Ngày An toàn thực phẩm Thế giới: Những nhóm thực phẩm này là nguyên nhân của hơn 200 bệnh
Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh – từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư.
Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh
Sáng nay ngày 7/6, Bộ Y tế Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab với sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Lễ hưởng ứng” Ngày An toàn thực phẩm” Thế giới lần thứ nhất năm 2019 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Thành Phong – Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm phát biểu tại sự kiện.
Ngày An toàn thực phẩm Thế giới mùng 7 tháng 6 là một sáng kiến mới, được Liên Hợp Quốc thông qua tại Cuộc họp Đại hội đồng ngày 20/12/2018. Và năm 2019 là năm đầu tiên các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cùng nhau tổ chức Ngày An toàn thực phẩm Thế giới.
Chủ đề của năm nay là Chủ đề này khẳng định: An toàn thực phẩm là sự chia sẻ trách nhiệm giữa chính phủ, nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Do đó, mỗi người, mỗi đối tượng đều đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong đảm bảo an toàn thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn.
Video đang HOT
Các gian hành tại lễ phát động.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, năm 2019 là năm đầu tiên các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam cùng nhau tổ chức ngày An toàn Thực phẩm Thế giới. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại Việt Nam là một thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh của đất nước.
Những căn bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra đã cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, đặt gánh nặng lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và gây tổn hại cho nền kinh tế, lĩnh vực du lịch và thương mại quốc gia. Thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại, là nguyên nhân của hơn 200 bệnh – từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Chiến lược quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và Luật an toàn thực phẩm đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bộ ngành liên quan đến an toàn thực phẩm.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Việt Nam đã được xây dựng theo hướng hài hòa và cập nhật với các hệ thống quản lý tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương đã được thiết lập và vận hành hiệu quả tại tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Theo Helino
Niềm tin đang trở lại với người dân xã Thanh Khương (Bắc Ninh)
Dư luận xôn xao suốt cả tuần qua bắt đầu từ một vụ việc xảy ra vào cuối tháng hai, khi một số phụ huynh phát hiện thịt lợn nổi đầy hạch trắng trong bữa ăn tại trường mầm non Thanh Khương (Bắc Ninh).
Sau đó, phụ huynh đưa con đi khám và có kết quả dương tính với sán. Vụ việc đã được phát tán lên mạng xã hội và ngay tức khắc thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng mạng. Và cũng từ đây nỗi sợ, niềm tin lan tràn khắp nơi.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày còn "nửa tin, nửa ngờ" và hoang mang, lo lắng xung quanh vụ việc nghi thực phẩm không an toàn từ bếp ăn bán trú, hôm qua (19-3), nhiều bậc phụ huynh đã đưa con em trở lại Trường Mầm non Thanh Khương để hòa nhịp học tập thường ngày. Sau hàng loạt động thái tích cực, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng, niềm tin của phụ huynh, người dân đang dần trở lại.
Có mặt tại trường Mầm non Thanh Khương vào những ngày cuối tháng 3, giọng nói trong trẻo của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh và nhóm trẻ nhí nhảnh đang đọc thơ, học hát đã đánh tan không gian yên ắng ở sân trường trong những ngày qua.
Cô trò Trường Mầm non Thanh Khương. Ảnh báo Bắc Ninh
Chia sẻ với báo chí, cô Quỳnh cho biết: Lớp học của cô Quỳnh có 30 cháu, nay đã có 18 cháu được cha mẹ đưa đến lớp, trong đó 16 cháu đăng ký ăn bán trú.
"Sau sự việc không mong muốn xảy ra vừa qua, đã có nhiều phụ huynh hoang mang, không cho con đến lớp nhưng sau khi thấy sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các phụ huynh đã dần tin tưởng và cho con trở lại lớp học. Là giáo viên mầm non, có nhiệm vụ giảng dạy và chăm sóc trẻ, chúng tôi thấy rất buồn khi các con không đến lớp. Vì thế, khi các con đi học, được gặp nhau, cô trò đều rất vui. Từ ngày ít nhất chỉ có 8 cháu đến lớp và không ăn bán trú, đến nay mỗi ngày các cháu đi học đã đông hơn, các con ăn bán trú nhiều hơn, lớp cũng vui hơn. Các phụ huynh khi đưa đón con đều hỏi han tình hình học tập của các cháu". Cô Quỳnh bày tỏ
Từ nhiều luồng thông tin chưa chuẩn xác, vụ việc nghi mất an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non Thanh Khương khiến một số phụ huynh hoang mang, lo lắng, đồng loạt cho trẻ nghỉ học. Sau mấy ngày cho cháu ở nhà, bà Đỗ Thị Xê ở thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương hôm 19-3 đã cho cháu nội 3 tuổi trở lại trường học. Bà Xê cho biết: "Với nguyện vọng làm sáng tỏ nguyên nhân, chúng tôi đã yên tâm khi thấy sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe tiếng nói của người dân, vào cuộc tích cực để điều tra sự việc".
Thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí, vợ chồng anh Dương Đình Hiếu và chị Hoàng Thị Xa (Khương Tự) khá bình tĩnh, vẫn đưa con và cháu đến trường học và đăng ký ăn bán trú bình thường. Ngày 18-3, gia đình cũng cho con tham gia lấy máu xét nghiệm sán lợn ngay tại trường mầm non chứ không lặn lội ra Hà Nội. Chị Xa cho biết "Vụ việc xảy ra, vợ chồng tôi cũng rất lo lắng, song thấy sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của lãnh đạo các cấp và sự tích cực của các ban, ngành đoàn thể, vợ chồng tôi yên tâm và tin tưởng nên vẫn cho con đến lớp đều và ở lại ăn bán trú khi trường tổ chức bếp ăn trở lại".
Cô giáo Nguyễn Thị Mây, Hiệu phó Trường Mầm non Thanh Khương cho biết: Chúng tôi rất vui vì phụ huynh đã đưa trẻ đến lớp mỗi ngày một đông hơn. Hôm nay toàn trường đã có 223 cháu đến trường và 155 trẻ ăn tại trường. Khi sự việc xảy ra, tâm lý các cô ít nhiều bị ảnh hưởng, song được sự quan tâm, động viên của các cấp, các ngành, các cô đã yên tâm công tác, duy trì nề nếp giảng dạy, chăm sóc, giáo dục cho các cháu ở trên lớp.
Nhằm tránh tư tưởng hoang mang, dao động trong nhân dân, sớm ổn định tình hình, để người dân hiểu đúng về bệnh nhiễm sán lợn, thời gian qua, nhiều cuộc họp khẩn ở cấp tỉnh, huyện liên tục được thiết lập bất kể ngày, đêm. Đoàn công tác của tỉnh cũng tham vấn ý kiến chuyên môn của chuyên gia tại các Viện đầu ngành tuyến T.Ư. Điều đó cho thấy sự minh bạch, tích cực và quyết liệt trong sự lãnh, chỉ đạo và tinh thần cầu thị, luôn lắng nghe tiếng nói nhân dân của những người đứng đầu tỉnh.
Khi mọi chuyện rõ ràng minh bạch và sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng thì vấn đề niềm tin trong nhân dân sẽ được củng cố và đang dần trở lại.
Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho những kẻ làm ăn gian dối, vô trách nhiệm trước sức khỏe đồng loại và cũng là bài học cho những người luôn xem mạng xã hội là một trò đùa. Thiệt hại về kinh tế có thể bù đắp nhưng mất mát niềm tin thì khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều.
Minh Anh (T/h)
Theo moitruong
420.000 người tử vong liên quan thực phẩm không an toàn Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong và 600 triệu người mắc bệnh liên quan thực phẩm không an toàn. Đặc biệt, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cả về trí lực và thể lực, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được...