Ngủ trưa quá nhiều, cẩn thận với những căn bệnh nguy hiểm
Có rất nhiều người có thói quen ngủ trưa, bởi ngủ trưa không chỉ giúp con người lấy lại năng lượng, loại bỏ căng thẳng, tiêu hóa tốt, mà còn tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc. Tuy nhiên, nên ngủ trưa bao lâu để tốt cho sức khỏe?
Tại sao ngủ trưa càng lâu khi dậy càng mệt mỏi
Rất nhiều người gặp phải trường hợp này, ngủ càng lâu, sau khi tỉnh càng cảm thấy mệt mỏi, biểu hiện là một loại trạng thái “tỉnh nhưng không tỉnh”, mệt mỏi, không tập trung, thậm chí có xu hướng bạo lực, điều này trong y học gọi là hiện tượng “say ngủ”, khá giống với trạng thái say rượu.
Thực tế, giấc ngủ bình thường có thể chia thành 5 giai đoạn khác nhau: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và giai đoạn chuyển động mắt nhanh. Bản thân giấc ngủ sẽ thay đổi từ trạng thái nông đến sâu.
Càng ngủ trưa lâu cơ thể càng mệt mỏi
Trong trường hợp bình thường, mỗi chu kỳ giấc ngủ kéo dài 90 đến 110 phút, sau khi chìm vào giấc ngủ trên 30 phút sẽ chuyển từ giấc ngủ nông sang giấc ngủ sâu. Nếu bạn chợp mắt hơn 60 phút, não bộ sẽ đi vào giấc ngủ rất sâu theo hướng dẫn của đồng hồ sinh học, đồng hồ báo thức hoặc một sự kiện nào đó đánh thức bạn, lúc này não vẫn đang trong giấc ngủ sâu và cơ thể buộc phải “đi làm”. Điều này có thể gây ra các vấn đề như cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo và thiếu năng lượng.
Ngủ trưa hơn 1 giờ làm tăng nguy cơ tử vong?
Hầu hết mọi người có thể chưa bao giờ nghe nói rằng một giấc ngủ buổi trưa có thể gây ra tử vong, nhưng điều này không phải không có nguy cơ. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc do Hiệp hội Tim mạch Châu Âu công bố năm 2020 chỉ ra rằng đối với những người ngủ đủ giấc mỗi đêm, thời gian ngủ trưa ngắn không quá 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tim khỏe mạnh, nhưng một giấc ngủ trưa vượt quá 1 tiếng có thể tăng nguy cơ tử vong lên 30%.
Ngử trưa hơn 1 tiếng làm tăng nguy cơ tử vong 30%
Ngủ trưa hơn 1 tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng của giấc ngủ ban đêm mà còn làm tăng 30% nguy cơ tử vong và 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một giấc trưa ngắn (dưới 60 phút) nhìn chung không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một giấc trưa ngắn hơn (đặc biệt là dưới 30 đến 45 phút) cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của những người thiếu ngủ vào ban đêm.
Đối với những người bị huyết áp thấp hoặc bệnh tim mạch, tỉnh dậy sau thời gian ngủ trưa quá dài, biến động áp lực sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu. Ngoài ra, nếu bạn ngủ trưa quá 1 tiếng, giấc ngủ ban đêm của bạn sẽ kém, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Tại sao “chợp mắt” vào buổi trưa lại có nhiều năng lượng hơn?
Video đang HOT
James Mass, nhà tâm lý học tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ, từng đề xuất khái niệm “power-nap”, có nghĩa là “giấc ngủ năng lượng”. Nói cách khác, “giấc ngủ ngắn năng lượng” 5-10 phút có thể giúp bạn cải thiện tinh thần. Ngủ khoảng 15-30 phút vào buổi trưa không chỉ có thể làm dịu cơ thể, tăng cường trí nhớ mà còn giúp cải thiện hiệu quả công việc vào buổi chiều.
Ngủ trưa từ 15-30 phút là thích hợp nhất
Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng đối với nhân viên văn phòng, phi công, phi hành gia, bác sĩ,… với những ngành nghề có cường độ làm việc và thể trạng khác nhau, thời gian ngủ trưa từ 6 phút đến 90 phút có những lợi ích đáng kể.
Làm thế nào để ngủ trưa một cách khoa học?
1. Không ngủ trưa sau bữa ăn: Ngủ trưa ngay sau khi ăn dễ dẫn đến khó tiêu, viêm dạ dày thậm chí là trào ngược thực quản. Thời điểm tốt nhất là bạn nên chợp mắt sau 15 phút hoạt động sau bữa ăn.
Ngủ trưa nằm ngửa là tốt nhất
2. Không ngủ trưa nằm sấp: Cố gắng không nằm sấp khi ngủ trưa, nằm sấp trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể. Nếu không còn cách nào khác thì nên ngủ dựa lưng vào ghế, điều này có lợi cho việc lưu thông máu khắp cơ thể, chuẩn bị một chiếc gối chữ U kê quanh cổ khi ngủ trưa để thư giãn cột sống cổ.
3. Sắp xếp thời gian ngủ trưa hợp lý tùy theo hoàn cảnh cá nhân: Những người ngủ không ngon vào ban đêm có thể chợp mắt vào buổi trưa để giúp phục hồi thể lực và năng lượng. Đối với hầu hết mọi người, chợp mắt từ 15-40 phút là thích hợp nhất, ngay cả khi chưa ngủ sâu bạn cũng có thể cho não bộ nghỉ ngơi, đỡ mỏi mắt, phục hồi sức khỏe, hiệu quả nhất là không ngủ quá 1 tiếng.
Tư thế tốt nhất được bác sĩ khuyến cáo để có giấc ngủ ngon
Chúng ta dành ít nhất 1/3 cuộc đời để ngủ vì đây là lúc cơ thể chúng ta phục hồi và tái tạo năng lượng. Ngủ được xem là một phần quan trọng chúng ta cần phải có để sống, tương đương như uống nước hay ăn uống.
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe, nhưng ngủ tư thế nào mới có thể giúp chúng ta thật sự thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon? Phó Giáo sư tại Đại học Y khoa California Northstate University (Hoa Kỳ), Bác sĩ chuyên khoa xương khớp và da liễu Huỳnh Wynn Trần mới đây đã chia sẻ về vấn đề này.
Cụ thể như sau:
Vì sao chúng ta cần ngủ?
Chúng ta dành ít nhất 1/3 cuộc đời để ngủ vì đây là lúc cơ thể chúng ta phục hồi và tái tạo năng lượng. Ngủ được xem là một phần quan trọng chúng ta cần phải có để sống, tương đương như uống nước hay ăn uống.
Các nhà khoa học cố tìm ra lý do vì sao chúng ta cần ngủ nhưng vẫn chưa thật sự có câu trả lời. Các BS từ Harvard cho rằng chúng ta cần phải ngủ vì cơ thể cần tiết kiệm năng lượng, phục hồi và bảo trì, như cách một chiếc máy tạm ngưng hoạt động để chuẩn bị cho lần hoạt động tiếp hay cần sản sinh các tế bào mới.
Nhưng có một điểm quan trọng mà nhiều nhà khoa học đồng ý là chúng ta không thể sống được nếu như chúng ta không ngủ. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ trong 36 giờ làm thay đổi nhận thức và rối loạn nhịp tim, thiếu ngủ trong 7 ngày làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, không thể suy nghĩ sáng suốt, gây ra các triệu chứng ảo giác, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi chúng ta càng lớn tuổi, chúng ta càng ngủ ít hơn. Trẻ em cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn. Thú vật cũng cần giấc ngủ để hồi phục năng lượng và đôi khi chúng còn ngủ nhiều hơn cả chúng ta.
Ví dụ như mèo ngủ 13-15 giờ/ngày, cọp ngủ 16 giờ/ngày và chó ngủ 14 giờ/ngày. Trái lại, heo chỉ ngủ khoảng 7-8 giờ một ngày. Vì vậy, câu nói "ngủ như heo" là không đúng, nên nói là "ngủ như mèo" hay "ngủ như cọp" thì đúng hơn.
Giấc ngủ có 2 loại và nhiều giai đoạn khác nhau
Có 2 loại giấc ngủ chúng ta trải qua hằng đêm là REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh).
Mỗi đêm, chúng ta chuyển đổi giữa 2 loại giấc ngủ này 4-6 lần trong đêm, mỗi lần kéo dài trung bình 90 phút. Ngủ REM là ngủ nông với nhiều cơ quan thức giấc, hoạt động cơ thể vẫn còn đáng kể. Giấc mơ và ảo giác thường xuất hiện trong giấc ngủ REM. Trong khi đó, ngủ sâu là là ngủ NREM. Thường ngủ sâu hay xảy ra trong lúc mới bắt đầu ngủ và ít xuất hiện lại trong đêm.
Nên ngủ tư thế nào để tốt nhất cho sức khỏe
Có 5 tư thế mà chúng ta thường ngủ. Tuỳ vào căn bệnh, bệnh lý, giới tính, già trẻ, và các bệnh khác mà bạn có thể ngủ khác nhau.
1. Nằm ngửa
Đây là một trong những tư thế ngủ tốt nhất, nhưng ít người thực hiện, chỉ có khoảng 8% dân số ngủ kiểu này. Nằm ngửa khi ngủ, giữ cho đầu, cổ, và lưng thư giãn ở vị trí tốt nhất. Không có nhiều áp lực lên các vùng này. Ngủ kiểu này cũng giảm triệu chứng của bệnh trào dịch acid (GERD), bạn có thể kê gối lên cao chút để giảm thêm trào dịch acid.
Tuy nhiên, tư thế này sẽ không thích hợp với các bệnh nhân béo phì hay bị bệnh ngưng thở khi ngủ do đường thở dễ bị hẹp do cổ to và lưỡi bị ép xuống. Tư thế này cũng khiến người béo phì hoặc mắc bệnh nào đó ngáy to hơn.
2. Nằm nghiêng, chân thẳng
Ngủ nằm nghiêng một bên với tay và chân thẳng là tư thế thường gặp ở nhiều người, chiếm khoảng 15% dân số. Tư thế này cũng giảm bệnh đau lưng và mỏi cổ do giảm áp lực trực tiếp lên các đốt sống. Bệnh nhân cũng ít bị ngáy hơn khi nằm ở tư thế này do đường thở thông suốt hơn. Vì vậy, đây là tư thế ngủ được BS khuyến khích ở người bị bệnh ngưng thở khi ngủ.
Điểm yếu của tư thế này là tăng... da nhăn trên mặt do tác dụng của trọng lực. Ngủ tư thế này thường xuyên một bên (trái hay phải) sẽ khiến da chảy xệ về bên đó. Tư thế này cũng có thể ảnh hưởng đến ngực phụ nữ do bị trọng lực kéo lệch, xệ về một bên.
3. Nằm nghiêng, cong lưng, co chân lên (tư thế thai nhi)
Đây là tư thế ngủ phổ biến nhất. Khoảng 41% dân số ngủ ở tư thế này. Đây là tư thế thai nhi do nhìn bạn khi ngủ sẽ nhìn giống như thai nhi lúc nằm trong tử cung. Đây là tư thế tốt nếu bạn đang mang thai do mạch máu dễ chảy để khắp người. Tư thế này cũng giảm khả năng em bé ép lên bụng và ép lên gan khi bạn nằm ngửa. Tuy nhiên, khi nằm ở tư thế này, người ngủ không nên quá cong người vì sẽ làm ảnh hưởng đến đường thở do cơ hoành khó kéo lên xuống nhiều để hít thở sâu. Điều này có thể dẫn đến ngáy to hơn nếu người cong quá mức. Một cách đơn giản là kẹp gối ôm (hay bất kỳ thứ gì ôm được) vào giữa, giữ cho cơ thể không quá cong.
4. Nằm úp
Đây là tư thế ít ai muốn khi ngủ nhưng một số người có thể sẽ phải nằm ở tư thế này do bị béo phì hay bị ngáy nhiều. Khoảng 7% dân số ngủ tư thế này để giảm ngáy và dễ chịu hơn khi ngủ. Tuy nhiên tư thế này dễ bị đau lưng và đau cổ do cột sống cơ thể không ở vị trí thoải mái tự nhiên khi ngủ. Tư thế ngủ này cũng khiến áp lực nhiều hơn (do cân nặng) vào các cơ bắp và khớp, dẫn đến đau nhức thần kinh. Ngủ tư thế này cũng cần có một gối nằm có lỗ để đường thở dễ dàng (dạng như ghế massage).
5. Các tư thế ngủ khác
- Ngủ ngồi (dựa vào gối kê cao): Đây là tư thế do các bệnh mãn tính hay cấp tính về phổi, có nước hay dịch trong phổi, khiến cho quá trình trao đổi oxy khó khăn. Tư thế ngủ ngồi này ít được khuyến khích do áp lực lên cột sống và đau lưng nhiều hơn. Ngủ ngồi hay xảy ra trong lúc ngủ trưa (nap) nhưng ít được khuyến khích do khi vào giấc ngủ REM chúng ta sẽ thư giãn cơ bắp, dẫn đến ngã người xuống.
- Ngủ dang tay dang chân (Ngôi sao Starfish), ngủ một tay đưa lên, tay kia đưa xuống... trong lúc nằm ngửa.
Hình ảnh phác thảo các tư thế ngủ của bác sĩ Huỳnh Wynn Trần.
Tóm lại: Tư thế nằm ngửa, thẳng chân tay là tốt nhất.
Một giấc ngủ ngon sánh ngang trăm thang thuốc bổ: Đây là tất cả những gì bạn cần biết để có thể khoẻ mạnh, trường thọ từ việc ngủ ngon Việc hiểu được 5 giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ và loại bỏ những thói quen xấu trước giờ lên giường sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu. Từ đó, giúp cả thể chất và tinh thần được thả lỏng, nghỉ ngơi và hồi phục. Bạn có từng nghe về 5 giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ? Chính xác...