Năm 2021 tiền lương, phụ cấp thâm niên giáo viên chưa có gì thay đổi
Chúng tôi cho rằng, mọi chuyện sẽ chưa có gì mới, ít nhất là trong năm 2021 này nên các thầy cô cũng đừng quá suy nghĩ về chuyện mình sẽ giảm lương hay xuống hạng.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường từ mầm non đến trung học phổ thông công lập thì ngay lập tức các văn bản này đã trở thành tâm điểm trên các diễn đàn…
Trên các trang báo hàng ngày đều có những bài viết phản ánh, đưa tin, trả lời thắc mắc của bạn đọc về chuyện giữ hạng, tăng lương, học chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp và Cục Nhà giáo cũng đã trả lời nhiều câu hỏi của giáo viên về sự việc này.
Trên các trang mạng xã hội của giáo viên thì có quá nhiều câu hỏi nhờ đồng nghiệp giải đáp, tư vấn về trường hợp của mình có được giữ được hạng và có bị xuống lương hay không?
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, mọi chuyện sẽ chưa có gì mới, ít nhất là trong năm 2021 này nên các thầy cô giáo cũng đừng quá suy nghĩ về chuyện mình sẽ giảm lương hay xuống hạng.
Nhiều giáo viên đang băn khoăn về chuyện giữ hạng, xếp lương (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giáo viên cần chuẩn bị những gì?
Mấy tuần vừa qua, chúng ta đã thấy nhiều thầy cô giáo băn khoăn về chuyện xếp lương, chuyện giữ hạng mà mình đã được bổ nhiệm theo hướng dẫn của các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV trước đây.
Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục năm 2019; Luật Viên chức 2010; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và nhất là các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều phần việc của mình để muốn giữ hạng và xếp lương hạng II, hạng I ở các cấp học.
Thứ nhất: theo Luật Giáo dục năm 2019 thì giáo viên mầm non phải đạt trình độ chuyên môn là cao đẳng trở lên, đối với các cấp học phổ thông phải đạt trình độ đại học trở lên.
Những thầy cô chưa đạt chuẩn trình độ này thì sẽ phải đi học theo lộ trình Chính phủ đã đề ra (từ năm 2021-2030), các địa phương cũng đã có hướng dẫn để thầy cô giáo chưa đủ chuẩn học nâng chuẩn bằng nguồn kinh phí của địa phương.
Thứ hai: theo Luật Viên chức (26/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019) quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33).
Vấn đề này cũng đã được Cục Nhà giáo trả lời trong những ngày qua, đó là: ” Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP “.
Nhưng, việc sửa Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là điều không hề dễ dàng và có thể thực hiện ngay trong một vài năm tới vì nó liên quan đến nhiều ngành và nhiều cơ quan chức năng.
Vì thế, việc học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được xem như là tiêu chí bắt buộc đối với giáo viên. Tuy nhiên, không phải là ngày 20/3 tới đây là bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ này để chuyển hạng, xếp lương.
Thứ ba: đối với những thầy cô giáo dạy phổ thông đã được bổ nhiệm ở hạng I thì bắt buộc phải có bằng thạc sĩ chuyên môn hoặc thạc sĩ quản lí giáo dục. Điều này đã được Cục Nhà giáo và quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định.
Như vậy, những thầy cô đã được xếp ở hạng II, hạng I nhưng do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng (đang giữ) sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp ở hạng thấp hơn.
Video đang HOT
Khi có đủ các tiêu chí sẽ được bổ nhiệm lại hạng cũ: ” mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng ” – điều này đã được hướng dẫn cụ thể trong các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT mà Bộ mới ban hành.
Sẽ khó có những thay đổi, xáo trộn lớn đối với giáo viên trong năm 2021
Cho dù các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT được ban hành ngày 02/2 và có hiệu lực vào ngày 20/3/2021 tới đây nhưng chúng tôi cho rằng mọi chuyện chỉ là bắt đầu cho sự thay đổi.
Chuyện thực hiện chế độ tiền lương mới của giáo viên còn phụ thuộc vào lộ trình cải cách tiền lương nói chung theo Nghị quyết số 27/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sự cân đối tài chính của Chính phủ, sự phối hợp của Bộ Nội vụ…chứ chỉ có các các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chưa giải quyết được việc gì trong lúc này.
Còn về phụ cấp thâm niên, tại cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, diễn ra sáng 15/11/2020, được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. [1]
Đó là chưa kể khi Chính phủ, các Bộ có chủ trương xếp hạng, xếp hệ số lương thì các Sở Nội vụ, Sở Giáo dục còn có thêm hướng dẫn cụ thể cho địa phương, ngành của mình tổ chức thực hiện.
Những thầy cô dạy ở các cấp học: trung học cơ sở, tiểu học, mầm non lại còn phải chờ Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục hướng dẫn chi tiết cách thực hiện. Nhà trường còn phải rà soát, lập danh sách đề nghị, cấp trên ra quyết định…
Những nấc thang như vậy không phải thực hiện trong ngày một ngày hai mà còn phải qua nhiều quy trình cụ thể thì các trường học mới có thể thực hiện được.
Vì thế, năm 2021 này sẽ vẫn chưa có những thay đổi lớn về chế độ chính sách của giáo viên- đó là điều mà đội ngũ nhà giáo có thể nhìn thấy để có thể có những quyết định, sự chuẩn bị cần thiết, phù hợp cho bản thân.
Bởi, tại Hội nghị Trung ương 13 vào ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW.
Từ nay đến thời điểm đó còn hơn 1 năm nữa, thầy cô sẽ chiếu theo các hướng dẫn cụ thể trong các văn bản để mình hoàn thiện dần các tiêu chí mà mình còn thiếu.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1496
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Làm gì có chuyện giảm lương theo thông tư mới, thầy cô chớ lo
Nếu giáo viên không đạt chuẩn thì được xếp lương như hiện nay không thay đổi, không có chuyện giảm lương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông tại các Thông tư: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Mầm non; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Tiểu học; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học cơ sở; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học phổ thông công lập. Các thông tư có hiệu lực từ 20/3/2021.
Sau khi các Thông tư trên ban hành thì có rất nhiều ý kiến giáo viên băn khoăn, thắc mắc về chế độ giáo viên sắp tới có thể bị giảm, bị "hành" bởi các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Nhiều người không hiểu rõ bản chất của thông tư mới, chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang trong lực lượng giáo viên, nhiều giáo viên đổ xô đi học các lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các hạng trong khi mình chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm mất tiền oan uổng chưa cần thiết.
Không có chuyện giảm lương nhà giáo khi xếp lương theo các thông tư mới. (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Khi xếp lương theo các thông tư mới thu nhập giáo viên chỉ có tăng, không có giảm
Việc ban hành các thông tư mới trên thì từ ngày 20/3 sắp tới lương giáo viên sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp.
Nếu giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo thì lương sẽ được xếp lương mới theo hướng tăng lên.
Ví dụ như lương giáo viên mầm non trước đây có thể xếp lương trung cấp 1,86 đến 4,06 xếp chuyển từ hệ số lương 2,1 đến 4,89.
Lương giáo viên tiểu học có thể tăng mạnh từ 1,86 - 4,06 chuyển xếp lương từ 2,34 đến 4,98.
Lương giáo viên trung học cơ sở từ 2,1 đến 4,89 chuyển xếp lên từ 2,34 đến 4,98.
Nếu được chuyển xếp lên các hạng cao thì hệ số lương có thể thay đổi tăng cao,... nếu được xếp hạng II của tiểu học trở lên thì hệ số lương có thể từ 4,0 đến 6,38.
Về cách chuyển xếp lương, bạn đọc có thể theo dõi các bài viết về chuyển xếp lương từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong các bài viết của tôi trong thời gian gần đây.
Nếu giáo viên không đạt chuẩn thì được xếp lương như hiện nay không thay đổi, không có chuyện giảm lương.
Có thể thấy khi chuyển xếp lương theo các thông tư mới, không có bất kỳ ai bị giảm lương, thu nhập, chỉ có tăng hoặc giữ nguyên như hiện hành.
Hai đối tượng mà tôi cho rằng có lợi nhiều nhất chính là giáo viên mới ra trường và giáo viên đã đụng khung.
Trước đây, giáo viên mầm non, tiểu học khi nhận nhiệm sở chỉ xếp lương có hệ số khởi điểm là 1,86 thì nay đã được xếp lương có hệ số 2,1; 2,34 hay lương giáo viên trung học cơ sở trước đây là 2,1 thì nay nhận nhiệm sở được xếp lương có hệ số 2,34, đây chính là thay đổi đáng kể, phù hợp, đáng được hoan nghênh, không còn việc giáo viên có bằng đại học hưởng lương trung cấp.
Đối tượng được lợi thứ 2 chính là các giáo viên đã công tác nhiều năm, nếu được chuyển sang các hạng II thì sẽ rất có lợi về lâu dài.
Ví dụ một giáo viên có bằng đại học hiện nay hưởng lương đến hệ số lương 4,98 là đụng khung, sau đó lương không tăng nữa, chỉ đủ thời gian thì nhận phụ cấp thâm niên mỗi năm là 1% (0,01) rất thấp, thì nay được chuyển sang lương mới có hệ số lương có thể 5,02, hoặc nếu có thêm thâm niên vượt khung có thể chuyển sang lương mới có hệ số 5,36 sau đó 3 năm tiếp theo tiếp tục được tăng lương hệ số lương tăng lên hệ số lương tăng thêm là 0,34 rất cao so với hiện tại.
Do đó, người viết cho rằng việc ban hành Thông tư ở giai đoạn hiện nay là phù hợp, đáng được hoan nghênh, khi được chuyển sang lương mới đúng vị trí việc làm thì là cơ sở, tiền đề để xếp lương mới theo vị trí việc làm trong thời gian sắp tới theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương về cải cách tiền lương.
Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng mong mọi người bớt suy diễn những thông tin tiêu cực gây hoang mang trong giáo viên.
Chưa trả lương theo vị trí việc làm, chưa cắt thâm niên nhà giáo
Vấn đề mọi người quan tâm và lo lắng là khi xếp lương theo các Thông tư mới thì sẽ bị cắt phụ cấp thâm niên, nên tổng thu nhập sẽ giảm.
Người viết cho rằng, giáo viên yên tâm, sắp tới từ ngày 20/3 khi xếp lương theo các Thông tư mới, chắc chắn sẽ chưa thể bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo vì các lý do sau đây:
Tại Luật số: 43/2019/QH14 Luật Giáo dục tại " Điều 76. Tiền lương
Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ ."
Như vậy trong Luật đã quy định khi trả lương nhà giáo theo vị trí việc làm thì mới có việc bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.
Thông tin được đưa ra tại cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, diễn ra sáng 15/11.
Mới nhất, ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn 460/BGDĐT-NGCBQLGD gửi Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo trong thời gian tới.
Do đó, khi chưa thực hiện chế độ lương mới theo vị trí việc làm (dự kiến 01/7/2022) thì không có việc bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo, mọi người yên tâm.
Nếu thực hiện lương mới theo vị trí việc làm đang được Chính phủ và các ban ngành đang thực hiện theo nguyên tắc lương mới không được thấp hơn lương cũ.
Không nên đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Việc hiện nay nhiều giáo viên đăng ký học các lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II rất nhiều, người viết cho rằng giáo viên nên xem kỹ mình đã đủ thời gian giữ hạng III từ đủ 09 năm chưa, xem đã đủ các tiêu chuẩn của giáo viên hạng II chưa như trình độ đại học, có chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, chấm sáng kiến kinh nghiệm chưa,... rồi mới quyết định có đi học lớp chức danh nghề nghiệp hạng II hay không?
Bên cạnh đó, phải đợi văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chỉ tiêu, cơ cấu thăng hạng, xem mình có nằm trong chỉ tiêu xét thăng hạng I, II hay không, nếu không giáo viên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông yên tâm với chức danh giáo viên hạng III có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 không cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II tốn thời gian, tiền bạc.
Các bạn có thể tham khảo lại các quy định, điều kiện, hình thức thi, quy chế,... xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên quy định tại Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT.
Do đó, mọi người nên thận trọng trong việc học các lớp chứng chỉ hạng I, II kẻo mất thời gian, tiền bạc oan uổng.
Tôi rất tin tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng, sự quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn lương mới của giáo viên không bao giờ có chuyện thấp hơn lương cũ.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận: Không bắt buộc giáo viên theo học chức danh nghề nghiệp Vừa qua, Báo Thanh Niên liên tục nhận được các thắc mắc của nhiều giáo viên ở Bình Thuận sau khi họ nhận được thông tin phải theo học các lớp học chức danh nghề nghiệp. Việc học các lớp CDNN phục vụ cho việc chuyển sang CDNN mới, nhưng không bắt buộc giáo viên - QUẾ HÀ Để giải đáp các thắc...