Nếu là tín đồ ẩm thực Đà Lạt, học ngay cách làm 4 món ngon đặc sản này tại nhà để thỏa lòng say mê
Cách làm 4 món ngon đặc sản này tại nhà để thỏa lòng say mê. Món ăn đặc sản Đà Lạt là những món ngon nổi tiếng vô cùng hấp dẫn.
Cách làm bánh tráng nướng
Nguyên liệu:
5 bánh tráng
20g thịt heo băm
3 cây xúc xích
20g tép sấy khô
5 quả trứng gà
Một ít hành lá
Gia vị: Tiêu, sa tế, bơ thực vật, mayonnaise, tương ớt
Các bước làm:
Thịt bằm sau khi mua về các bạn xào qua với tiêu cho chín, không cần nêm thêm gia vị nào đâu bạn nhé!
Xúc xích các bạn thái lát mỏng để khi nướng xúc xích dễ bám vào bánh tráng hơn. Hành lá thì bạn cắt nhuyễn để tăng thêm hương vị.
Bạn chọn một chiếc chảo không dính có lòng chảo để vừa bánh tráng. Làm nóng chảo rồi cho bánh tráng vào.
Sau đó, bạn nhanh tay phết bơ lên mặt bánh. Tiếp tục cho 1 thìa thịt xào, 1 thìa tép khô, 1 thìa hành lá vào mặt bánh, thêm nửa thìa sa tế và 1 quả trứng gà rồi trộn đều cho các nguyên liệu hòa lẫn với nhau rồi dàn đều trên mặt bánh. Bạn tránh dàn sát rìa bánh tráng vì sẽ làm bánh bị co dúm, không đẹp nữa nhé!
Mở lửa lớn, nướng đến khi trứng gần đông lại thì bạn cho xúc xích cắt lát vào. Khi bánh tráng đã chín vàng và bong khỏi mặt chảo, bạn cho tương ớt và mayonnaise lên trên. Vậy là món bánh tráng nướng của chúng ta đã hoàn thành rồi!
Video đang HOT
Nguyên liệu:
1 chén gạo Nửa chén cơm nguội 3 – 4 quả trứng gà (đánh tan) 500g thịt bằm
Hành tím, tỏi băm, đầu hành lá, hành lá băm
Gia vị:
Muối, đường, tiêu, hạt nêm, nước mắm, ớt bột.
Dụng cụ: Khuôn làm bánh căn (nếu có thì nên dùng khuôn được làm từ đất nung nhé).
Các bước làm:
Đầu tiên, đem gạo đi vo thật sạch, rồi ngâm trong nước ít nhất 1 ngày 1 đêm (tầm 24 tiếng). Xong thì bỏ gạo cùng 1,5 chén nước, cơm nguội và thìa cà phê muối vào máy xay sinh tố, xay đến khi được hỗn hợp nhuyễn mịn.
Đồng thời, bắc nồi lên bếp để làm nước chấm. Hòa tan các nguyên liệu lại với nhau gồm: 1 chén nước, chén đường, thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê hạt nêm. Nấu đến khi sôi thì tắt bếp, cho thêm 1 thìa canh nước mắm vào khi thấy nước chấm nguội.
Lấy thịt bằm ướp cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh tỏi, 1 thìa canh hành tím, thìa cà phê tiêu và 2 thìa canh nước mắm. Ta sẽ ướp ít nhất khoảng 30 phút, rồi mới đem đi vo thành từng viên tròn vừa ăn và hấp cho chín.
Sau đó, bắc nồi cùng một ít dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì thả vài đầu hành lá cùng lượng tỏi và hành tím còn lại vào, phi vàng thơm. Sau đó, cho xíu mại vào nồi, rồi thêm 1 chén nước, thìa cà phê hạt nêm và thìa cà phê muối vào. Nấu đến khi sôi thì rải lớp ớt bột vô, khuấy đều.
Trước hết, quét lên khuôn một lớp dầu ăn, đổ hỗn hợp bột vào khi thấy khuôn đã nóng, rồi đậy nắp lại. Đồng thời, bắc chảo cùng một ít dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì thả vài đầu hành và hành lá băm vào, phi đến khi ngửi thấy mùi thơm là tắt bếp. Hành này ta sẽ cho vào chén nước chấm ăn cùng bánh căn nè.
Cuối cùng, múc tầm 1 thìa cà phê trứng (nếu bạn thích thì nhiều hơn nha) lên bánh khi thấy bánh vừa chín. Xong đậy nắp lại, tiếp tục nướng đến khi bánh chín hoàn toàn thì lấy ra. Vậy là hoàn thành rồi.
Cách làm kem bơ Đà Lạt
Nguyên liệu
Làm kem dừa
200ml whipping cream
120g sữa đặc
1 muỗng cà phê Vanilla
Nước cốt dừa lon, nước cốt dừa tươiLàm bơ xay
1 quả bơ
3 muỗng canh sữa tươi không đường
2 muỗng canh whipping cream
100g sữa đặc
1 muỗng cà phê Vanilla, đường
Các bước làm
Bạn dùng máy đánh trứng, đánh bông whipping cream lên. Đánh ở tốc độ nhỏ nhất, ban đầu, sẽ xuất hiện bọt khí nhưng dần dần bọt khí sẽ biến mất và kem sẽ đặc, mịn và tạo vân. Tuy nhiên, khi thấy kem tạo vân thì phải dừng lại ngay vì nếu đánh tiếp kem sẽ bị tách nước.
Cho các nguyên liệu làm kem dừa còn lại vào (sữa đặc, nước cốt dừa lon, nước cốt dừa tươi, vanilla) rồi trộn đều lên.
Cho hỗn hợp vào khuôn, đậy nắp và để trong ngăn đá tầm 4-8 tiếng để kem đông lại.
Bơ bạn lột vỏ, bỏ hạt rồi cắt nhỏ.
Cho tất cả nguyên liệu gồm bơ, sữa đặc, kem tươi, sữa tươi và vanilla vào tô. Trộn đều lên và cho vào máy xay sinh tố xay đến khi tạo được hỗn hợp mềm mịn là được. Nếu thích lạnh, bạn có thể cho đá viên vào xay cùng.
Múc kem bơ ra ly rồi cho kem dừa lên phía trên. Rắc một ít dừa nạo, đậu phộng hoặc hạnh nhân cắt lát lên phía trên là xong.
Cách làm lẩu gà lá é
Nguyên liệu:
1kg thịt gà
300g lá é trắng
300g măng tươi
300g nấm bào ngư
Ớt xiêm xanh, sả, tỏi, hành tím
Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, đường phèn, đường trắng, muối….
Các bước làm:
Đầu tiên, làm sạch thịt gà, rồi chặt thành khúc nhỏ vừa ăn. Lá é thì bỏ gốc, nhặt bỏ bớt lá dập và đọt già, rửa sạch và để ráo. Măng đem luộc 5 – 6 lần (không đậy nắp) để loại bỏ hết chất độc, xong thì cắt khúc nhỏ. Sau đó, rửa sạch nấm bào ngư, ngâm qua nước muối khoảng 10 phút, rồi để ráo và xé thành miếng nhỏ.
Cho vào cối 1 nắm lá é (khoảng 5 – 6 nhánh), 15g ớt xiêm xanh, 2 cây sả cắt lát, 3 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh đường trắng cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn gồm: hành tím, tỏi, nước mắm, muối và tiêu. Ta sẽ giã nhuyễn rồi đổ hỗn hợp vào thịt gà, ướp ít nhất 30 phút để thấm vị.
Bắc nồi và dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì cho thịt gà vào xào săn. Tiếp đến, đổ vào 2 lít nước lọc, măng và 3 nhánh sả, rồi đun sôi, đồng thời nhớ hớt bọt. Sau đó, hạ nhỏ lửa hầm thêm tầm 15 – 30 phút cho thịt mềm.
Mở lửa lớn cho nước sôi lại, rồi cho nấm bào ngư vào. Đồng thời, nêm nếm thêm đường phèn và 5 muỗng canh hạt nêm để nước lẩu thêm ngọt thanh. Cuối cùng, cho 100g lá é cắt nhỏ cùng 15gr ớt xiêm xanh, chờ nước lẩu sôi lại là thưởng thức được rồi.
Chúc bạn thành công với cách làm những món ngon nổi tiếng của Đà Lạt trên đây!
Bánh chuối hấp nước cốt dừa miền tây
Hương chuối chín ngọt mặn mà, mùi thơm từ bột gạo xay nhuyễn hòa nguyện với nước cốt dừa béo ngậy. Cái hương vị tự nhiên ấy tưởng chừng dễ kiếm nhưng lại tìm không ra. Đó là vì cuộc sống hiện đại.
Hương chuối chín ngọt mặn mà, mùi thơm từ bột gạo xay nhuyễn hòa nguyện với nước cốt dừa béo ngậy.
Cái hương vị tự nhiên ấy tưởng chừng dễ kiếm nhưng lại tìm không ra. Đó là vì cuộc sống hiện đại.
Người ta cứ thèm thì mua, đói thì ra chợ kiếm, hay dễ dàng hơn là đặt hàng và mang tới tận nhà mà không đi đâu xa, thậm chí ngay cả tự chế biến cũng không thể ra được cái hương vị món bánh mà má tôi làm.
Đó là bởi vì chính cái hương vị tự nhiên từ gạo má tôi xay, từ chuối nhà tôi trồng, từ dừa ngọt quê tôi. Mà dù có đi xa vẫn mong được về ăn những món má tôi nấu.
Ở Quê tôi, ngoài những hương liệu tự nhiên ra thì người dân không dùng thêm bất cứ hương liệu hóa học nào. Nói đúng hơn - là không biết dùng.
Cái món bánh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất đa dạng cách chế biến. Tùy mỗi người, mỗi gia đình, mỗi sở thích khác nhau. Có người thích miếng bánh chuối phải có màu vàng ươm, có người thích miếng bánh chuối phải dày, có người lại thích miếng bánh chuối phải được hấp trong lá chuối,... Hôm nay, tôi xin gửi đến bà con món bánh chuối má tôi nấu. Từ chính những thành phần nhà có sẵn trong nhà.
Bánh mướt - món ngon xa quê là nhớ xứ Nghệ Bánh mướt thường dài bằng ngón tay trỏ của người lớn, trắng mềm, không dính vòa nhau vào nhau vì đã được phết lớp hành phi vàng ruộm, dậy mùi thơm ngon. Món bánh dân dã như chính tên gọi của nó - "bánh mướt" là một đặc sản quê hương và niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Nếu người miền...