Ngất xỉu sau ăn: đâu phải trúng thực
Nhiều bệnh nhân, khi bản thân họ hay người nhà xảy ra cơn ngất sau bữa ăn, hay cho rằng do ngộ độc thực phẩm. Sự thật không phải như vậy, các biểu hiện của ngộ độc nếu có, không diễn tiến bằng cơn ngất bất ngờ ngay sau khi vừa ăn xong.
Do tụt huyết áp!
Sau bữa ăn, một lưu lượng máu lớn được chuyển đến dạ dày và ruột để giúp cho quá trình tiêu hoá. Do não bộ và phần còn lại của cơ thể vẫn cần đến máu và oxy, các mạch máu thường co lại và nhịp tim tăng nhẹ để duy trì lưu thông máu đến não. Ở những người bị chứng hạ huyết áp, sau khi ăn các mạch máu không co lại được dẫn đến tụt huyết áp, hậu quả là ngất xỉu.
Ai dễ là nạn nhân?
Ngất xỉu sau khi ăn gặp phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, do cơ chế bù trừ cho phép các mạch máu co lại khi lưu lượng máu được chuyển hướng đến dạ dày và ruột sau khi ăn không còn hoạt động tốt ở người có tuổi. Ngất xỉu sau ăn cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường và người có một số rối loạn về thần kinh, như bệnh Parkinson gây thay đổi các đường dẫn tín hiệu thần kinh kích thích các mạch máu co lại. Ngất xỉu sau khi ăn cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị thiếu nước hoặc thiếu máu.
Để xác định tụt huyết áp có phải là nguyên nhân gây ngất sau khi ăn, cách tốt nhất là đo huyết áp trước khi ăn và sau đó mỗi 20 phút sau bữa ăn, trong hai giờ liên tiếp. Ở những người bị tụt huyết áp sau ăn, huyết áp thường giảm trong thời gian này, phổ biến nhất là trong vòng 30 phút sau ăn.
Cách phòng tránh
Video đang HOT
Điều quan trọng là bệnh nhân cần được thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng kỹ để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng về tim mạch có thể gây ra chứng ngất xỉu. Sau khi đã xác định ngất xỉu là do hạ huyết áp tư thế, những thay đổi đơn giản về lối sống có thể được thực hiện: nên ăn ít một và từ từ tránh uống rượu và các bữa ăn nhiều carbohydrate vì có thể làm tình trạng thêm trầm trọng cafeine có thể làm giảm nguy cơ ngất xỉu sau khi ăn bằng cách kích thích gây co thắt mạch máu, nhưng chỉ nên dùng vừa phải.
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc huyết áp và thuốc tim mạch có thể tạo điều kiện cho chứng ngất sau ăn dễ xảy ra hơn. Tránh dùng những thuốc loại này gần các bữa ăn chính.
Bằng cách thay đổi lối sống dưới sự giám sát của bác sĩ, nguy cơ ngất xỉu sau khi ăn có thể được giảm thiểu ở hầu hết các trường hợp.
Theo vietbao
Bà bầu đau bụng: chưa chắc do bầu
Cứ mười bà bầu đau bụng là hết chín vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau. Khổ nỗi, nằm trong lãnh địa của cái bụng thì có nhiều cơ quan chứ đâu chỉ mỗi tổ ấm của cháu bé!
Đau bụng không chỉ là dấu hiệu liên quan đến tình trạng thai, mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề từ trúng thực, đau dạ dày, tăng làm việc của đường ruột, tiêu chảy, táo bón... đến bệnh lý gan, ruột... thậm chí là các cơ của vùng thành bụng. Cứ nghĩ đau bụng chưa chắc liên quan đến thai sẽ giúp các bà bầu đỡ lo lắng, các ông bố cũng đỡ lúng túng khi làm tài xế chở vợ đi khám.
Đau không do bầu
Trước hết, biết được một số đặc điểm của đau cũng sẽ giúp được phần nào tìm ra lý do gây đau, như:
Vị trí đau: đích xác là chỗ nào trong vùng bụng hay là đau toàn bụng? Đau ở vùng quanh rốn thường liên quan đến đường tiêu hoá (thường là vùng ruột non), đau vùng bụng dưới bên phải là đặc trưng của viêm ruột thừa, đau vùng bụng dưới bên trái thường liên quan đến chuyện đi tiêu (thường gặp khi táo bón). Cũng có khi ban đầu đau ở một chỗ sau đó lan đi hướng khác hay lan ra toàn bụng như một số trường hợp viêm ruột thừa xuất phát từ vùng hõm bụng dưới xương ức sau đó mới đau bên phải vùng bụng dưới, tới khi có nhiễm trùng toàn bụng thì sẽ đau hết vùng bụng.
Mức độ đau: đau thành từng cơn (có lúc đau, có lúc nghỉ, thời gian đau - nghỉ có thay đổi) hay âm ỉ liên tục, đau có di chuyển (lan đi đâu) hay không?
Thời điểm bắt đầu đau và diễn tiến của đau cho tới lúc gặp nhân viên y tế: tăng lên hay giảm đi (để biết diễn tiến của bệnh có tăng dần hay không)?
Các dấu hiệu đi kèm với đau như nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy - táo bón... nói chung là các dấu hiệu xuất hiện cùng lúc hay rất gần với cơn đau? Một số trường hợp có những tư thế nằm hay ngồi làm giảm đau cũng gợi ý được lý do gây đau, như trẻ em bị giun chui ống mật thường nằm chổng mông để giảm đau.
Một số cảm giác đau rất đặc biệt có thể mô tả được như cảm giác đau như dao đâm (đau nhói), đau như chèn nặng vào, đau như bóp nghẹt, đau như xoắn vặn trong ruột hay mô tả theo những kinh nghiệm đã trải qua: đau giống như khi hành kinh, đau dạ dày, bị táo bón - tiêu chảy...
Đau ở vùng bụng do các tạng trong vùng bụng thường do sự căng trướng, phù nề hay tăng làm việc của các tạng đau từ vùng thành bụng thường từ nguyên nhân đụng giập (do chấn thương trực tiếp vào thành bụng gây sưng, phù nề, chảy máu) hay chèn ép. Các nguyên nhân cụ thể gây ra các tình trạng này thì rất nhiều.
Đau do bầu cũng nhiều loại
Đau có liên quan đến thai kỳ thường nằm trong khung cảnh doạ sẩy thai, doạ sanh non hay cơn đau chuyển dạ.
Doạ sẩy thai là tình trạng xảy ra khi thai trong khoảng dưới 20 tuần, đau bụng thường kèm ra máu vùng kín, đau vùng bụng dưới, có thể kèm đau lưng, đau giống như khi hành kinh, đau thành cơn khi tử cung có cơn gò, đe doạ tống xuất các phần thai, nhau. Doạ sanh non khi thai từ 20 tuần trở đi, thường đau thành cơn, kèm cơn gò làm bụng căng cứng, cơn đau càng dồn dập và cường độ gia tăng là báo hiệu việc sanh non không tránh khỏi. Khi có kèm ra nước vùng kín tức là túi ối đã vỡ, còn ra máu vùng kín là những dấu hiệu nặng. Như vậy, đau bụng khi có thai, nếu có tình trạng ra nước ra máu vùng kín, đau giống hành kinh khi thai nhỏ, đau thành cơn và kèm bụng căng cứng hay có cơn gò bụng... thì nhiều khả năng liên quan đến thai kỳ.
Bà bầu đau bụng là điều rất thường gặp. Nên bình tĩnh phân định đau có liên quan đến thai hay không để biết đích xác có cần gặp bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa nào.
Cũng trong khoảng ba tháng đầu, khi tử cung bắt đầu tăng dần kích thước, có thể gặp tình trạng căng cứng hay đau ngâm ngẩm vùng bụng dưới (thường được mô tả đau dọc, song song theo hai nếp bẹn). Nếu như không có tình trạng ra máu, siêu âm đã khẳng định thai trong tử cung, và không có tình trạng xuất huyết qua siêu âm, thì hoàn toàn có thể yên tâm. Thường tình trạng này còn kèm đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần do tử cung to ra chèn ép lên vùng bàng quang (bọng đái) phía trước.
Với thai ngoài tử cung, thường đau sẽ xuất hiện từ rất sớm, đau một bên vùng bụng, âm ỉ kéo dài, không giảm mà tăng dần, đỉnh điểm là tình trạng đau nhói đến mệt lả người, có khi ngất xỉu. Đau của thai ngoài tử cung là do khối thai đóng ở vòi trứng gây căng giãn vòi trứng làm đau, khi vòi trứng bị vỡ thai phụ sẽ đau nhói, mệt xỉu. Kèm với đau bụng, còn có ra máu âm đạo dây dưa, kéo dài. Ngày nay, với tiến bộ của siêu âm, hoàn toàn có thể phát hiện được thai ngoài tử cung từ rất sớm để điều trị bảo tồn hiệu quả.
Kết lại, bà bầu đau bụng là điều rất thường gặp. Nên bình tĩnh phân định đau có liên quan đến thai hay không để biết đích xác có cần gặp bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa nào. Nếu cứ chăm chăm tìm ngay bác sĩ sản trong cái năm rồng yêu thích này thì khổ cả cho bác sĩ (vì quá tải) lẫn cho bà bầu vì chờ đợi lâu, cũng như ông chồng "tài xế" không biết đi đâu cho nhanh!
Viet Bao (Theo SGTT)
Những hệ lụy do uống nước sai cách Theo một số chuyên gia nhận định, hơn phân nửa dân công sở uống nước chưa khoa học. Điều này có thể gây nên những hệ lụy không đáng có cho sức khoẻ. Chị Nguyễn Tuyết Hoa, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển công nghệ Data cho hay, ở cơ quan chị ít khi chủ động đứng dậy lấy nước uống....