Mỹ khởi động nỗ lực thuyết phục các nước ủng hộ trừng phạt Trung Quốc nếu gửi vũ khí cho Nga
Mỹ đang thông báo với các đồng minh thân cận về khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Trung Quốc nếu nước này hỗ trợ quân sự cho Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp trực tuyến ngày 15/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, giới chức Mỹ cho biết các cuộc tham vấn với đồng minh vẫn đang ở giai đoạn sơ bộ. Mục đích là nhằm thu hút nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước trong Nhóm G7, ủng hộ và phối hợp nếu phải áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Hiện chưa rõ Mỹ sẽ đề xuất những biện pháp trừng phạt cụ thể nào. Các cuộc tham vấn nói trên chưa được tiết lộ trước đây.
Trong những tuần gần đây, Mỹ và các đồng minh đã cáo buộc Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí cho Nga mặc dù Trung Quốc phủ nhận. Các trợ lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa cung cấp bằng chứng cho cáo buộc trên nhưng họ đã trực tiếp cảnh báo Trung Quốc không cấp vũ khí cho Nga.
Trong cuộc gặp trực tiếp ngày 18/2 với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị bên lề hội nghị an ninh Munich, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng nêu vấn đề trên.
Các bước ban đầu của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga gồm cả động thái tiếp cận không chính thức ở các cấp chuyên viên và ngoại giao.
Các nguồn tin cho biết giới chức Mỹ đang chuẩn bị cho trường hợp áp đặt biện pháp trừng phạt Trung Quốc, mà trong đó nhóm cốt lõi là các quốc gia ủng hộ nhiều nhất các biện pháp trừng phạt Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine một năm trước.
Khi được hỏi về các cuộc tham vấn, một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga đã gây khó khăn cho Trung Quốc trong mối quan hệ với châu Âu và các nước khác.
Một quan chức tại một quốc gia được Mỹ tham vấn nói rằng họ thấy rất ít thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang cân nhắc khả năng hỗ trợ quân sự cho Nga. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói phía Mỹ sẽ cung cấp các thông tin chi tiết cho các đồng minh.
Video đang HOT
Vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ là một trong những chủ đề khi Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng ngày 3/3. Trước đó tại New Delhi vào ngày 1 và 2/3, ngoại trưởng của hàng chục quốc gia, trong đó có ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và Mỹ, thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuần trước, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch hòa bình gồm 12 điểm cho xung đột Ukraine, trong đó kêu gọi ngừng bắn toàn diện, nhưng kế hoạch bị phương Tây hoài nghi.
Các nguồn tin cho biết dù Mỹ đã tiếp cận các nước để đề cập về vấn đề trừng phạt Trung Quốc nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi về một biện pháp cụ thể nào.
Theo một nguồn tin, chính quyền Mỹ trước tiên muốn nêu ý tưởng về các biện pháp trừng phạt phối hợp và áp đặt trong trường hợp phát hiện Trung Quốc gửi vũ khí cho Nga.
Trong khi đó, Ukraine và những nước ủng hộ lo ngại rằng nguồn cung cấp vũ khí từ Trung Quốc có thể khiến cuộc xung đột nghiêng về phía có lợi cho Nga.
Trước đó, Mỹ đã thành công khi thuyết phục các nước G7 ra tuyên bố ngày 24/2 để đánh dấu mốc một năm của cuộc xung đột, trong đó kêu gọi các nước thứ ba ngừng hỗ trợ vật chất cho Nga, nếu không sẽ phải đối mặt với cái giá đắt.
Mặc dù tuyên bố không đề cập đến tên Trung Quốc, nhưng Mỹ đã áp đặt các hình phạt mới đối với những người và công ty bị cáo buộc giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt. Các biện pháp gồm hạn chế xuất khẩu đối với các công ty ở Trung Quốc và các nơi khác, theo đó sẽ ngăn các công ty này mua các mặt hàng, như chất bán dẫn.
Một trong số những thách thức mà Mỹ phải đối mặt khi áp dụng các biện pháp trừng phạt Trung Quốc là nước này đã hội nhập sâu rộng vào các nền kinh tế lớn của châu Âu và châu Á, làm phức tạp thêm các cuộc trao đổi. Các đồng minh của Mỹ, từ Đức đến Hàn Quốc, đều không muốn tách Trung Quốc.
Ông Anthony Ruggiero, một chuyên gia về lệnh trừng phạt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, cho rằng Mỹ có thể trừng phạt kinh tế các chủ thể tư nhân ở Trung Quốc và điều đó có thể ngăn cản chính phủ và các ngân hàng hỗ trợ thêm cho Nga. Sau đó, chính quyền Mỹ có thể gửi thông điệp tới Trung Quốc rằng Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Trung Quốc với nhiều lựa chọn sẵn có.
Ông Ruggiero cho rằng Mỹ cần khiến Trung Quốc phải chọn giữa việc tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ hoặc hỗ trợ Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Về phần mình, theo Tân Hoa xã, ngày 27/2, Chính phủ Trung Quốc bày tỏ phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty nước này với cáo buộc liên quan đến Nga, đồng thời cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh bày tỏ lấy làm tiếc về các lệnh trừng phạt của Mỹ và nhấn mạnh đây là những biện pháp “đơn phương và trái với luật pháp quốc tế”. Quan chức này nêu rõ Mỹ cần rút lại các biện pháp trừng phạt các công ty nước này.
Về vấn đề Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định lập trường của nước này là khách quan và công bằng, đồng thời cho biết Bắc Kinh đang tích cực thúc đẩy các cuộc hòa đàm và tìm kiếm một giải pháp chính trị cho xung đột tại Ukraine. Bà Mao Ninh nêu rõ việc Mỹ tài trợ vũ khí cho Ukraine sẽ khiến cuộc xung đột kéo dài, cũng như khiến các bên khó đạt được giải pháp hòa bình.
Đức lôi kéo Ấn Độ chống Nga?
Ấn Độ không chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và không ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Với chuyến thăm Ấn Độ lần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz muốn tìm cách "lôi kéo" Ấn Độ đứng về phía phương Tây.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Olaf Scholz tại thủ đô New Delhi. Ảnh: Reuters
Theo báo Deutsche Welle (Đức), Thủ tướng Olaf Scholz đã đến Ấn Độ trong chuyến thăm hai ngày (25 - 26/2) với cuộc xung đột Nga - Ukraine chi phối cuộc thảo luận vào cuối ngày 25/2. Mục đích của ông Scholz là tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ đối với lập trường cứng rắn của EU và Mỹ đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Năm 2022, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu về cuộc xung đột Nga - Ukraine, Đức và các đồng minh phương Tây khác đã bị "sốc" khi thấy một số quốc gia quan trọng đã chọn bỏ phiếu trắng. Trong số những nước này có Trung Quốc và Ấn Độ, vốn chiếm hơn một phần ba dân số thế giới.
Vào ngày kỷ niệm một năm ngày bắt đầu nổ ra xung đột ở Ukraine (24/2/2023), Ấn Độ lại bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng bỏ phiếu về nghị quyết kêu gọi Nga rút quân ngay lập tức. Chính phủ Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố rõ rằng họ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và sẽ tiếp tục từ chối làm như vậy.
Trong khi liên minh phương Tây có thể dự báo về một lập trường như vậy từ Trung Quốc, thì động thái của Ấn Độ là một sự thất vọng lớn đối với họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ, quốc gia mà Đức coi là "đối tác chiến lược", đã "không đứng" về phía phương Tây.
"Mặc dù sự thất vọng của phương Tây có lẽ là điều dễ hiểu, nhưng không có sự ngạc nhiên của họ thì không. Bên cạnh mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Nga, sự phụ thuộc của New Delhi vào nguồn cung cấp quân sự từ Moskva là rất lớn - Ấn Độ không thể gây nguy hiểm cho điều này, đặc biệt là khi xét đến những căng thẳng trong khu vực. Ít nhất trong ngắn hạn, hành vi của Ấn Độ có ý nghĩa chiến lược", Amrita Narlikar, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khu vực và Toàn cầu của Đức (GIGA) tại Hamburg, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Nhưng điều có thể mang ý nghĩa chiến lược trong ngắn hạn có thể trở thành vấn đề đối với Ấn Độ trong dài hạn, bà Narlikar nhận định: "Một nước Nga ngày càng suy yếu có khả năng sẽ bị phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, và do đó, một cách gián tiếp, bằng cách hỗ trợ Nga, Ấn Độ có thể đang tăng cường sức mạnh của Trung Quốc - khi Trung Quốc không chỉ là đối thủ mà còn là nước láng giềng mà Ấn Độ có tranh chấp và xung đột biên giới nghiêm trọng".
Tuy nhiên, cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy Ấn Độ sắp thay đổi quan điểm của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với cổng thông tin ANI tuần này, Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar đã mô tả mối quan hệ của Ấn Độ với Nga là "cực kỳ ổn định giữa những bất ổn chính trị toàn cầu".
Ấn Độ dường như cũng không có kế hoạch sử dụng vai trò Chủ tịch luân phiên của mình tại G20, nhóm các nền kinh tế công nghiệp hóa và mới nổi lớn trên thế giới, để khuyến khích một cuộc tranh luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Một số quan chức chính phủ Ấn Độ đã nói rõ điều đó trong các cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters. Ấn Độ đã thực sự mở rộng đáng kể lượng dầu nhập khẩu từ Nga kể từ khi xung đột bắt đầu.
Giờ đây, chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz là một nỗ lực nhằm đưa Ấn Độ xích lại gần phương Tây hơn. Nhưng Chính phủ Đức không mong đợi một sự thay đổi hoàn toàn và không có kế hoạch ký một tuyên bố chung về cuộc xung đột ở Ukraine nhân chuyến thăm của ông Scholz. Người phát ngôn chính phủ Đức, Steffen Hebestreit cho biết vấn đề là "chúng tôi phải tiếp tục thúc đẩy quan điểm của mình, quan điểm của chúng tôi về cuộc xung đột này" với mục đích là sử dụng các lập luận để bác bỏ những tuyên bố từ phía Nga.
Về vấn đề này, nhà khoa học chính trị Amrita Narlikar lưu ý: "Để đưa Ấn Độ đến gần hơn một chút về phía EU, ông Scholz cần phải hiểu rõ hơn về văn hóa đàm phán của Ấn Độ, những thách thức mà nước này phải đối mặt trong khu vực của mình. Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz dường như đang gửi những tín hiệu lẫn lộn tới Nam bán cầu, trong đó có Ấn Độ, thông qua việc ông ấy sẵn sàng tiếp tục thực hiện các thỏa thuận với Trung Quốc".
Việc Thủ tướng Đức gặp khó khăn như thế nào trong kế hoạch "lôi kéo" một số quốc gia "trung lập" trong cuộc xung đột Nga - Ukraine đã được thể hiện rõ ràng ở Brazil vài tuần trước. Thủ tướng Đức đã hy vọng có thể thuyết phục được Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đứng về phía phương Tây. Nhưng ông Lula tiếp tục bác bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga, đồng thời từ chối lời đề nghị của Đức nhằm cung đạn dược cho pháo tự hành Gepard của Đức sang Ukraine.
Theo bà Narlikar, để lôi kéo được Ấn Độ, Đức và phương Tây cần hai điều kiện tiên quyết chính. Thứ nhất, họ phải nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các mối quan tâm của Nam bán cầu và người dân ở đây một cách bình đẳng. Thứ hai, Ấn Độ phải được cung cấp các lựa chọn thay thế cho sự phụ thuộc kinh tế và quân sự vào các cường quốc ngoài phương Tây.
Những yếu tố giúp nền kinh tế Nga đứng vững trước lệnh trừng phạt của phương Tây Dưới đây là những yếu tố giúp nền kinh tế Nga đứng vững trước lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây và một số thách thức với Moskva trong thời gian tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tại sân vận động Luzhniki ở Moskva ngày 22/2/2023. Ảnh: AFP Theo bình luận của kênh truyền hình Pháp France 24 (france24.com) ngày 23/2,...