Nghịch lý xếp lương giáo viên các bậc học: dạy nhiều lương thấp, ít lương cao
Khi xếp lương hiện nay và cả xếp lương theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT mới, giáo viên mầm non vẫn chịu thiệt thòi, vẫn xếp ở mức thấp hơn so với các cấp khác.
Hiện nay vấn đề định mức làm việc ở các bậc mầm non, phổ thông vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý.
Sắp xếp lại định mức làm việc của giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập một cách công bằng, phù hợp là một trong những vấn đề cần được quan tâm để tăng hiệu quả công việc, tạo động lực phấn đấu của giáo viên các cấp.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin được trình bày đề xuất của bản thân về định mức làm việc, chế độ lương, phụ cấp cho giáo viên mầm non, phổ thông.
Đề xuất về định mức giờ dạy giáo viên mầm non, phổ thông
Về định mức làm việc theo quy định hiện nay thì giáo viên mầm non là 40 giờ/ tuần; giáo viên tiểu học 23 tiết/ tuần; giáo viên trung học cơ sở 19 tiết/ tuần; giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/ tuần bên cạnh còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của hiệu trưởng, lãnh đạo ngành,…
Trong quy định trên thì chỉ có giáo viên mầm non là làm việc 8 giờ/ ngày tương đương 40 giờ/ tuần, nên giáo viên mầm non là cực khổ nhất, vất vả nhất.
Giáo viên mầm non thường sáng đến trường rất sớm để đón trẻ, chiều phải về rất trễ để trả trẻ và làm hết tất cả các ngày trong tuần, buổi trưa phải cho các trẻ ăn, cho các trẻ ngủ trưa, lo cả phần vệ sinh cho các em,…
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non còn phải thực hiện đồ dùng dạy học, tham gia rất nhiều phong trào, hội thi, chăm sóc trẻ, quản lý trẻ,… vô cùng vất vả.
Ảnh minh hoạ: Giaoduc.net.vn
Về định mức làm việc thì xin kiến nghị đối với bậc mầm non nghiên cứu có phương án trả thêm tiền tăng giờ cho giáo viên thời gian đón, trả trẻ (đầu và cuối mỗi buổi học) và giờ nghỉ trưa một cách hợp lý, nếu thực tế mỗi giáo viên mầm non thực hiện hơn 8 giờ mỗi ngày thì phải được trả chế độ tăng giờ, thêm buổi.
Đối với giáo viên phổ thông thì về kiến thức của các bậc trung học phổ thông, trung học cơ sở có cao hơn ở tiểu học tuy nhiên về tính chất, mức độ khó khăn thì công việc của giáo viên tiểu học vất vả nhiều hơn so với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở vì giáo viên tiểu học dạy các em còn rất nhỏ như tờ giấy trắng, việc giảng dạy và giáo dục các em sẽ khó khăn hơn nhiều.
Các em nhỏ việc ý thức, tự học, tự rèn luyện,… cũng hạn chế hơn nhiều so với các em lớn tuổi hơn.
Video đang HOT
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi vừa trẻ con, vừa người lớn, giai đoạn này đang phát triển tâm lý, nhân cách các em đang hình thành, rất muốn chứng tỏ bản thân, dễ vướng vào tệ nạn, dễ trở nên cá biệt hơn,… nên giáo viên trung học cơ sở cũng rất vất vả trong việc dạy và giáo dục học sinh.
Lứa tuổi trung học phổ thông giai đoạn này các em tuổi lớn hơn nên nhân cách các em đã dần dần ổn định, các em tập trung vào việc học hơn, ý thức tốt hơn,… nên công việc giảng dạy và giáo dục của giáo viên trung học phổ thông cũng sẽ có phần đỡ vất vả hơn các cấp còn lại.
Do đó, người viết cho rằng việc quy định giáo viên tiểu học 23 tiết/ tuần; giáo viên trung học cơ sở 19 tiết / tuần; trung học phổ thông 17 tiết tuần chưa hợp lý, nên người viết đề xuất về định mức tiết dạy của 3 bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là như nhau cùng 20 tiết/ tuần.
Kiến nghị lương, phụ cấp giáo viên mầm non lên cao nhất
Như đã phân tích ở trên và công việc thực tế thì giáo viên mầm non là vô cùng vất vả, cực khổ, nhiều giáo viên mầm non vì yêu nghề, mến trẻ mới bám trụ được với nghề nên rất mong được xem xét về lương và thu nhập của giáo viên mầm non cho tương xứng.
Nhưng khi xếp lương hiện nay và cả xếp lương theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT mới, giáo viên mầm non vẫn chịu thiệt thòi, vẫn xếp ở mức thấp hơn so với giáo viên các cấp khác.
Theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non có chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng, nên theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT mới, giáo viên mầm non hạng III mới dù có trình độ đại học hoặc cao hơn vẫn chỉ xếp hệ số lương khởi điểm 2,1.
Theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông thì có cùng chuẩn trình độ đào tạo là đại học sẽ có cùng hệ số lương khởi điểm theo các Thông tư 02, 03, 04/ 2021 mới là 2,34 (Hạng III mới).
Do vị trí việc làm, tính chất mức độ phức tạp, khó khăn của công việc ở các cấp học, bậc học nên người viết xin được mạnh dạn đề xuất đối với bậc học mầm non, nên đưa giáo viên mầm non vào lương cao hơn hoặc có hệ số lương khởi điểm bằng với giáo viên các cấp còn lại, tức là đề xuất về trình độ giáo viên mầm non vẫn là cao đẳng sư phạm nhưng hệ số lương khởi điểm sẽ là 2,34.
Khi thực hiện lương mới theo vị trí việc làm trong thời gian tới theo Nghị quyết 27/NQ-TW, tiếp tục kiến nghị áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non cao nhất so với các bậc học khác.
Trên đây là những đề xuất, kiến nghị về chế độ làm việc, phụ cấp của giáo viên mầm non, phổ thông mà người viết cho rằng hợp lý, phù hợp.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, giáo viên khổ sở tìm minh chứng "hạng II"
Hiện các địa phương đang tiến hành rà soát, lập danh sách và đề nghị các cấp có thẩm quyền thẩm định, ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho giáo viên.
Theo hướng dẫn 971/BGDĐT-CNGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ngày 12 tháng 3 năm 2021 thì các tỉnh sẽ hoàn thành bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.
Đến nay phần lớn các địa phương đang tiến hành rà soát, lập danh sách và đề nghị các cấp có thẩm quyền thẩm định, ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho giáo viên.
Qua việc lập hồ sơ bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư 03/2021, người viết nhận được nhiều phản ánh của các bạn đồng nghiệp là giáo viên đang đứng lớp về những bất hợp lý trong việc bổ nhiệm ở một số đơn vị trường học, địa phương họ công tác.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Lã Tiến
Nơi căn cứ vào tiêu chuẩn, nơi coi trọng nhiệm vụ
Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT là phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này (Khoản 1, Điều 6).
Đồng thời tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư này cũng nêu rõ:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDDT-BNV đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31);
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30).
Theo đó, nếu giáo viên có đủ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng tương ứng.
Tuy nhiên tại một số đơn vị khi bổ nhiệm, ngoài tiêu chuẩn về hạng chức danh nghề nghiệp còn yêu cầu giáo viên phải bổ sung những minh chứng về nhiệm vụ của hạng chức danh đó, nếu ai thiếu một trong những nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp, xem như chưa đủ điều kiện giữ hạng, nghĩa là sẽ được bổ nhiệm ở hạng thấp hơn.
Một cô giáo xin không nêu tên công tác tại một trường trung học cơ sở ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết ở trường cô có rất nhiều giáo viên đang giữ hạng II (mã số V.07.04.11) bị đề xuất xuống hạng III (mã số V.07.04.32) do thiếu một trong các nhiệm vụ như chưa tham gia đoàn đánh giá, tham gia xây dựng học liệu điện tử....
Cũng theo cô giáo này, nhiệm vụ đánh giá ngoài lâu nay chỉ dành cho cán bộ công chức cấp phòng, sở và một số cán bộ quản lý trường học có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Do đó ngay cả hiệu trưởng cũng khó mà đạt được nhiệm vụ vụ này.
Cùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhưng nhiều giáo viên tại trường trung học cơ sở X. (huyện Hòa Vang) lại khá vui mừng khi nhà trường không chú trọng nhiều vào nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp, chủ yếu xem xét đối chiếu với các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Do đó có thể thấy việc đề xuất bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên phụ thuộc vào ý kiến, quan điểm chủ quan của người đứng đầu nhà trường. Điều này vô tình tạo ra sự không công bằng và gây nhiều thiệt thòi cho các giáo viên cùng công tác trong một huyện, tỉnh khi được bổ nhiệm sang một hạng chức danh nghề nghiệp mới.
Có thể xảy ra tình trạng đổ xô đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Câu chuyện về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bắt đầu nóng lên sau khi chùm thông tư ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời. Trước nhiều ý kiến của dư luận xã hội, Chính phủ đã đồng ý về những vấn đề có liên quan đến đề nghị của Bộ Nội vụ về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Hiện nay, Bộ Nội vụ và các bộ liên quan, trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo đang sửa thông tư quy định về giảm các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hướng tích hợp.
Theo công bố của Bộ Nội vụ, sắp tới giáo viên ở các cấp học mầm non, phổ thông công lập sẽ được giảm 2 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nghĩa là giáo viên mỗi cấp học chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Đây thực sự là thông tin đáng mừng của những người công tác trong ngành giáo dục.
Trong khi đang chờ các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành văn bản chính thức về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thì việc các địa phương căn cứ vào các tiêu chuẩn của chùm thông tư ngày 02/02/2021 để bổ nhiệm giáo viên vào hạng chức danh nghề nghiệp mới sẽ vô tình làm cho tình trạng giáo viên đổ xô đi học chứng chỉ như trước đây.
Thầy Ngô Thanh S. (Quảng Nam) tâm sự, năm 2018 thầy đã được học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I để tham gia kỳ thi thăng hạng từ hạng II lên hạng I do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhưng không đạt.
Kể từ khi nghe thông tin Chính phủ yêu cầu giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thầy hi vọng mình không phải học thêm loại chứng chỉ nào. Nếu sắp tới tỉnh thực hiện theo thông tư 03/2021 thì thầy và những đồng nghiệp ở trường sẽ tiếp tục theo học chứng chỉ chức danh hạng II mới đủ điều kiện giữ hạng.
Còn thầy Hữu Th. (Đà Nẵng) lại bức xúc: "Tôi là giáo viên trung học cơ sở hạng II cũng đã học chứng chỉ chức danh hạng I (năm 2019) để chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi thăng hạng.
Cách đây hai tháng, tôi đã tham gia và hoàn thành chương trình học chứng chỉ chức danh hạng II nhưng do cơ sở đào tạo chưa cấp chứng chỉ nên tôi được cấp giấy chứng nhận để kịp thời bổ sung hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường đã không đồng ý giấy chứng nhận này mà yêu cầu phải có chứng chỉ".
Chùm thông tư ngày 02/02/2021 ra đời ngoài những ưu điểm về việc miễn chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên đã bộc lộ không ít hạn chế, đặc biệt là những bất cập về việc xuống hạng của giáo viên trung học cơ sở hạng I không có bằng thạc sĩ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, quyền lợi khi bổ nhiệm sang mã số mới của giáo viên trung học phổ thông...
Để các thông tư này đi vào thực tiễn, trong lúc này chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có chỉ đạo cụ thể để tránh trường hợp cùng làm một nhiệm vụ, trình độ, tiêu chuẩn nhưng khi được bổ nhiệm sang mã số mới, địa phương này tiến hành quá khắt khe, còn nơi khác lại quá dễ dàng.
3 việc thầy Phùng Xuân Nhạ, thầy Nguyễn Kim Sơn đã, đang gỡ khó cho nhà giáo Tuy công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vô cùng vất vả nhưng những vấn đề giáo viên quan tâm, những bất cập về giáo dục đã được chỉ đạo kịp thời Trong 2 năm qua, cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Luật Giáo dục mới, các vấn đề xếp lương giáo viên,......