Nên ăn uống như thế nào khi bị đột quỵ não?
Đột quỵ não gây tổn thương chức năng thần kinh với các biểu hiện đột ngột như hôn mê, liệt nửa người, nói ngọng, nuốt bị sặc… Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến, nhanh phục hồi.
Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng, đột quỵ não (tai biến mạch máu não, stroke) là các tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại trên 24 giờ, hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, trừ sang chấn sọ não.
Đột quỵ não có 2 dạng là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, thiếu máu cục bộ não (ischemic stroke) hay nhồi máu não – là dạng phổ biến của đột qụy, chiếm 80%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông (embolic), huyết khối (thrombus), hoặc hẹp do mảng vữa xơ động mạch… khu vực não được tưới máu bởi mạch đó bị thiếu máu và hoại tử.
Đột quỵ não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng có thể gây liệt, sống thực vật. Ảnh minh họa
Xuất huyết não (hemorrhagic stroke – tai biến xuất huyết , chiếm 20%): xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh nhu mô não, thường do tăng huyết áp gây nên.
Các trường hợp đột quỵ não sống sót thường để lại di chứng và là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Nếu không được chăm sóc về dinh dưỡng và hộ lý tốt, bệnh nhân có thể tử vong vì suy kiệt, bội nhiễm, lở loét, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
Chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ, PGS Trần Đình Toán cho biết thêm, hầu hết những bệnh nhân đột quỵ não đều có nguy cơ suy dinh dưỡng và việc kiểm soát rất phức tạp.
Nhiều bệnh nhân có tình trạng khó nuốt và khả năng đưa thức ăn tới miệng thường bị hạn chế.
Nếu bệnh nhân không nuốt được, hoặc nuốt khó, cần được đặt sonde dạ dày hoặc mở thông dạ dày để nuôi dưỡng.
Năng lượng ước tính cho từng bệnh nhân phải được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng rối loạn thần kinh và biểu hiện lâm sàng cũng như mục tiêu điều trị.
Bệnh nhân béo phì cần một lượng năng lượng thấp (25-30Kcalo/kg thể trọng/ ngày).
Bệnh nhân nhẹ cân hoặc những người có mức sử dụng nhu cầu năng lượng cao do có cơn co giật hay có tình trạng co giật như Parkínon…là 35-40Kcalo/kg/ngày.
Bệnh nhân chấn thương vùng đầu cũng có sự gia tăng nhu cầu năng lượng, ít nhất 35 – 40 Kcalo/kg thể trọng/ngày và tăng tương ứng với thang điểm hôn mê của Glasgow.
Video đang HOT
Người bị đột quỵ não cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để chóng phục hồi, giảm những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh cần bắt đầu nuôi ăn qua ống thông sớm, lý tưởng là trong vòng 48 giờ, sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
Thực hiện dinh dưỡng sớm để giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng sống sót và giảm tình trạng mất chức năng.
Ở bệnh nhân đột quỵ nuôi ăn đường ruột bắt đầu trong vòng 72 giờ sẽ giúp giảm thời gian nằm viện.
PGS Toán khuyến cáo, chế độ ăn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nhiệt độ thức ăn và các đồ uống lạnh sẽ kích thích các cảm giác ở miệng và tăng cường việc nuốt.
- Độ acid – cảm thụ quan nuốt phản ứng tích cực với thức ăn acid như nước ép trái cây, nước chanh.
- Vị ngọt – gây nên kích thích nước bọt quá mức, có thể gây nên rối loạn nuốt
- Khẩu phần thức ăn lớn – dễ gây nên vấn đề về nuốt, tốt hơn là nên cho ăn thường xuyên-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày.
- Độ đồng nhất: cung cấp đủ năng lượng và protein cần thiết với thức ăn đặc hoặc lỏng đồng nhất là việc không dễ dàng. Các bệnh nhân không thể dung nạp dịch có thể đổi thành nuốt thức ăn dạng nửa rắn.
- Đa dạng hoá thức ăn với các công thức nuôi ăn tổng hợp hoặc nuôi ăn ít một luôn luôn cần thiết. Bổ sung vi luợng đặc biệt là vitaminC và B12 ở người lớn tuổi.
- Nước bọt: Bình thường mỗi ngày nước bọt tiết ra từ 1-1,5lít. Tăng lượng nước bọt mà không thể nuốt sẽ tăng nguy cơ và rủi ro. Nước bọt đặc cũng có thể ảnh hưỏng đến việc nuốt thức ăn, có thể khắc phục bằng cách ăn thức ăn có vị chua (chất ngọt cũng làm giảm tiết nước bọt).
- Khó nuốt:
Cần chia thành các mức độ khó nuốt và cách kiểm soát như sau:
Không khó nuốt-không cần điều chỉnh thức ăn hoặc dịch.
Khó nuốt nhẹ-ăn đường miệng bình thường không cần trợ giúp, tránh một số thức ăn, nước uống nhất định, lưu ý môi trường xung quanh khi ăn.
Khó nuốt vừa phải-ăn đường miệng, cần thiết phải thay đổi độ đặc thức ăn bệnh nhân có thể cần trợ giúp khi ăn, khuyên bệnh nhân ăn chậm.
Khó nuốt vừa phải đến nặng-hạn chế thức ăn có độ đặc thay đổi khi ăn đường miệng, hướng dẫn cặn kẽ cho bệnh nhân, có thể bổ sung nuôi ăn bằng đường ống thông.
Khó nuốt nặng-không ăn đường miệng hoặc ăn một ít thức ăn có độ đặc thay đổi. Nuôi ăn đường ruột qua ống thông. Có thể xem xét nuôi ăn qua đường tĩnh mạch nếu suy dinh dưỡng trầm trọng.
Khó nuốt rất nặng-không ăn đường miệng, nuôi ăn đường ruột qua ống thông, nuôi ăn đường tĩnh mạch có thể được xem xét nếu suy dinh dưỡng trầm trọng.
Thức ăn không nên dùng hoặc dùng ít khi bị tai biến mạch máu não đó là những loại thức ăn mặn chứa nhiều muối Natri, các loại thực phẩm chứa nhiều acid béo bão hoà, chứa nhiều cholesterrol, các loại đồ uống có tính chất kích thích thần kinh trung ương chẳng hạn như: Thịt muối, dưa muối, thịt mỡ, rượu, óc, nội tạng động vật, đường, cà phê, trà đặc…
Theo giadinhmoi
Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ từ chuyên gia
Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM khuyên nên tập thể dục để ngừa xơ vữa mạch máu, chọn lọc thực phẩm để ngăn hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Cục máu đông tắc nghẽn gặp mảng xơ vữa lòng mạch, gây ra hiện tượng đột qụy
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM, đột quỵ có hai dạng chính: nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Nguyên nhân chủ yếu là do tác động cộng hưởng của các mảng xơ vữa và cục máu đông bên trong lòng mạch.
"Chỉ sau vài giây máu tắc nghẽn không lên tưới não, các tế bào thần kinh bắt đầu tê liệt. Qua thêm một phút, khoảng 2 triệu nơron sẽ chết. Sau 3 giờ tính mạng bệnh nhân như ngàn cân treo trên sợi tóc", bác sĩ Cường cho biết.
Nhiều người còn chủ quan cho rằng đột quỵ không đến lượt mình, song theo bác sĩ Cường, cứ 6 người khỏe sẽ có một người bị đột quỵ. Và 10 người tai biến, thì 2 tử vong, 5 tàn phế.
Những người có nguy cơ đột quỵ cao nhất là người trên 40 tuổi, béo phì, mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch hoặc hay stress, hút thuốc lá và uống rượu bia... Bác sĩ khuyên, nhóm đối tượng này nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa tận gốc 2 yếu tố gây tai biến: mảng xơ vữa và cục máu đông.
Ngừa mảng xơ vữa thành mạch
Mảng xơ vữa được tạo thành bởi chất béo, cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch. Chúng làm cho lòng mạch hẹp lại, cản trở vận chuyển máu lên não. Lâu ngày, thành mạch có thể xơ vữa đến mức chai cứng, dễ vỡ, dễ xuất huyết.
Để ngăn hình thành và tiêu hủy mảng xơ vữa, không có cách nào hiệu quả hơn lối sống năng vận động, tích cực tham gia các hoạt động thể thao giúp máu huyết lưu thông. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần, tăng dần từ cường độ thấp đến cao.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn dầu mỡ và nội tạng nhiều cholesterol; nêm bớt muôi (dưới 5-6 g mỗi ngày); giảm cân nếu béo phì; không hút thuốc lá; ăn nhiều rau xanh và trái cây; tránh stress kéo dài...
Nên kiểm tra huyết áp, đường huyết và mỡ máu định kỳ, giúp phát hiện sớm nguy cơ xơ vữa động mạch và điều trị kịp thời. Với người cao huyết áp, cần giữ được mức mục tiêu 140/90 mmHg để phòng ngừa tai biến.
Ngăn hình thành cục máu đông
Bác sĩ Cường cho biết: "Cục máu đông (còn gọi là huyết khối) được xác định là nguyên nhân gây ra 80% các ca đột quỵ. Nếu chúng gặp phải mảng xơ vữa đủ lớn, nguy cơ tai biến gần như 100%".
Cục máu đông hình thành tại chỗ đứt tay, giúp cầm máu ngăn chảy ra ngoài, bảo vệ cơ thể. Song nếu hình thành bên trong lòng mạch, chúng sẽ làm tắc nghẽn máu đến não và cơ quan khác. Theo phản ứng sinh học, cơ thể sẽ tiết ra enzyme plasmin nội sinh làm tan máu đông. Song nếu cục máu đông quá lớn, enzyme plasmin tiết ra không đủ, bệnh nhân sẽ đột ngột tê yếu tay chân và mặt, đi đứng khó khăn, mờ mắt, đau đầu, sau đó ngã quỵ.
Natto (đậu tương lên men) giàu enzym nattokinase được người Nhật dùng 1.200 năm qua để phòng ngừa đột quỵ
Để ngăn hình thành và làm tan cục máu đông, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều cá chứa omega-3, rau xanh dồi dào chất chống oxy hóa, nho và chuối giàu kali, trà lá sen giảm mỡ máu, đậu tương lên men (món natto Nhật Bản) và thực phẩm hỗ trợ điều trị chứa enzym nattokinase làm tan cục máu đông...
Trong đó, có ít nhất 20 nghiên cứu đã chứng minh enzym nattokinase có khả năng tiêu hủy huyết khối mạnh và hữu hiệu gấp 4 lần enzym plasmin trong cơ thể. Theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và giảm độ nhầy máu.
Ngoài ra, bác sĩ Cường cũng lưu ý, phụ nữ nên thận trọng khi dùng thuốc tránh thai chứa nội tiết tố estrogen và progestin làm tăng các yếu tố đông máu và nguy cơ đột quỵ.
Natto Enzym chứa enzym nattokinase giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não; làm tan cục máu đông và tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh liên quan đến cục máu đông (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch do tiểu đường...).
NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - thành viên Hiệp hội JNKA.
H.NA
Theo tuoitre.vn
Số ca bệnh bại liệt bí ẩn tăng nhanh trên khắp nước Mỹ Đã có 20 trường hợp mắc mới một căn bệnh bí ẩn hiếm gặp giống bệnh bại liệt được báo cáo ở trẻ em trên khắp nước Mỹ. Viêm tủy liệt mềm cấp được thừa nhận rộng rãi lần đầu tiên vào năm 2014, khi có 120 trẻ được chẩn đoán. Sáu trường hợp viêm tủy liệt mềm cấp đang được điều tra...