Nam giới chơi thể thao xong thường rủ nhau làm điều này, biết hậu quả rồi bạn sẽ từ bỏ chúng
Rất nhiều nam giới sau khi đá bóng, chơi thể thao thường rủ nhau đi uống bia giải khát hay lai rai để giao lưu. Nhưng sự thật là điều này rất có hại cho bạn đó!
Sau khi cùng tham gia đá với nhau trận bóng, chơi thể thao… không ít nam giới thường lập kèo đi tụ tập uống cốc bia cho mát hay giao lưu “lai rai” với nhau chút cho vui.
Tưởng là vui, tăng tính đoàn kết nhưng theo các chuyên gia về khoa học thể dục thể thao của Đại học Southern Cross (Úc) thì thói quen đi uống bia, nhậu sau khi chơi thể thao này thực sự gây hại cho sức khỏe và khiến bạn tập đuối sức hơn.
Chúng ta biết rằng khi đá bóng hay tập bộ môn thể thao nào đó, lượng mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn, đồng thời các cơ bắp trên cơ thể cũng phải vận động mạnh.
Sự vận động mạnh này ít nhiều cũng gây tổn thương đến cơ bắp, và rút dần năng lượng, nhiên liệu tích trữ được có trong đây.
Nếu sau khi tập hay chơi thể thao xong, bạn về nghỉ ngơi – lượng cơ bắp này sẽ tự hồi phục, “vá lấp” những lỗi tổn thương. Lượng hormone testosterone trong cơ thể nam giới sẽ thực hiện nhiệm vụ này 1 cách chỉn chu nhất.
Tuy nhiên, sau khi đổ mồ hôi nhiều vì chơi thể thao, lượng nước và điện giải trong cơ thể sẽ sụt giảm mạnh. Lúc này, việc bạn đi “nhậu tới bến” sẽ khiến phần cơ đã mệt trở nên mỏi hơn. Hormone testosterone sẽ không phát huy được chức năng của mình và cũng giảm theo đó. Cơ thể sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi rã rời.
Đồng thời, lượng cồn trong bia, rượu sẽ càng làm cơ thể thêm mất nước, đẩy cơ thể bị héo khô. Kết quả là bạn sẽ nhanh chóng gục ngã.
Theo chuyên gia Christopher Stevens thuộc Đại học Southern Cross (Úc), hậu quả trước mắt của thói quen này là cảm giác mệt mỏi, cơ bắp trở nên rã rời hơn.
Về lâu dài, những tổn thương trong vi thể chưa kịp phục hồi đã bị dồn ép thêm, cộng thêm sự mất năng lượng, mất nước… tất cả sẽ khiến bạn có cảm giác yếu, mệt hơn mà thôi.
Nguồn: TheConversation
Theo Helino
Tại sao "cậu nhỏ" thay đổi màu sắc?
Đôi khi "cậu nhỏ" của nam giới có thể biến thành màu tím đỏ. Sự thay đổi màu sắc này đa phần là lành tính do sự gia tăng lưu lượng máu đến các mạch máu và các tuyến trong đó. Điều này thường xảy ra khi nam giới thấy hưng phấn tình dục.
Tuy nhiên, khi sự thay đổi màu sắc là bất thường, không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo đau hoặc ngứa, thì nên đi khám bác sĩ, vì màu tím có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chấn thương hoặc các vấn đề về tuần hoàn.
Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu là người tốt nhất mà bạn cần tìm đến khi có những thắc mắc về "cậu nhỏ".
Các nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khiến "cậu nhỏ" có màu tím, bao gồm chấn thương hoặc STD.
Video đang HOT
Khi thay đổi màu sắc là kết quả của hưng phấn, điều đó không đáng ngại. Trong những trường hợp này, sự thay đổi màu sắc là do máu chảy vào dương vật nhiều hơn.
Trong hầu hết các thời điểm khác, nam giới nên quan tâm nếu thấy một phần hoặc toàn bộ "cậu nhỏ" chuyển thành màu tím, vì đó có thể là hậu quả của bệnh tật hoặc chấn thương.
Những nguyên nhân phổ biến khác khiến "cậu bé" có màu tím khi không có hưng phấn bao gồm:
Bệnh lây qua đường tình dục (STD)
Những vết loét màu tím là điển hình của một số bệnh, chẳng hạn như herpes sinh dục và giang mai. Cả herpes và giang mai đều kèm theo các triệu chứng khác, như:
ngứa
đau đớn
sốt
mệt mỏi
nóng rát
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm STD là thực hành tình dục an toàn. Biết được sức khỏe tình dục của bạn tình cũng có thể ngăn ngừa lây truyền STD.
Bầm tím
Vết bầm tím xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ, rò rỉ máu dưới bề mặt da. Khi máu ứ đọng lại, nó làm cho da chuyển sang màu tím. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ đâu, kể cả trên dương vật. Thông thường, khi vết bầm tím xuất hiện, người đó sẽ biết rõ nguyên nhân.
Vết bầm tím nhỏ không nhất thiết phải chú ý đặc biệt. Một số nguyên nhân phổ biến của vết thâm tím nhỏ ở "cậu bé" có thể bao gồm:
thủ dâm
quan hệ tình dục mạnh
bị kẹt trong kéo khóa quần
cấu véo nhẹ
Một vết bầm nhỏ có thể cảm thấy đau hoặc sưng nề khi chạm vào. Nó có thể chuyển sang màu đậm hơn khi lành lại. Nếu một vết bầm nhỏ không tự lành hoặc trở nên lớn hơn, thì cần tìm sự chăm sóc y tế.
Bầm tím nặng là kết quả của chấn thương đụng dập cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nam giới nên mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao va chạm để giúp ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng.
Ban xuất huyết
Một số thuốc, hoặc thiếu dinh dưỡng, có thể gây ban xuất huyết trên "cậu bé"
Ban xuất huyết, còn được gọi là các vết máu, xuất hiện dưới dạng các vết thâm tím hoặc đỏ trên da. Những vết này không phải là hậu quả trực tiếp của chấn thương ở "cậu nhỏ". Thay vào đó, ban xuất huyết thường là triệu chứng của bệnh lý nội khoa nền.
Một số nguyên nhân của ban xuất huyết bao gồm:
rối loạn chảy máu hoặc đông máu
thiếu dinh dưỡng
tác dụng phụ của thuốc
viêm mạch máu
Máu tụ
Máu tụ là vết bầm tím xảy ra sâu bên trong mô của một cơ quan. Bầm tím thường cứng chắc hoặc nổi cục khi sờ vào. Khi khối máu tụ xảy ra, máu chảy ra từ mạch máu bị tổn thương ứ đọng lại dưới da.
Tụ máu có thể gây mất máu. Nó cũng có thể báo hiệu rối loạn chảy máu nguy hiểm. Khi máu tụ xảy ra ở "cậu bé", nam giới nên tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Lichen xơ hóa
Lichen xơ hóa là rối loạn ở da dạng viêm kéo dài, đặc trưng bởi các mảng trắng có thể phát triển các vết màu tím.
Bệnh có xu hướng phát triển trên "cậu nhỏ". Ngoài ra, nam giới không cắt bao quy đầu dễ phát triển lichen xơ hóa hơn so với người đã cắt bao quy đầu.
Nếu không điều trị, lichen xơ hóa có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và sẹo nghiêm trọng. Như với hầu hết các rối loạn, điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn và sẹo.
Phản ứng dị ứng
Mọi người phản ứng với thuốc theo cách khác nhau. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là hội chứng Stevens-Johnson.
Hội chứng Stevens-Johnson đặc trưng bởi ban màu tím hoặc đỏ xuất hiện trên "cậu bé", cũng như một số phần khác của cơ thể. Ban có thể phát triển thành tróc da và loét. Khi phản ứng tiến triển, các biến chứng đe dọa tính mạng có thể xảy ra.
Hội chứng Stevens-Johnson cần được chăm sóc cấp cứu. Một số loại thuốc có nhiều khả năng gây hội chứng Stevens-Johnson hơn những loại thuốc khác. Những loại thuốc này bao gồm:
thuốc kháng sinh gốc sulfa
ibuprofen
thuốc chống co giật
thuốc chống loạn thần
naproxen
thuốc kháng sinh
Một số thuốc có thể gây phản ứng dị ứng ít nặng nề hơn. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh nên ngưng dùng ngay mọi thuốc không cần đơn. Trước khi ngừng thuốc kê đơn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Những thay đổi màu da không rõ nguyên nhân luôn cần được bác sĩ đánh giá.
Nam giới nên đi khám khi thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của "cậu bé" mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi kèm theo đau hoặc khó chịu.
Các dấu hiệu khác cho thấy có thể cần đi khám bác sĩ bao gồm:
sưng dương vật hoặc tinh hoàn
đi ngoài ra máu
đi tiểu đau
đau ở tinh hoàn
các vết xuất huyết hoặc vết bầm tím ở nơi không bị thương
vết loét mở hoặc trên "cậu nhỏ" hoặc các bộ phận khác của cơ thể
chảy máu cam
đau khi quan hệ tình dục
có máu trong nước tiểu
đau ở khớp hoặc bụng
Bác sĩ sẽ khám thực thể và hỏi về tiền sử bệnh. Họ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân chính xác của sự thay đổi màu sắc của "cậu nhỏ". Xác định nguyên nhân sẽ cho phép bác sĩ kê đơn điều trị đúng.
Tóm lại
Mặc dù thường điều trị được, song nam giới nên tìm lời khuyên y tế cho bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào của "cậu bé" mà không giải thích được. Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giải quyết bệnh lý nền và đưa "cậu bé" trở lại trạng thái và màu sắc bình thường hơn.
Nếu nghi ngờ, nam giới nên nói chuyện với bác sĩ để xác nhận rằng sự thay đổi máu sắc ở "cậu nhỏ" không phải là do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Nắng tác động đến da như thế nào? Theo TS. Preethi Daniel, Giám đốc phòng khám London Doctors, hầu hết mọi người sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng cho tai, trán, mũi, tay và chân để tránh tác hại của ánh nắng. Tia UV có thể gây tổn thương các sợi elastin và collagen trong da. Tia UVB gây ra bỏng, đau và ung thư da trong khi tia...