh thần ở người cao tuổi – theo Viện Lão hóa Hoa Kỳ. Vì thế, đi bộ với bạn bè hay người trong gia đình tốt cho thể chất và não bộ chúng ta.
Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu lộ trình đi bộ
Điều đầu tiên cần làm là trao đổi với bác sĩ xem việc đi bộ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người cao tuổi trong nhà không. Điều này đặc biệt cần thiết khi người cao tuổi đang có bệnh lý nào đó.
Bạn cần kiểm tra danh sách những thứ cần thiết trong kế hoạch đi bộ để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất như: đôi giày phù hợp và thoải mái với đôi bàn chân, điện thoại luôn sạc đầy pin để sẵn sàng có thể liên lạc khi cần, một chai nước uống.
Nếu người cao tuổi có nhu cầu y tế khác do bệnh lý hay tình trạng sức khỏe nào đó thì cần đảm bảo sự xác nhận nhân thân dễ dàng khi cần.
An toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất. Khi bắt đầu ra ngoài thể dục, cần thông báo cho bạn bè, người ở cùng phòng hay người nhà biết lộ trình và thời gian luyện tập, bao lâu sẽ quay về.
Trong trường hợp đi bộ một mình có thể sử dụng tai nghe nhưng lưu ý điều chỉnh âm lượng vừa đủ để có thể nghe được âm thanh bên ngoài.
Lưu ý, khi bị đau dù ở vị trí nào hay mức độ nào cũng không nên bỏ qua. Khi đau, cần nghỉ ngơi và chườm lạnh vùng khó chịu ngay. Sau khi sự viêm nhiễm giảm, hãy bắt đầu lại một cách nhẹ nhàng và từ từ. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm, cần đưa người cao tuổi đến gặp bác sĩ.
Các chuyên gia khuyên nên xây dựng kế hoạch đi bộ trong thời gian 4 tuần. Khi tiến hành, cần lắng nghe cơ thể mình và trao đổi với bác sĩ nếu thấy đau hay có bất ổn nào đó.
Phải đi bộ bao nhiêu bước mới giảm được 1 kg mỡ thừa?
Đi bộ là hình thức tập luyện giảm cân dễ thực hiện, không cần thiết bị, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi. Để giảm được 1 kg, người tập phải đi được một quãng đường nhất định, theo Pop Sugar.
Đi bộ là hình thức tập luyện giảm cân dễ thực hiện, không cần thiết bị - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giảm cân và sở hữu thân hình gọn gàng là mục tiêu của nhiều người. Dù cơ địa mỗi người mỗi khác nhưng nguyên tắc chung là phải ăn ít, hoạt động nhiều.
Để theo dõi quá trình giảm cân bằng hình thức đi bộ, mọi người cần biết chi tiết hơn. Một người trung bình đi khoảng 2.000 bước/ngày. Quãng đường này đốt khoảng 100 calo, Pop Sugar dẫn lời huấn luyện viên cá nhân người Mỹ Courtney Meadows.
Nửa kg mỡ thừa tương đương 3.500 calo. Vì vậy, để giảm nửa kg mỡ trong 1 tuần thì cần phải tiêu hao thêm 500 calo/ngày. Giảm nửa kg mỡ thừa mỗi tuần được xem là mục tiêu lành mạnh, không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Duy trì 2 tuần sẽ giảm được 1 kg mỡ thừa.
Để đốt 500 calo/ngày, chúng ta cần đi bộ khoảng 10.000 bước/ngày, tương đương 8 km. Con số này nghe có vẻ đáng sợ nhưng nó hoàn toàn có thể thực hiện được. Vì 10.000 bước không chỉ tính trong lúc tập luyện mà là tổng số bước đi trong ngày, từ đi bộ quanh nhà, đi cầu thang đến ra ngoài mua đồ dùng.
Khi đi bộ, hãy bắt đầu với tốc độ chậm trong khoảng 30 giây. Sau đó, đi nhanh hơn ở tốc độ mà làm tăng cả nhịp tim và nhịp thở.
Để giảm cân đạt hiệu quả tốt hơn, người tập cần đa dạng hóa các bài tập và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đi bộ, họ có thể tập thêm nâng tạ, squat hoặc các bài cardio khác như chạy bộ, đạp xe, theo Pop Sugar.
Chăm sóc sức khoẻ tinh thần thế nào để tự tin đối đầu với COVID-19? Chăm sóc sức khoẻ tinh thần góp phần quan trọng giúp giảm stress, căng thẳng trong những ngày làm việc tại nhà, cách ly, thất nghiệp tạm thời,... trong dịch COVID-19. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần thế nào để tự tin đối đầu với COVID-19. Ảnh minh hoạ: Sở Y tế TPHCM Khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội,...