Hungary cảnh báo Ukraine trở thành Afghanistan với châu Âu
Hungary, quốc gia thuộc EU và NATO, cảnh báo chiến sự ở Ukraine có thể biến thành Afghanistan với châu Âu, khiến lục địa này kiệt quệ và mệt mỏi.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban (Ảnh: EPA).
Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể trở nên mệt mỏi và vô vọng đối với EU giống như cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan, một cuộc xung đột “không có lối thoát”.
Ông Orban cho biết EU đã chi hàng trăm tỷ euro để hỗ trợ Ukraine, và nếu tình hình không thay đổi, cuộc chiến sẽ trở thành một gánh nặng kéo dài đối với các quốc gia châu Âu.
“Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể tìm ra giải pháp, cuộc chiến đó có thể dễ dàng trở thành một Afghanistan đối với Liên minh châu Âu”, ông Orban nói, so sánh tình hình Ukraine với chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của Mỹ ở Afghanistan.
Bắt đầu vào năm 2001 ngay sau vụ tấn công ngày 11/9 và kết thúc vào năm 2021 với việc rút quân đột ngột của quân đội Mỹ, cuộc chiến ở Afghanistan vẫn là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của Mỹ.
“Chiến tranh vô tận, xung đột không hồi kết, không có lối thoát, tiêu tốn năng lượng, sinh mạng con người, tiền bạc, mọi thứ. Phá hủy khuôn khổ của cuộc sống bình thường ở Liên minh châu Âu… Chúng ta đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng”, ông tiếp tục.
Video đang HOT
Ông Orban nhấn mạnh rằng Nga bắt đầu cuộc chiến để ngăn Ukraine gia nhập NATO và tuyên bố rằng tình hình trên chiến trường đang có lợi cho Nga.
“Khó khăn là… làm thế nào để thuyết phục Nga dừng cuộc chiến khi họ về cơ bản đang chiến thắng”, ông nói.
Ông lập luận rằng sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev sẽ không kéo dài mãi mãi. “Trái tim tôi hướng về người Ukraine nhưng họ đang gặp rắc rối lớn”, ông lập luận.
Nhà lãnh đạo Hungary đưa ra những phát biểu mới nhất của mình trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump – người mà ông Orban cũng đã vun đắp mối quan hệ chặt chẽ – đang thúc đẩy đàm phán chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở nước láng giềng.
Ông Orban đồng thời bác bỏ những cáo buộc rằng ông ủng hộ Nga, nhấn mạnh ông hành động vì lợi ích của Hungary.
Ông Orban, người vẫn đang giữ quan điểm trung lập trong gần 3 năm chiến sự Nga – Ukraine nổ ra, nhiều lần nhận định Nga không phải là quốc gia dễ đánh bại, khi Moscow có tiềm lực quân sự, vũ khí và công nghệ. Vào năm ngoái, ông cho rằng, chiến lược Ukraine của EU đã biến liên minh này thành nạn nhân của chính mình.
Ông cũng nhiều lần bày tỏ sự không ủng hộ với các chính sách của phương Tây về cuộc xung đột Ukraine, cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga là phản tác dụng và việc chuyển giao vũ khí cho Kiev là hành động nguy hiểm, gây leo thang căng thẳng.
Chính vì vậy, căng thẳng giữa Hungary và Ukraine đã leo thang trong thời gian qua.
Tháng trước, , Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố nước này sẵn sàng thay thế Hungary trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
“Nếu phía Hungary ưu tiên tăng cường quan hệ với Nga thay vì EU và Mỹ, họ nên thừa nhận điều đó một cách công khai. Ukraine sẽ sẵn sàng lấp bất kỳ vị trí trống nào trong EU và NATO, nếu Hungary quyết định rời bỏ để gia nhập CIS hoặc CSTO”, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết.
CIS, viết tắt của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, là liên minh gồm một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. CSTO, hay Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, là liên minh quân sự bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Hai khối này đều do Nga dẫn đầu.
Rào cản mới với quá trình gia nhập EU của Ukraine
Vòng đàm phán đầu tiên giữa EU và Ukraine về gia nhập liên minh này sẽ diễn ra vào ngày 25/6, sau khi các quốc gia thành viên thông qua khuôn khổ đàm phán tổng thể.
Tuy nhiên, tư cách thành viên EU của Ukraine có nguy cơ bế tắc trong thời gian Hungary làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Tham vọng gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine có thể bị đình trệ trong 6 tháng ngay khi Hungary đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu.
Từ ngày 1/7 đến ngày 31/12, Hungary sẽ thiết lập chương trình nghị sự hàng tuần và chủ trì các cuộc họp cấp bộ trưởng EU tại Brussels, quyết định những chủ đề nào được đặt lên đầu danh sách.
Khẩu hiệu chính thức trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của Hungary sẽ là "Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại", một quan điểm tương tự như của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Viễn cảnh này đã gây bất an cho các nhà ngoại giao châu Âu, những người lo ngại Thủ tướng Hungary Viktor Orban sẽ tận dụng vị thế đó để thúc đẩy quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Đặc biệt, chính sách của EU đối với Ukraine được coi là có nguy cơ bị chệch hướng cao nhất.
Hôm 18/6, khi Budapest công bố chương trình nghị sự chính thức cho cương vị Chủ tịch luân phiên EU, những lo ngại này dường như đã được xác thực. János Bóka, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Hungary, đã nói rõ rằng nước này sẽ không giúp Ukraine mở cuộc đàm phán nào về tư cách thành viên EU.
Chương trình nghị sự của Hungary đưa ra một số ám chỉ đến Ukraine liên quan đến nền kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ, tái thiết, tác động an ninh, người tị nạn,.. nhưng không phải trong bối cảnh mở rộng EU.
Quan điểm này trái ngược với lập trường của Bỉ, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu và đang nỗ lực thúc đẩy việc Ukraine gia nhập EU nhiều nhất có thể.
Tuần trước, Bỉ đã đạt được sự nhất trí cần thiết để thông qua khuôn khổ đàm phán cho Ukraine và Moldova, hai nước mà Hungary đã ngăn cản.
Bước đột phá này sẽ cho phép Bỉ tổ chức hội nghị liên chính phủ đầu tiên với Ukraine vào ngày 25/6 tới, vốn được coi là vòng đàm phán đầu tiên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bóka cho biết Hungary sẽ đặt mục tiêu thực hiện quá trình mở rộng "dựa trên thành tích, khách quan và đáng tin cậy" và chuyển sự chú ý chính trị từ Ukraine sang Tây Balkan.
Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. Tờ Politico ngày 24.1 dẫn phát biểu của ông Orban trên truyền hình Hungary, nói rằng lãnh đạo Hungary đã nhấn mạnh với các đối tác EU rằng các lệnh cấm vận Nga không thể tiếp tục. Ông Orban...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine

Ông Trump: Sẽ sớm có lệnh ngừng bắn toàn diện cho xung đột Nga - Ukraine

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa hoa anh đào

Nhật - Trung - Hàn khẳng định tầm quan trọng của tăng cường hợp tác với ASEAN

Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra

Nhật - Hàn nỗ lực thúc đẩy quan hệ, giải quyết các vấn đề lịch sử còn tồn đọng

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cắt giảm trên 100 nhân viên của các cơ quan giám sát

Đặc phái viên Mỹ: Ukraine 'về cơ bản' chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO

Đặc phái viên Mỹ lên tiếng về 5 vùng lãnh thổ Nga đã sáp nhập từ Ukraine

3 tháng Nga chuẩn bị cho chiến dịch "độn thổ", đánh úp Ukraine ở Kursk

Lãnh đạo tối cao Iran cảnh báo Mỹ về hành động chống Tehran
Có thể bạn quan tâm

Lừa đảo trực tuyến lại biến tấu
Pháp luật
20:33:42 22/03/2025
Clip nam thanh niên đang khám răng cho cháu bé thì bị 3 người lao vào đấm túi bụi: Hé lộ nguồn cơn
Netizen
20:33:38 22/03/2025
Sao Việt 22/3: Khánh Thi hài lòng với tuổi 43, đạo diễn Quang Dũng nhập viện
Sao việt
20:31:10 22/03/2025
Vì sao Lưu Diệc Phi và Triệu Lệ Dĩnh bị cô lập trong showbiz?
Sao châu á
20:26:06 22/03/2025
Những lưu ý khi thiết kế nội thất cho người hướng nội
Trắc nghiệm
20:13:18 22/03/2025
Biến hóa hàng nghìn đồ chơi nhựa cũ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Lạ vui
20:10:12 22/03/2025
Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim
Sức khỏe
20:03:30 22/03/2025
Mỹ nhân hoãn cả tuần trăng mật vì Kim Soo Hyun, giờ gặp cảnh ê chề không một ai cứu nổi
Hậu trường phim
19:54:41 22/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt: Không ngờ tên 3 đứa con nhà Ae Sun và Gwan Sik lại chứa đựng ẩn ý này
Phim châu á
19:50:16 22/03/2025
Tuyệt phẩm chiếu 11 năm lại đang hot bất chấp: Nữ chính là "bà cố nội visual", khán giả Việt nô nức tìm xem
Phim âu mỹ
19:47:44 22/03/2025