Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều hại não
Thời gian ngủ lý tưởng là 7 tiếng mỗi đêm; ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể làm giảm tư duy.
Một nghiên cứu mới đăng trên JAMA Network Open ngày 21/9 cho thấy ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều gây hại não. Thời lượng ngủ quá ít là bằng hoặc dưới 4 tiếng mỗi đêm; quá nhiều là 10 tiếng hoặc hơn.
Tác giả nghiên cứu Yanjun Ma, từ Viện Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Bắc Kinh, cho biết: “Chức năng nhận thức nên được theo dõi ở những người ngủ không đủ hoặc ngủ quá nhiều”. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan của việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều với suy giảm nhận thức.
Nhóm nghiên cứu của Ma đã thu thập dữ liệu hơn 20.000 người từ hai nghiên cứu về lão hóa tại Anh và sức khỏe hưu trí tại Trung Quốc. Người tham gia báo cáo thói quen ngủ và được làm các bài kiểm tra nhận thức.
Video đang HOT
Trong quá trình theo dõi, điểm nhận thức giảm nhanh hơn ở những người ngủ ít hơn 4 tiếng, và nhiều hơn 10 tiếng, so sánh với người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.
Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa thời gian ngủ và khả năng nhận thức, ghi nhớ của bộ não. Ảnh: Shutterstock.
Theo National Sleep Foundation, giấc ngủ là điều cần thiết, giúp cơ thể và tâm trí nạp năng lượng. Ngủ đủ giấc giúp bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Nếu không ngủ đủ, não không thể hoạt động bình thường, giảm khả năng tập trung, tư duy và ghi nhớ.
Trong khi đó, ngủ quá ít có thể làm tăng những dấu hiệu bệnh Alzheimer, Ma nói thêm.
Tiến sĩ Sam Gandy, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer tại trung tâm y tế Mount Sinai ở New York, cho biết trong khi ta ngủ, não hoạt động để loại bỏ lượng độc tố dư thừa, trong đó có amyloid-beta. Đây là một protein có cấu trúc bất thường, khi xuất hiện trong thành mạch hoặc bất kỳ cơ quan nào đều có nguy cơ gây bệnh. Có nhiều loại amyloid protein khác nhau, gây ra nhiều bệnh, ví dụ như beta-amyloid protein gây bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), alpha-synuclein protein gây bệnh Parkinson.
Tiến sĩ Yue Leng, trợ lý cho giáo sư tâm thần học tại Đại học California, San Francisco, nói “ngày càng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ giữa thời lượng ngủ và nhận thức, giấc ngủ ngắn và dài đều có liên quan đến nhận thức kém hơn.”
Khuyến cáo thời lượng ngủ đối với người trưởng thành từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Để có một giấc ngủ ngon, các bác sĩ khuyên không nên để các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại bên cạnh. Không uống chất kích thích hoặc ăn quá no trước khi ngủ. Tập thể dục là một cách thư giãn để có giấc ngủ sâu.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư thường bị bỏ qua
Việc phát hiện sớm các triệu chứng ung thư sẽ giúp điều trị thành công và kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng đầu tiên của ung thư lại thường không được chú ý và quan tâm đúng mức...
Theo các chuyên gia, rất nhiều triệu chứng cảnh báo sớm ung thư không được chú ý. Ví dụ: Loét, vết thương không lành ở miệng, trên nướu, lưỡi, mô mềm. Trong khi đó, các dấu hiệu này có thể là một trong những tín hiệu sớm của ung thư miệng. Sưng hoặc tê hàm cũng có thể xảy ra.
Ngoài ra trong số các triệu chứng đầu tiên của ung thư, thường không được chú ý, các bác sĩ nhấn mạnh đó là: Buồn nôn, đau bụng... Các dấu hiệu này thường được liên kết với những điều kiện y tế ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, đây có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, ruột, gan, tuyến tụy, bệnh bạch cầu...
Một dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư có thể là ho. Trong trường hợp không có triệu chứng của viêm đường hô hấp nào khác, hoặc một người bị ho kéo dài trên 3 tuần... không được chủ quan. Chúng có thể cảnh báo ung thư phổi, bệnh bạch cầu...
Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn do COVID-19 Theo các bác sĩ của Trung tâm Y tế Montefiore và Đại học Y Albert Einstein (Hoa Kỳ), những người bệnh ung thư mắc COVID-19 sẽ tăng nguy cơ tử vong hơn những người không bị ung thư. Nghiên cứu được công bố ngày 1/5 tại Cancer Discovery. Đây là công trình lớn nhất cho đến nay để đánh giá kết quả của...