Nghiến răng – tác hại và cách khắc phục
Nghiến răng là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Tình trạng này xảy ra nhiều trong khi ngủ, thường do bản thân căng thẳng, lo lắng.
Nhưng nó cũng có thể do bất thường của khớp cắn hoặc do răng bị mất hay khấp khểnh. Nó cũng có thể do các bệnh lý rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây nhiều phiền toai trong cuộc sống, nhất là người trưởng thành.
Các nguyên nhân
Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng, thường được cho là liên quan tới các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết với tật nghiến răng. Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm…
Ngoài ra, nghiến răng có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh Parkinson… Thậm chí hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.
Nếu nghi ngờ mình nghiến răng, hãy đến gặp nha sĩ.
Video đang HOT
Tac hai do nghiến răng
Vì nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang nghiến răng. Tuy nhiên, đau đầu âm ỉ, liên tục hoặc đau quai hàm khi thức dậy là một triệu chứng đáng chú ý. Nhiều người lại biết họ có nghiến răng từ người thân.
Nếu nghi ngờ mình có đang nghiến răng hay không, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra miệng và hàm của bạn nhằm tìm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng, chẳng hạn như đau hàm và sự mài mòn quá mức trên bề mặt răng.
Trong một số trường hợp, nghiến răng man tính có thể dẫn đến gãy, lung lay hoặc mất răng. Nghiến răng man tính có thể làm mòn răng xuống đến chân răng. Nghiến răng nếu nặng không chỉ có thể làm hỏng răng và dẫn đến mất răng, mà còn ảnh hưởng đến hàm của bạn, gây rối loạn khớp thái dương hàm và thậm chí thay đổi diện mạo khuôn mặt.
Phải làm gì?
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có chỉ định thích hợp. Nếu việc nghiến răng gây ra do căng thẳng, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, tập thể dục, thư giãn; điều trị các rối loạn về giấc ngủ (nếu có), duy trì các thói quen có lợi cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống đồ uống có cafein, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm về vị trí thích hợp. Việc điều chỉnh các thói quen có thể mất nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ của nha sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý.
Nhìn chung thuốc không thực sự có hiệu quả trong điều trị tật nghiến răng, nó chỉ có tác dụng để làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng mà thôi. Một số thuốc có thể được sử dụng đó là thuốc giãn cơ (sử dụng trước khi đi ngủ) hoặc tiêm botox để điều trị đối với những người nghiến răng nặng không đáp ứng với điều trị.
Các điều trị nha khoa có tác dụng bảo vệ răng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng điều trị được dứt điểm tật nghiến răng. Có trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máng chống nghiến vì có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn gây ra do nghiến răng. Một số loại máng chống nghiến cũng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.
Nắn chỉnh răng cũng có thể được chỉ định với mục đích để điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng. Trong trường hợp nặng như mòn răng nhiều, nhạy cảm răng, bệnh nhân thậm chí còn cần phải phục hồi lại hình thể răng để khôi phục tương quan răng phù hợp giữa hai hàm.
Lời khuyên của bác sĩ
Để khắc phục chứng nghiến răng, nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Trong cuộc sống thường ngày, tránh căng thẳng, cố gắng làm việc và sinh hoạt điều độ, không thức khuya (cả trẻ em và người lớn).
Với trẻ em, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh còi xương, suy dinh dưỡng. Cần nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh (vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm) để không mắc các bệnh lây nhiễm. Với người trưởng thành, không nên hút thuốc, hạn chế uống rượu bia và không nên uống trà đặc, cà phê vào các buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Dùng thuốc có nguy cơ gây té ngã, người già phải cẩn trọng
Phụ nữ cũng là nhóm đối tượng có nhiều khả năng được kê đơn thuốc làm tăng nguy cơ té ngã hơn nam giới. Theo thống kê, phụ nữ da trắng 85 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong do ngã tăng nhiều nhất, tăng 160% trong giai đoạn 1999-2017.
Có nhiều nhóm thuốc điều trị rất phổ biến hiện nay nhưng lại tiềm ẩn tác dụng phụ là làm gia tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, benzodiazepin, thuốc an thần và thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm không steroid...
Theo báo cáo mới đây của trường Đại học Buffalo, tỷ lệ người cao tuổi trên 65 trở lên được kê đơn thuốc có nguy cơ gây té ngã đã tăng lên đến 94% vào năm 2017, một bước tăng vọt so với 57% vào năm 1999. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng tỷ lệ tử vong do ngã ở người lớn tuổi tăng hơn gấp đôi trong cùng khoảng thời gian này.
Ngay cả những cú ngã nhẹ cũng có thể gây nguy hiểm cho người lớn tuổi. Ngã không gây tử vong nhưng vẫn có thể dẫn đến chấn thương - chẳng hạn như gãy xương hông và chấn thương đầu - làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống còn lại.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm, gần 50 tỷ đô la đã được chi cho chi phí y tế liên quan đến chấn thương do ngã ở người lớn tuổi.
Một cú ngã nhẹ cũng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe người cao tuổi.
Các nhà điều tra cho biết kết quả đáng báo động này càng củng cố tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp để giảm bớt các loại thuốc có khả năng không phù hợp ở những bệnh nhân già yếu.
Từ năm 1999-2017, tại Mỹ, đã có hơn 7,8 tỷ đơn đặt hàng thuốc có nguy cơ gây té ngã ở người lớn tuổi. Phần lớn các đơn thuốc được kê cho thuốc hạ huyết áp.
Tuy nhiên, cũng có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, từ 12 triệu đơn thuốc vào năm 1999 lên hơn 52 triệu đơn vào năm 2017.
Phụ nữ cũng là nhóm đối tượng có nhiều khả năng được kê đơn thuốc làm tăng nguy cơ té ngã hơn nam giới. Theo thống kê, phụ nữ da trắng 85 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong do ngã tăng nhiều nhất, tăng 160% trong giai đoạn 1999-2017.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi nếu phải sử dụng các loại thuốc có nguy cơ này cần được giám sát chặt chẽ, để phòng ngừa các tai nạn đáng tiếc do té ngã gây ra.
Chồng quá "yếu" mỗi khi quan hệ, bác sĩ nhìn thân hình liền đoán ra nguyên nhân Nếu hai vợ chồng kết hôn mãi lâu không có con, đừng vội vàng trách người vợ, vấn đề có thể là ở người chồng. Bác sĩ Chen Liangyu chia sẻ trước đây anh từng gặp một nam bệnh nhân ngoài 30 tuổi đến khám với gương mặt chán nản. Người đàn ông cho biết đã kết hôn được nửa năm, vợ chồng...