Nghệ An có gần 6 nghìn người nhiễm HIV
Tỉnh Nghệ An hiện đứng thứ 6 cả nước về số người nhiễm HIV. Địa phương này cũng đã ghi nhận 4.245 người tử vong trong số 10.094 người vì căn bệnh thế kỷ gây ra.
Lấy mẫu xét nghiệm người nghi nhiễm HIV.
Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào năm 1990, đến nay, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của đất nước và tương lai của giống nòi.
Tại Nghệ An kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1996, căn bệnh thế kỷ càng diễn biến phức tạp. Hiện Nghệ An là tỉnh có số người nhiễm HIV cao, đứng thứ 6 trong cả nước. Số người nhiễm HIV của tỉnh này đến nay là 10.094 người, trong đó 4.245 trường hợp ghi nhận đã tử vong. Việc Nghệ An là một trong số các tỉnh trọng điểm về ma túy là yếu tố khó khăn cho việc kiểm soát, quản lý tình trạng HIV/AIDS.
Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, địa phương, đặc biệt là ngành y tế, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Số người nhiễm HIV mới phát hiện có xu hướng giảm tại các huyện, thành phố vùng đồng bằng nhưng lại gia tăng ở các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương…
Các hoạt động cấp phát thuốc tại xã phường, lưu động về tư vấn, xét nghiệm, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su… đã được triển khai đồng bộ và tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện các chỉ tiêu 90-90-90 (90% người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV, 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp).
Đến nay, Nghệ An đã có trên 87% số người nhiễm biết được tình trạng của mình, 80,2% số người nhiễm đang được điều trị bằng thuốc ARV. Công tác điều trị đã được triển khai ở 21/21 huyện, thành, thị với 25 cơ sở chăm sóc và điều trị.
Video đang HOT
Hiện 100% các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV. Số liệu tháng 6 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân HIV có thẻ BHYT là 96,7%.
Mặc dù bệnh HIV/AIDS ở Nghệ An có xu hướng giảm nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững, đang diễn biến phức tạp và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Hiện có xu hướng chuyển dịch từ nhóm người có hành vi nguy cơ cao là nghiện chích ma túy, đường lây truyền chủ yếu vẫn là đường máu, người nhiễm HIV chủ yếu vẫn là nam giới, tập trung trong nhóm tuổi từ 20-49 sang hình thái nguy cơ lây nhiễm từ đường máu sang đường tình dục.
Hiện nay, trong cộng đồng vẫn còn nhiều người nhiễm HIV không thuộc nhóm nguy cơ cao chưa được phát hiện, tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch HIV/AIDS. Đáng chú ý là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục với nam, chuyển giới… trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.
Chung tay ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS (ảnh Internet)
Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm vợ, chồng, bạn tình của người nhiễm HIV có xu hướng gia tăng; năm 2010 là 13,36% tới năm 2015 là 19,3% và đến năm 2020 tỷ lệ này là 22,79%. Tỷ lệ người nhiễm HIV tập trung ở nhóm nam giới với 78,59% và nữ giới chiếm 21,41%. Độ tuổi tập trung nhiều người nhiễm chủ yếu là từ 20-39 tuổi, chiếm 85,9% tổng số người nhiễm của cả tỉnh.
Ngoài ra, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn khiến người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sợ bị kỳ thị, không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV để đến cơ sở y tế để được điều trị ARV sớm. Trong khi đó nhân lực phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên thay đổi, trang thiết bị kỹ thuật hạn chế… cũng đang là trở ngại đối với công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ này tại Nghệ An.
Ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho hay để công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cần phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi người dân. Các cấp, ngành cần coi nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài…
Thông điệp K=K dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, với nguy cơ lây từ 25% đến 40%.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
Năm 2020, mục tiêu mà ngành Y tế đặt ra là phấn đấu để giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2%. Mục tiêu này đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
K=K có nghĩa là "Không phát hiện = Không lây nhiễm". Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy rằng một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì hầu như không còn nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục.
Hiện có 2 mức tải lượng virus HIV trong máu: Dưới 1.000 bản sao/ml máu được coi là "dưới ngưỡng ức chế", và dưới 200 bản sao/ml máu gọi là "không phát hiện được". Một người nhiễm HIV được điều trị ARV, khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho người nhiễm HIV, vừa ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thông điệp "K=K" chỉ áp dụng đối với đường tình dục, hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc không phát hiện bằng không lây truyền đối với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con người phụ nữ và phụ nữ mang thai cần phải dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiệu quả. Để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con thì việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm bằng ARV là yếu tố then chốt có tính chất quyết định. Vì con khỏe mạnh, không nhiễm HIV, phụ nữ chưa biết tình trạng nhiễm HIV cần đi làm xét nghiệm trước khi mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ để được điều trị ARV càng sớm càng tốt nếu dương tính với HIV.
Phụ nữ đã bị nhiễm HIV cần xem xét kỹ thời điểm có thai, đó là khi tải lượng HIV của mình thấp, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV sang con; nên sinh đẻ ở bệnh viện từ tuyến huyện trở lên để có đủ thuốc dự phòng cho con sau sinh; tuân thủ điều trị ARV theo hướng dẫn của thầy thuốc đối với mẹ và con; có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ sức khỏe cho người mẹ và con.
Để đạt tiếp tục giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con, ngành y tế đang tiếp tục triển khai các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cụ thể là tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; cung cấp dịch xét nghiệm HIV thân tiện và tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai; tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV hiệu quả, quản lý tốt cặp mẹ con nhiễm HIV từ khi người mẹ được phát hiện cho đến khi tình trạng nhiễm HIV của em bé được khẳng định, không để xảy ra tình trạng mất dấu sau khi phát hiện nhiễm HIV, theo dõi tải lượng HIV thường quy cho phụ nữ mang thai; chăm sóc, điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, đồng thời với việc tư vấn chế độ nuôi dưỡng thích hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
Tăng cường điều trị dự phòng bằng ARV cho tất cả trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV
Sau khi trẻ được sinh ra, cần được chăm sóc và tiếp tục điều trị dự phòng cho trẻ bằng các biện pháp như cấp phát đủ liều thuốc ARV cho trẻ và hướng dẫn mẹ hoặc người chăm sóc thực hành tuân thủ điều trị ARV cho trẻ. Giới thiệu trẻ đến với các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho trẻ em để được chăm sóc và theo dõi lâu dài, khi trẻ được 4 - 6 tuần tuổi.
Nếu trẻ mồ côi thì động viên gia đình tiếp tục chăm sóc trẻ hoặc giới thiệu trẻ đến các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi. Tuyệt đối không cho trẻ sinh ra từ mẹ có HIV vừa bú mẹ vừa bú sữa thay thế, bởi tỷ lệ lây truyền HIV sang cho con cao nhất ở những người vừa cho con bú sữa mẹ vừa cho con ăn sữa thay thế, sau đó mới đến những người nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Bệnh nhân HIV: 'Không sợ chết, chỉ sợ kỳ thị' Chồng mất do HIV, chị Minh cùng hai con gái thuê căn nhà nhỏ ở gần Bệnh viện Bạch Mai sống, trốn tránh những ánh mắt kỳ thị. Ngồi hàng ghế cuối cùng trong buổi hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, ngày 1/12 ở Bệnh viện Bạch Mai, chị Minh chăm chú thu nhận cho mình những thông tin mới về...