Ngâm chân ngải cứu có tác dụng gì?
Ngải cứu từ lâu được biết đến là loại rau ăn, thảo dược tốt cho sức khỏe, vậy ngâm chân nước ngải cứu có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền xem ngải cứu là một vị thuốc. Vì vậy, ngâm chân bằng lá ngải cứu có nhiều tác dụng, có thể làm giảm mệt mỏi, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu cơ thể và tinh thần. Tuy nhiên, khi ngâm chân bằng lá ngải cứu, chúng ta cần lưu ý đến số lượng và thời gian ngâm chân để tránh cảm giác khó chịu cho cơ thể.
Ngâm chân bằng ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Tác dụng của việc ngâm chân ngải cứu
Lá ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, đi vào các kinh gan, lá lách, thận. Lá ngải cứu đun sôi trong nước có tác dụng làm ấm kinh, cầm máu, tiêu hàn, giảm đau. Dùng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, thai chảy máu, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, cảm lạnh.
Video đang HOT
Ngâm chân ngải cứu có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ mệt mỏi, giảm đau, giảm căng thẳng, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện giấc ngủ và các chức năng khác của cơ thể:
Thúc đẩy tuần hoàn máu: Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể làm giãn mạch máu ở bàn chân, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể làm giảm mỏi chân, tạo cho con người cảm giác thư thái, dễ chịu.
Giảm đau: Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp, đau lưng, mỏi gối.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh khác.
Cải thiện giấc ngủ: Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể cải thiện giấc ngủ nhờ thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giảm mệt mỏi …
Ngâm chân ngải cứu bao nhiêu lần trong tuần thì tốt?
Thời gian ngâm chân với ngải cứu tốt nhất một tuần chỉ nên ngâm 2 đến 3 lần, không nên ngâm thường xuyên dễ dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Ngâm trong thời gian 15 đến 20 phút là thích hợp nhất, nên để nhiệt độ nước ở khoảng 40 độ là tốt nhất.
Theo các chuyên gia, tuy ngâm chân bằng ngải cứu rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.
Loại rau mọc dại là dược liệu 'vàng' cho phụ nữ
Ngải cứu không chỉ là rau ăn mà còn được dùng chữa nhiều bệnh như đau xương khớp, cảm, sổ mũi, đặc biệt tốt cho phụ nữ.
Theo bác sĩ Hoàng Sầm - Viện Y học bản địa Việt Nam, ngải cứu là cây thân thảo có nhiều tên gọi khác nhau ở các vùng miền. Ngải cứu không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn chữa bệnh.
Thành phần hóa học của ngải cứu rất đa dạng như các artabsin, anabsinthin, các axit hữu cơ, cholin, tinh dầu và flavonid. Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh chiết xuất ngải cứu có thể dùng điều trị bệnh gout.
Trong Đông y, ngải cứu được đánh giá có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của chị em như giảm nhẹ đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, nôn ói, kiết lị; an thai.
Bác sĩ Sầm cho biết ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, có tác dụng trừ giun, làm ấm cơ thể. Bạn có thể thu hái rau quanh năm nhưng ngon nhất vào mùa xuân. Khi dùng làm dược liệu, các thầy thuốc thường hái vào mùa thu, dùng dạng khô.
Lá ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Cayla
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, ngải cứu được sử dụng từ xa xưa. Bột ngải cứu làm bằng lá khô, tán nhuyễn, lọc hết phần cọng, xơ, chỉ lấy phần thịt lá. Có thể dùng bột ngải cứu đơn thuần hoặc pha thêm bột xạ hương, quế...
Ngải cứu hơ ấm để lên cơ thể nóng dịu, đồng thời ngấm sâu vào trong da, tác động đến huyệt tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong điều trị. Phương pháp này trị đau cột sống, suy nhược thần kinh, nấc cụt, mất sữa, khó tiêu, liệt dây thần kinh ngoại biên, côn trùng cắn, cảm, sổ mũi, mất tiếng, đau bụng do lạnh.
Ngải cứu còn có tác dụng cải thiện triệu chứng ho, đau đầu do cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường, chữa viêm da, ghẻ ngứa. Người mới ốm dậy ăn canh xương gà, chim bồ câu nấu với ngải cứu, hạt kỷ tử. Món trứng trộn với lá ngải cứu cắt nhỏ đem chiên rán vừa ngon vừa bổ. Ngải cứu còn có thể giã nát vắt lấy nước uống trong trường hợp đau bụng kinh.
Bác sĩ Sầm lưu ý những người có tiền sử dị ứng với ngải cứu không nên ăn. Phụ nữ mang thai nên thận trọng vì ngải cứu gây co bóp cổ tử cung, dễ dẫn tới sảy thai. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi chưa nên dùng ngải cứu.
Rau ngải cứu có một tác dụng phụ đáng sợ, biết mà tránh kẻo 'hại đủ đường' Ngải cứu vừa là một loại thực phẩm vừa là vị thuốc Đông y, tuy nhiên nếu dùng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (Mông), cỏ linh li (Thái). Đây là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo...