Ngủ quá 9 giờ một đêm dễ bị đột quỵ
Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thói quen ngủ của 31.750 người trưởng thành, kết luận ngủ quá 9 tiếng mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology vào ngày 11/12, độ tuổi trung bình của các tình nguyện viên là 62, không có tiền sử đột quỵ hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Trong 6 năm, tình nguyện viên được theo dõi về thời gian ngủ tối và thói quen ngủ trưa. Nghiên cứu cũng xét đến các yếu tố về lối sống như việc hút thuốc, uống rượu, tập thể dục hoặc tiền sử đột quỵ của gia đình và chỉ số khối cơ thể.
Ngủ từ 9 tiếng trở lên vào ban đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ 23%. Ảnh: Shutterstock.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng ngủ (hoặc nằm trên giường cố gắng ngủ) từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 23%. Ngủ ít hơn 6 tiếng không ảnh hưởng đến tỷ lệ này.
Nghiên cứu cũng phát hiện ngủ trưa hơn 90 phút mỗi ngày sẽ tăng 25% nguy cơ đột quỵ. Thời gian ngủ trưa thích hợp được đề xuất là dưới 30 phút. Những người có thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm và ngủ trưa hơn 90 phút có khả năng mắc đột quỵ cao hơn 85%.
Video đang HOT
Nghiên cứu kết luận ngủ quá nhiều hoặc chất lượng giấc ngủ kém là hai nguyên nhân độc lập làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiện, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân hiện tượng này. Xiaomin Zhang, Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, tác giả nghiên cứu, cho rằng ngủ quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng viêm, tăng cholesterol, số đo vòng eo. Đây đều là các yếu tố dễ dẫn đến đột quỵ.
Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm, cơ thể mệt mỏi, chân tay tê cứng. Người bệnh nói cười sẽ thấy rõ miệng bị méo, thiếu cân xứng trên khuôn mặt, bỗng dưng giọng nói bất thường, khó mở miệng. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Thục Linh
Theo New York Times, Independent/VNE
Giảm 48% nguy cơ mắc bệnh về tim nếu dành thêm thời gian ngủ trưa
Phát hiện mới cho thấy những giấc ngủ ngắn vào ban ngày giúp giảm 48% các bệnh về tim mạch, bao gồm đau tim, suy tim hay đột quỵ nhưng chúng chỉ được giới hạn ở một vài lần trong tuần.
Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí Heart, dựa trên dữ liệu thu thập được của gần 3.500 người sống ở Thụy Sĩ.
Nadine Husler - bác sĩ nội khoa tại bệnh viện Đại học Lausanne - tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã xem xét những người trưởng thành khỏe mạnh và thấy rằng họ thường có giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Cứ 1 - 2 lần một tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn những người không có thói quen này".
Husler cùng đồng nghiệp đã theo dõi gần 3.500 người tham gia nghiên cứu trong vòng 5 năm. Tất cả đều trong khoảng 35 - 75, về cơ bản là khỏe mạnh và không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy họ bị mắc bệnh tim hay bị thiếu ngủ quá mức.
Trong đó, 58% cho biết họ không bao giờ ngủ trưa, 19% một tuần có 1 - 2 lần ngủ trưa, 12% ngủ trưa 3 - 5 lần, 11% từ 6 - 7 lần. Cuối cùng, họ kết luận người tham gia có thói quen ngủ ngắn vào ban ngày từ 1 đến 2 lần một tuần giảm 48% nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc suy tim.
Với những trường hợp ngủ 3 - 5 lần hay 6 đến 7 lần, các nhà nghiên cứu không quan sát được sự giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, vấn đề ngủ ngắn 5 phút hay 1 tiếng đối với vấn đề về tim mạch cũng không thấy có sự liên quan.
Tuy nhiên, cơ chế nào dẫn đến việc giấc ngủ ngắn ảnh hưởng đến sức khỏe của tim là chưa rõ ràng. Thời lượng giấc ngủ cũng không xuất hiện trong nghiên cứu. Bởi vì, tác giả cho hay nghiên cứu chỉ là quan sát, vẫn chưa tìm ra được mối liên hệ nguyên nhân - kết quả của giấc ngủ ngắn có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Về vấn đề này, Giáo sư Stephen MacMahon (Đại học Oxford) cho biết: "Các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng, giấc ngủ có liên quan đến các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, là giấc ngủ dẫn đến các bệnh mãn tính hay bệnh mãn tính gây ra các vấn đề về giấc ngủ là một điều rất khó để phán đoán chính xác".
Tác giả Husler cùng cộng sự có một giả thuyết: "Dự đoán của chúng tôi là giấc ngủ ngắn vào ban ngày giúp giải tỏa stress do thiếu ngủ".
Đúng như vậy, năm 2007 có một nghiên cứu lớn về những người trưởng thành khỏe mạnh ở Hy Lạp cho thấy những người ngủ trưa ít nhất 3 lần một tuần có nguy cơ đau tim thấp hơn và các nhà nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết ngủ trưa giúp giải tỏa stress.
Mặc dù nghiên cứu không đề cập đến thời gian ngủ trưa lý tưởng, nhưng theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) cho biết: 20 phút là khoảng thời gian ngủ tối ưu để giúp bạn tỉnh táo, cải thiện hiệu suất và giúp tâm trạng tốt hơn.
Source (Nguồn): NBC News, Fox News, QQ
Theo Helino
Ngủ trưa giảm suy tim Ngủ trưa không chỉ giúp bạn sảng khoái mà còn giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Heart. Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) theo dõi sức khỏe ở 3.462 người từ 35 - 75 tuổi. Các tình nguyện viên được hỏi về thói...