Ngày Rằm học ngay cách làm vịt quay chay chất lượng 5* mời cả nhà
Ai cũng biết ăn chay là tốt cho cơ thể và tinh thần nên gia đình mình thường ăn chay vào ngày Rằm, mùng 1. Hãy thử ngay món vịt quay chay ngon lành mà lại tốt cho sức khỏe dưới đây bạn nhé!
- 3 lá váng đậu (lá tàu hũ ky tươi non)
- 6 cái nấm hương khô to
- 1/2 chén nấm mèo
**Gia vị ướp: 3 củ tỏi cô đơn, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước tương đậu nành, 1 muỗng cà phê hạt nêm nấm hương, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương.
**Xốt phết: 1 muỗng canh nước tương đậu nành, 1 muỗng canh giấm đỏ, 1 muỗng canh rượu đỏ, 1 muỗng canh mật ong.
Cách làm:
Nấm hương, nấm mèo ngâm nở và rửa sạch, vắt khô, cắt sợi.
Cho vào tô cùng gia vị ướp ở phần nguyên liệu, trộn đều.
Lấy 1 lá tàu hũ ky trải thẳng lên thớt rồi cho nhân nấm đã ướp lên, cuộn chặt tay. Nguyên liệu trong bài sẽ được 3 cuộn vịt.
Cho hỗn hợp xốt phết vào nồi nhỏ đun sôi cho hơi sánh lại là được. Tắt bếp.
Video đang HOT
Dùng cọ phết đều hỗn hợp xốt lên cuộn vịt đã hấp. Lót giấy nhôm và đặt những cuộn thịt đã phết hỗn hợp xốt lên.
Cho vào lò nướng với nhiệt độ 180C – 15 phút nếu kiêng dầu mỡ như mình.
Hoặc các bạn có thể đun nóng dầu cho những cuộn vịt quay vào chiên nhanh. Vịt lên màu đẹp là vớt ra liền kẻo khét nha. Vớt ra đĩa lót giấy thấm dầu.
Cắt vịt quay chay thành những khúc vừa ăn và thưởng thức với bánh bao hấp, bánh mì hoặc cơm, mì rất ngon.
Theo Afamily
Ngày Rằm nhớ lau bàn thờ Thần tài bằng nước pha thứ này, ngài "gật đầu" ưng ý, gia chủ ước gì cũng có
Gia chủ nên lau chùi bàn thờ và sử dụng cách tắm cho ông Địa Thần tài bằng nước lá bưởi và rư-ợu pha cùng với nước.
Cúng Rằm hãy nắm cách vệ sinh bàn thờ Thần tài sau:
Thờ Thần tài không phải là công việc yêu cầu sự phức tạp và tỉ mỉ. Vì vậy, hàng ngày, gia chủ chỉ cần đặt một hộp bánh nhỏ, đĩa hoa quả tươi, hoa tươi cùng chén nước là được. Bên cạnh đó, để việc thờ cúng đảm bảo tính linh thiêng và lòng thành kính, gia chủ nên lưu ý những điều sau:
Hàng ngày, gia chủ chỉ nên thắp nhang vào hai thời điểm chính đó là vào 6h - 7h sáng và 6h - 7h giờ tối. Bên cạnh đó, mỗi lần đốt nhang, gia chủ nên đốt 5 cây. Khi đốt nhang, gia chủ nên kết hợp thay nước trắng và nước ở trong lọ hoa đã để từ ngày hôm trước.
Theo định kỳ hàng tháng, gia chủ nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ và sử dụng cách tắm cho ông Địa Thần tài vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng. Việc tắm rửa cho ông Địa - Thần tài này sẽ được thực hiện bằng nước lá bưởi và rượ-u pha cùng với nước.
Việc tắm rửa cho ông Địa - Thần tài này sẽ được thực hiện bằng nước lá bưởi và r-ượu pha cùng với nước.
Gia chủ nên sử dụng một chiếc khăn riêng để lau cho ông Địa - Thần tài sau khi tắm. Chiếc khăn này không nên sử dụng vào những việc khác với những mục đích khác nữa.
Trong thờ cúng ông Địa - Thần tài, các gia chủ có thể lựa chọn những món đồ cúng đơn giản, quen thuộc như heo quay, gà luộc, hoa quả tươi và nước trắng,...
Bên cạnh đó, theo quan niệm của người xưa thì Thần tài là vị thần có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín còn ông Địa lại có sở thích hút thuốc lá, uống cafe và ăn chuối xiêm. Vì vậy, việc lựa chọn những món ăn hai ông ưa thích cũng là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính của mình.
Không những thế, ông Địa - Thần tài còn là những vị thần ưa sạch sẽ, không thích sự bề bộn, bụi bẩn. Vì thế, gia chủ cần phải thường xuyên giữ cho bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.
Lưu ý khi cúng Thần tài
Đồ cúng lễ nên được sắp vào mâm cúng một cách đơn giản, khoa học và đảm bảo sự sạch sẽ, thành tâm.
Nên thắp hương trên bàn thờ vào mỗi buổi sáng trước khi mở cửa và tốt nhất là nên thắp vào khoảng 6h - 7h sáng.
Trước khi thay nước mới, gia chủ cần rửa sạch chén thờ. Đồng thời, khi rót nước thờ, gia chủ không nên rót quá đầy mà nên rót cách miệng chén khoảng 1cm.
Trước ngày rằm, mùng một hàng tháng, gia chủ nên dành thời gian lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ và gọn gàng. Đặc biệt, gia chủ nên sử dụng nước lá bưởi hoặc rư-ợu pha với nước để lau chùi bàn thờ Thần tài.
Nên lựa chọn các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền và phải là hoa tươi, không nên thờ bằng hoa khô hoặc hoa giả.
Lựa chọn đèn thờ, gia chủ nên chọn loại đèn thắp sáng bằng dầu hoặc nến và hạn chế sử dụng đèn thờ bằng điện. Bởi loại đèn này không mang đến hơi ấm cũng như sự linh thiêng trong thờ cúng trên bàn thờ ông Địa - Thần tài.
Sau khi cúng xong, đồ cúng lễ nên được chia cho các thành viên trong gia đình và tuyệt đối không chia cho người ngoài. Bởi theo quan niệm trong thờ cúng, chia đồ cúng lễ cho người ngoài nghĩa là sẽ khiến lộc bị phát tán ra ngoài và điều này không tốt cho gia chủ.
Không để các con vật nuôi trong nhà chạy lung tung quanh khu vực thờ cúng. Đồng thời, gia chủ không nên để hoa quả quá lâu trên bàn thờ mà không hạ xuống.
Bài văn khấn ông Địa - Thần tài
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:..............................Tuổi:.......................
Ngụ tại....................................................................
Hôm nay là ngày.......tháng.......năm.....................(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cách bài trí bàn thờ cúng Thần Tài
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.
Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
Theo Khoe va dep
Cúng thần Tài ngày Rằm cứ chọn đúng khung giờ "lộc vàng" này đảm bảo tài lộc "nảy mầm", ra cửa là có tiền Theo phong thuỷ, cúng rằm cần chọn đúng khung giờ lộc để thần Tài "nghe thấu" ban cho tài lộc đủ đầy: Khung giờ vàng cúng rằm hàng tháng Theo quan niệm dân gian, các vị thần thường dùng bữa sớm, chính vì vậy mà bạn phải xác định mình muốn cúng sáng hay chiều. * Nếu là chiều 14, chiều 15 âm:...