Nấm Linh Chi: Nguy hại khi dùng sai
Người xưa đặt nấm Linh Chi trên cả nhân sâm, lộc nhung. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng 1 mình nấm Linh Chi thì sẽ không giúp ích được bao nhiêu mà có khi không dùng còn ít hại hơn.
Linh Chi chỉ phát huy tối đa công dụng cực quý của mình khi được kết hợp đúng
Thầy thuốc y học cổ truyền phương Đông nào cũng nằm lòng một nguyên tắc đậm nét trong y thư Nội kinh, đó là “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”, có nghĩa bệnh bột phát là vì sức đề kháng đã hư tổn. Tình trạng đó càng rõ nét hơn nữa ở thế kỷ 21 khi stress, môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng đơn điệu, thói quen lạm dụng hóa chất… đang ngày đêm âm thầm đục khoét sức đề kháng. Trước tình hình đó, bên cạnh thuốc đặc hiệu, thầy thuốc không thể bỏ sót mục tiêu cải thiện và ổn định sức kháng bệnh bằng các loại thuốc bổ.
Nhưng bổ cũng có nhiều đường lợi hại. Tùy theo cơ chế sinh bệnh, mức độ bệnh trạng và cơ tạng cá biệt của mỗi người bệnh mà thầy thuốc sẽ chọn thuốc bổ theo kiểu cung ứng năng lượng, bổ sung dưỡng chất hay xúc tác phản ứng biến dưỡng
Riêng với nhóm xúc tác phản ứng biến dưỡng, tùy theo yêu cầu điều trị mà thầy thuốc sẽ phải chọn lựa thuốc có tác dụng: Tối ưu hóa toàn bộ phản ứng biến dưỡng và nội tiết tăng cường hoạt tính của hệ miễn nhiễm giải độc toàn diện cho cơ thể gia tốc tiến trình phục hồi trong cơ quan bị thương tổn
Thầy thuốc sành cây thuốc đều rõ là không dễ gì tìm được một dược liệu với tác dụng toàn diện và đồng bộ như thế, ngoại trừ nấm linh chi. Đó chính là lý do khiến nấm Linh Chi được thầy thuốc ngày xưa đặt vào vị trí trên cả nhân sâm, lộc nhung, vì linh chi gián tiếp tăng cường sức đề kháng bằng cách xử lý độc chất, nhằm mục tiêu hễ địch suy yếu thì ta dễ mạnh.
Nấm Linh Chi, vì thế là thành phần có thể được phối hợp trong nhiều phác đồ điều trị, từ viêm xoang thông thường bước qua liệu pháp hậu ung thư, để thầy thuốc qua đó tăng cường hiệu năng và thu ngắn liệu trình.
Video đang HOT
Nhưng chắc chắn nhiều người vì quá tin vào lời quảng cáo nên móc hầu bao lùng tìm mua nấm linh chi về sử dụng mà không biết rằngnấm linh chi không cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cơ thể như mật ong, sữa bò, thịt, cá …
Và cũng vì thế mà không nên dùng nấm linh chi đơn phương và dài hạn như một loại thuốc không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc, bởi về lâu về dài, linh chi sẽ không giúp ích được bao nhiêu nếu không được kết hợp hoặc với thuốc khác, hoặc với chế độ dinh dưỡng cung ứng đủ chất kiến tạo, hoặc khéo hơn nữa là với cả hai.
Giải độc cho cơ thể là đúng nhưng đừng giải độc khi không đúng chỉ định. Cũng đừng giải độc một cách ham hố đến độ các cơ quan giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột phải mệt nhoài. Dùng thuốc cũng như dùng người. Không dùng nhiều khi ít hại hơn dùng sai. Trong trường hợp với nấm Linh Chi là một thí dụ điển hình.
Theo BS Lương Lễ Hoàng
Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM/NLĐ
Bà bầu cẩn thận mùa mưa
Mùa mưa thời tiết hay thay đổi, những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là phụ nữ mang thai, rất dễ bị vi khuẩn, virút... tấn công.
TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) cho biết khi mang thai, sức đề kháng người phụ nữ giảm do thay đổi nội tiết, vì vậy dễ mắc các bệnh như cúm, rubella, sốt xuất huyết... Những bệnh này đều gây ảnh hưởng xấu lên thai nhi, thậm chí gây sẩy thai.
Những kẻ tấn công thầm lặng
Một trong các bệnh bà bầu dễ mắc nhất trong mùa mưa là cúm với triệu chứng thông thường: sốt, ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi... Bệnh lây qua đường hô hấp, thai phụ mắc bệnh dễ bị biến chứng như viêm phổi, nếu nặng có thể gây sẩy thai hoặc thai lưu. Kế đó là rubella. Bệnh cũng lây qua đường hô hấp, diễn tiến trong thời gian ngắn, phát ban ba ngày thì lặn.
Đối với người mẹ, bệnh thường không gây biến chứng nặng nề, tuy nhiên rất nguy hiểm đối với thai nhi còn nhỏ tuổi. Điều đáng lo là triệu chứng bệnh dễ nhầm với cúm thông thường và hay bị bỏ qua.
Một bệnh khác bà bầu dễ mắc trong mùa mưa là sốt xuất huyết. Nếu mắc bệnh, người mẹ có nguy cơ bị xuất huyết các cơ quan bên trong, nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non, đồng thời dễ bị băng huyết sau sinh do tiểu cầu giảm. Nguy hiểm không kém là bệnh viêm âm đạo do nấm.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, tỉ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ bình thường là 6%, nhưng ở phụ nữ mang thai con số này tăng lên đến 30%. Triệu chứng thường gặp: huyết trắng nhiều, ngứa gây khó chịu. Bệnh có thể gây sẩy thai, bé sơ sinh nhiễm nấm khi qua âm đạo mẹ sẽ bị viêm niêm mạc miệng, viêm da do nấm và viêm phổi.
Một "kẻ tấn công" khác mà thai phụ cần chú ý là tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy nhiều, thai phụ bị mất nước, nặng hơn có thể bị trụy tim mạch, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Phòng bệnh trong ngày "chợt nắng chợt mưa"
Công thức chung để phòng bệnh cho các bà bầu là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý tăng cường trái cây, rau xanh (cam, bưởi, chanh...), uống nhiều nước, có thể dùng thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan... Khi ra đường nên mang áo mưa để tránh mắc mưa nhiễm lạnh, nếu mắc mưa thì khi về nhà phải lau khô người và thay đồ ngay.
Đối với bệnh cúm, BS Trần Thị Thu Lan (khoa phụ sản, BV ĐH Y dược TP.HCM) cho biết để phòng bệnh, thai phụ nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như bệnh viện, nơi đông người, bệnh nhân cúm... Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên vài lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
Còn bệnh sốt xuất huyết, để đề phòng thai phụ nên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay, tránh chứa nước tù đọng trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Với bệnh tiêu chảy cần giữ vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến và chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Không ăn thức ăn đường phố, không ăn quá nhiều loại thức ăn cùng lúc sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay cả trái cây cũng cần chọn lựa kỹ, rửa sạch và gọt vỏ trước khi dùng.
Riêng bệnh rubella, cách phòng ngừa duy nhất là tiêm ngừa trước khi mang thai. "Với những thai phụ chưa tiêm ngừa, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu bị sổ mũi, khó chịu trong người, sốt (hoặc không sốt) nên lập tức đến bác sĩ kiểm tra xem có bị rubella không để được tư vấn và điều trị kịp thời, bởi có nhiều chị em chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này, dẫn đến bệnh diễn biến xấu" - BS Bùi Thị Thúy Phi (khoa sản BV Nhân Dân Gia Định) lưu ý.
Bác sĩ Phi cũng khuyên thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng sinh dục trước và sau khi giao hợp... để đề phòng bị viêm âm đạo do nấm.
Không nên Iàm việc liên tục thời gian dàiĐối với thai phụ làm việc thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, các bác sĩ lưu ý đánh máy trong thời gian dài dễ gây đau vai, đau ngón tay, đau vùng cổ tay (còn gọi là hội chứng ống cổ tay), do đó chị em cần nghỉ ngơi hoặc tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng trong 10-15 phút sau 45-60 phút đánh máy.Không nên tập trung nhìn màn hình liên tục trong thời gian dài dễ gây mỏi mắt; thỉnh thoảng đưa tầm mắt vào khoảng không gian rộng và xa để mắt bớt điều tiết, đỡ mỏi mắt.Thai phụ không nên tập trung quá mức vào công việc một thời gian dài vì sẽ căng thẳng, mệt mỏi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ quá căng thẳng có thể bị sẩy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.Sau một ngày làm việc, thai phụ cần ngủ đủ tám giờ và kê hai chân cao để giảm phù chân.
Theo TƯỜNG VY
Tuổi trẻ
Sinh mổ và những điều cần lưu ý Ngày càng có nhiều bà mẹ và em bé được cứu sống nhờ phương pháp sinh mổ, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận xu hướng lạm dụng kỹ thuật này. Vậy sinh mổ có những biến chứng gì, có ảnh hưởng đến sữa cho em bé bú hay không và cách chăm sóc vết mổ như thế nào? Và sinh...