2 điều cần ngừng, 1 việc nhất định phải làm khi bị suy tim
Suy tim là bệnh mạn tính, là biến chứng cuối của các bệnh lý về tim mạch. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Người bị suy tim có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách thay đổi lối sống. Ảnh: Shutterstock.
Theo bác sĩ Trương Phan Thu Loan, khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), qua kết quả nghiên cứu đánh giá tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim, kể từ khi được chẩn đoán, có khoảng 50% người bệnh suy tim sống hơn 5 năm và khoảng 25% sống được hơn 10 năm.
Các yếu tố quyết định tuổi thọ bệnh nhân suy tim gồm mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị suy tim và chế độ chăm sóc.
Suy tim được chia thành 4 mức độ, nặng dần từ 1 đến 4. Do vậy, nếu được chẩn đoán suy tim độ 1, độ 2 thì tiên lượng sẽ tốt hơn và thời gian sống thêm cũng dài hơn độ 3, độ 4. Nếu ngoài suy tim, người bệnh không kèm theo các vấn đề khác về sức khỏe thì khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.
Trong trường hợp suy tim đi kèm với các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, viêm thận, viêm dạ dày, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… thì tiên lượng sẽ không mấy khả quan, thời gian sống của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện của các bệnh khác nữa.
Chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng, nếu người bệnh suy tim thực hiện một lối sống khoa học sẽ có thời gian sống dài hơn nhiều so với những người còn lại.
Để kéo dài tuổi thọ, bệnh nhân suy tim cần:
Nên khám theo định kỳ thường xuyên và ngay khi thấy cơ thể xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường
Ngừng hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, có ga
Ngừng uống quá nhiều nước: nếu thể trọng không quá 60 kg thì không nên đưa quá 1,5 – 2 lít chất lỏng (tính cả canh, nước trong rau củ, quả, nước uống) vào cơ thể một ngày để tránh gánh nặng cho thận.
Thiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.
1. Nguyên nhân của bệnh thiếu máu thiếu sắt
Bệnh thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.
Video đang HOT
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau.
Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng khác. Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau:
Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú...
Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già...
Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột...
Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê, nước uống có ga...
Mất sắt do mất máu mạn tính.
Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột, viêm chảy máu đường tiết niệu, mất máu nhiều qua kinh nguyệt, sau phẫu thuật, sau chấn thương, u xơ tử cung...
Tan máu trong lòng mạch: Bệnh huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia):
Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp, nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường...
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến.
2. Dấu hiệu của bệnh thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Do đó, cần nhận biết những dấu hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt:
Mệt mỏi được coi là biểu hiện thường gặp, ngoài ra còn có các dấu hiệu như khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.
Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu là do thiếu máu oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Đau ngực, khó thở: Triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường, dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
Tim đập nhanh: Là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
3. Bệnh thiếu máu thiếu sắt có lây không?
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là mất máu (phổ biến nhất) và giảm hấp thu sắt từ thức ăn, do vậy không phải bệnh lây nhiễm nên không lây.
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính.
4. Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt
Những người đã từng bị thiếu máu do thiếu sắt một lần có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh này trở lại, tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu ban đầu. Ở những người này có thể khuyến nghị bổ sung sắt để duy trì lượng sắt dự trữ cho cơ thể. Thuốc bổ sung sắt thường có trong các loại vitamin tổng hợp trước khi sinh cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, không nên uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hơn nữa, việc sử dụng không cần thiết các chất bổ sung sắt có thể cản trở khả năng xác định tình trạng thiếu sắt của bác sĩ, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng khác như ung thư đại tràng hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Hầu hết nam giới và phụ nữ sau mãn kinh không cần bổ sung sắt, trừ khi họ mắc bệnh cơ bản làm giảm hấp thu sắt hoặc gây chảy máu.
Đối với trẻ nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như:
Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu...), hải sản, thịt gia cầm, trứng...
Bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống...
Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng.
Làm tăng hấp thu sắt bằng cách uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt. Trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
5. Cách điều trị thiếu máu thiếu sắt
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt cần tập trung chủ yếu vào điều trị nguyên nhân cơ bản, mặc dù nguyên nhân thiếu máu thường khó xác định. Mục tiêu là bổ sung lượng sắt dự trữ. Có thể bổ sung bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Bổ sung đường uống là phương pháp điều trị chính.
Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.
Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống. Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:
Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng.
Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh.
Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.
Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.
Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt.
Cách phòng chống bệnh cúm mùa và bệnh sởi Ngày 15/2, Sở Y tế Lâm Đồng vừa ban hành hướng dẫn phòng chống bệnh cúm mùa và bệnh sởi nhằm giúp người dân phòng các bệnh này trong tình hình gia tăng các ca bệnh, có nguy cơ rất cao bùng phát dịch bệnh. Ngành y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em trong trường học ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

9 chất dinh dưỡng phụ nữ cần để khỏe mạnh và tăng tuổi thọ

WHO kêu gọi hành động khẩn cấp ứng phó bệnh sởi

Khối u xơ tử cung to như thai 8 tháng

Lao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Con vắt sống trong mũi bệnh nhân ở Đồng Nai

Mắc hội chứng Gilbert nên tập luyện như thế nào?

Căn bệnh khiến nam giới dễ gặp rối loạn cương dương

Giãn não thất: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Đừng bất cẩn với hiện tượng tê tay chân ở người già

13 thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa ở cả nam và nữ

Hội chứng Bartter: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

6 "sát thủ" âm thầm tàn phá gan, bạn có đang mắc phải?
Có thể bạn quan tâm

Ông Trump giải thể VOA với hơn 1.300 nhân sự
Thế giới
21:55:56 17/03/2025
Tử vi ngày 18/3/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử sẽ đối mặt thử thách
Trắc nghiệm
21:55:53 17/03/2025
Mẹo rán cá không dính chảo, giòn rụm thơm ngon
Ẩm thực
21:54:58 17/03/2025
Sơn Tùng M-TP đến Hạ Long, khoe nếm đặc sản Quảng Ninh
Nhạc việt
21:51:12 17/03/2025
Như Vân về Việt Nam hậu đăng quang Miss Global 2025
Sao việt
21:49:39 17/03/2025
Cuộc sống kín tiếng của Quốc Đại ở tuổi 46
Tv show
21:24:24 17/03/2025
Karina đẹp điên đảo đang làm cõi mạng dậy sóng: "Thần tiên chứ không phải người nữa!"
Nhạc quốc tế
20:55:27 17/03/2025
Cụ ông ở Hà Nội đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị phạt tiền, giữ xe
Netizen
20:31:17 17/03/2025
Tỏa sáng ngày hè với những chiếc váy vintage thướt tha
Thời trang
20:07:14 17/03/2025
Kẻ nghi làm Kim Sae Ron đau khổ tột cùng phản bác: "Tôi chưa từng nói mối quan hệ của họ là giả"
Sao châu á
19:55:16 17/03/2025