Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên
Ngày 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm “Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” dưới hình thức trực tuyến tại 40 điểm cầu các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Quang cảnh buổi tọa đàm.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh chủ trì buổi tọa đàm tại điểm cầu Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (Hà Nội). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện lãnh đạo các đại học, trường đại học, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Hiện nay, vấn đề thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang được coi là một trong những nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần giúp Việt Nam sớm trở thành một quốc gia khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Để trở thành một quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn, ở đó các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trong các các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đều chỉ rất rõ vai trò quan trọng của trường đại học, bởi vì trường đại học đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giai đoạn chính của khởi nghiệp với các nhiệm vụ cụ thể.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại tọa đàm
Trước hết, trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh, sinh viên, hình thành văn hóa khởi nghiệp trong học sinh sinh viên (HSSV) và là nơi nuôi dưỡng, hỗ trợ phát triển tài năng, năng khiếu của HSSV.
Video đang HOT
Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để hế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất. Đó cũng là cách để học sinh, sinh viên có thể tạo lập sự nghiệp của mình, dù là đi làm thuê hay khởi tạo doanh nghiệp riêng.
Ngoài ra trường đại học chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các sinh viên sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân và kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ là nguồn tài nguyên lớn giúp các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng một cách bền vững.
Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ tham mưu tại các nhà trường, về cơ bản đã có một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp rất thành công tại các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà trường vẫn chưa định hình được các hướng đi sao cho hiệu quả.
Để hỗ trợ các nhà trường từng bước hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học, tọa đàm “Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” được tổ chức với mục đích hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học từng bước hình thành các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên.
Đại biểu phát biểu tại tọa đàm
Đồng thời tăng cường khả năng phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; đẩy mạnh việc chuyển giao các đề tài, dự án nghiên cứu sinh viên, giảng viên thành các mô hình, dự án khởi nghiệp có giá trị cao cho doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội; từng bước nâng cao khả năng vốn hóa nguồn tri thức của các cơ sở giáo dục đại học.
Tại tọa đàm, sau khi nghe các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị, các đại biểu trao đổi, chia sẻ thêm những nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ HSVV khởi nghiệp các nhà trường đã và đang triển khai trong thời gian qua, những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại hạn chế về mặt chính sách cần tháo gỡ.
Trên cơ sở các trao đổi, thảo luận tại Tọa đàm sẽ từng bước định hình được những nội dung cốt lõi, yếu tố cơ bản ban đầu để có được những mô hình khởi nghiệp hiệu quả để các đơn vị chưa có nhiều kết quả sẽ từng bước triển khai và các nhà trường đã làm có thể nhìn nhận và điều chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế để mô hình của trường ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhà giáo dạy học mùa dịch: Tìm đến với học trò
Dạy học mùa dịch, bản thân học sinh, sinh viên hay giáo viên, giảng viên đều có khó khăn, áp lực riêng.
Cô Nguyễn Thị Trang vào thôn Làng Tốt giảng bài và giao bài tập cho học trò trong thời gian phải dạy học trực tuyến. Ảnh: NVCC
Gác lại những lo toan trước mỗi giờ vào lớp, dù là học trực tuyến hay trực tiếp, thầy cô đã mang đến cho bản thân và lớp học những giờ học vui vẻ, lớp học hạnh phúc.
Xóa ranh giới trên không gian mạng
Sinh viên của cô Nguyễn Ngọc Tuyền, Trưởng bộ môn Tiếng Hàn, khoa Tiếng Nhật - Hàn - Thái (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng) thường nhắc nhau câu: "Do tự em run chứ" để lấy tinh thần khi bắt đầu bài thuyết trình hay phát biểu trong giờ học trực tuyến. Giờ học trực tuyến Lý thuyết dịch ở lớp 17CNH02, có một sinh viên xung phong dịch bài nhưng tự dưng bị "khớp", mất đến mấy phút cũng không thể bắt đầu. "Ôi, sao tự dưng em run ghê ri cô".
Cô Tuyền đã rất hài hước đáp lại: "Các bạn không nói gì, cô cũng không nói gì, do tự em run chứ". Cả lớp cười ồ, bạn sinh viên sau đó đã tự tin hoàn thành được nội dung thuyết trình cũng như trả lời được câu hỏi phản biện của các bạn trong lớp.
Lê Doãn Thống - sinh viên lớp 7CNH02 kể: "Sau sự cố "do tự em run chứ", cứ có bạn nào ngập ngừng chưa trả lời được câu hỏi của cô là lớp chúng em lại nhắc lại câu nói của cô. Không khí lớp học vì vậy có sự gần gũi như một giờ học trực tiếp, thoải mái và nhẹ nhàng chứ không còn sự ức chế vì phải học online trong một thời gian dài".
Cô Nguyễn Ngọc Tuyền chia sẻ: "Với dạy học online, dù giữa giảng viên và sinh viên đang tương tác theo thời gian thực, nhưng nếu giảng viên cứ chỉ nói một mình thì nội dung có quan trọng đến đâu cũng chỉ thu hút được sinh viên trong khoảng chục phút đầu. Vì vậy, để "lôi kéo" sự tập trung của sinh viên, người dạy buộc phải tổ chức được các hoạt động tương tác giữa sinh viên - sinh viên, sinh viên với giảng viên ngay trên không gian mạng".
Mô hình lớp học đảo ngược, trong đó, người học được giao nhiệm vụ chuẩn bị trước một số nội dung công việc cho tiết học sắp tới được cô Tuyền thực hiện theo nhóm sinh viên. Các bạn tham gia xây dựng bài trong tiết học đều được chấm điểm theo hình thức tích lũy phát biểu qua các buổi học và chiếm 20% tổng điểm đánh giá học phần.
Chỉ cần phát biểu, dù đúng hay sai, sinh viên đều được cộng thêm một dấu gạch. Sinh viên nào có tổng số gạch nhiều nhất được quy ra 10 điểm. Nhờ vậy, giờ học không chỉ diễn ra một chiều từ phía giảng viên. Sinh viên đã góp phần xây dựng nội dung bài học dựa trên sự chuẩn bị bài theo nhóm học tập, dưới sự hỗ trợ, góp ý của giảng viên.
Theo em Lê Doãn Thống, bạn nào còn rụt rè, không chủ động đóng góp vào buổi học hoặc có thái độ học chưa tích cực, cô Tuyền sẽ gọi phát biểu nhiều hơn. "Vì vậy, để tránh việc gọi tên mà không thể trả lời, để giờ "chết", sinh viên phải có sự tập trung và chuẩn bị chu đáo trước mỗi giờ học. Khi chúng em trả lời đúng, cô đều có sự ghi nhận, biểu dương trước tập thể, lại có thể cải thiện điểm số nên bạn nào cũng cố gắng tích cực, chủ động trong học tập", Thống chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Trang vào thôn Làng Tốt giảng bài và giao bài tập cho học trò trong thời gian phải dạy học trực tuyến. Ảnh: NVCC
Những người "vận chuyển" đặc biệt
Từ ngày 4/10, khi huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) chuyển sang dạy học trực tiếp, cô Nguyễn Thị Trang, Trường Tiểu học - THCS Ba Lế mới kết thúc hành trình đầu tuần vượt núi vào các bản "vùng xanh" giảng bài và giao bài cho học sinh, cuối tuần vào lại để kiểm tra, chấm chữa bài.
Trên cung đường "chỉ dành riêng cho vận động viên đua xe địa hình" bởi sình lầy nhão nhoẹt và những con dốc dựng đứng, cô Trang đã nhiều lần trượt ngã, cả người và xe tắm trong lớp bùn. Thế nhưng, 19 học sinh lớp 5 do cô giáo chủ nhiệm ở thôn Làng Tốt không vì vậy mà trống một buổi học nào trong những ngày học sinh cả huyện học trực tuyến.
"Các em không có điện thoại, không tivi thì làm sao mà học trực tuyến được. Mình không đến, học trò sẽ không có cách gì tự học được. Các em bỏ học, giáo viên đi vận động đến trường trở lại còn vất vả hơn" - cô Trang chia sẻ. Phụ huynh của cô Trang, mỗi khi thấy cô lấm lem bùn đất vào làng, đều không khỏi ngạc nhiên thốt lên: "Cô lên tới nơi được hả, chân cô ngắn mà sao tới hay thế".
Cô Nguyễn Thị Trang, cũng như nhiều giáo viên đang dạy học ở các địa bàn miền núi xa xôi, trở thành người vận chuyển đặc biệt khi vượt qua những khó khăn, hiểm trở của đường sá, đến tận thôn bản để dạy học trực tiếp cho học sinh.
Như cô Vương Thị Mỹ Kiêm, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sơn Bua (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) đã mượn tạm ngôi nhà sàn của người dân rồi tập trung các em ở khu vực đồi Nước Tang để dạy học cho học sinh lớp Một.
"Năm học này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh của mình không có điều kiện học tăng cường tiếng Việt trước khi vào năm học. Vốn tiếng Việt của các em không nhiều, phụ huynh cũng khó mà hỗ trợ, hướng dẫn cho con nên giáo viên không thể giao bài để các em tự học được. Dù vất vả nhưng thầy cô đến dạy trực tiếp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều" - cô Kiêm bày tỏ. Thùng mì tôm trở thành bàn học, những bàn tay non nớt nắn nót những dòng chữ đầu tiên trên hành trình chữ nghĩa, với sự dìu dắt của cô giáo, chỉ với sự thôi thúc rất giản dị: Học sinh không đến lớp được thì mình chủ động tìm đến với các em.
Trước mỗi giờ học trực tuyến, trong thời gian chờ học sinh vào lớp đầy đủ, thầy Nguyễn Văn Tuấn - Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) thường khuyến khích các em để lại những tin nhắn bằng cụm từ ngắn hoặc một số biểu tượng ở ô chat của ứng dụng dạy học trực tuyến. "Với cách làm này, tôi có thể "đọc" được tâm trạng của học sinh trước giờ học. Học sinh đến trường học trực tiếp, các em sẽ có tâm lý khác với việc học online trong không gian của gia đình. Giáo viên hiểu được tâm lý đó, sẽ điều chỉnh để vừa dạy học nhưng cũng đem lại cho học trò của mình có sự thoải mái nhất định trong học tập", thầy Tuấn thông tin.
Sinh viên đại học có cần giáo viên chủ nhiệm? Không chỉ bậc phổ thông, giáo viên chủ nhiệm vẫn được duy trì tại một số trường đại học bên cạnh đội ngũ cố vấn học tập. Vì sao một số trường ĐH vẫn cần lực lượng giáo viên chủ nhiệm? Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phân công khoảng 800 giảng viên làm giáo viên chủ nhiệm cho sinh viên - NGỌC DƯƠNG...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ukraine tung đội quân 15.000 robot bù đắp "cơn khát" binh sĩ
Thế giới
3 phút trước
Những cách làm thịt ba chỉ xào mắm ruốc thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
17 phút trước
Faker bộc lộ tố chất HLV, ngay cả Ban huấn luyện T1 cũng không theo kịp
Mọt game
22 phút trước
7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ
Sức khỏe
28 phút trước
'When Life Gives You Tangerines' đại thành công: IU, Park Bo Gum, Kim Seon Ho thống trị bảng xếp hạng diễn viên
Hậu trường phim
33 phút trước
Nữ thần ngôn tình đẹp nhất Hàn Quốc hiện tại: 30 tuổi mà cứ như mới 16, ai thấy cũng muốn yêu
Phim châu á
38 phút trước
Cách duy trì làn da khỏe đẹp trong thời kỳ mãn kinh
Làm đẹp
49 phút trước
Bố chồng gia trưởng, soi mói tôi từng tý còn em dâu lại được cưng như trứng mỏng, biết lý do tôi rớt nước mắt
Góc tâm tình
1 giờ trước
Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
6 giờ trước
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
7 giờ trước